26
thực hiện các dự án theo quy định của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao và các khoản thu không thường xuyên khác (như tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ...).
- Thu hoạt động khác: Phản ánh các khoản thu hoạt động khác phát sinh tại đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán (hoặc không giao dự toán) và yêu cầu phải báo cáo quyết toán theo Mục lục NSNN phần được để lại đơn vị.
* Nội dung chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động là khoản chi được trang trải từ nhiều nguồn khác nhau trong đơn vị như nguồn thu từ NSNN, nguồn phí được khấu trừ để lại, bổ sung từ chênh lệch thu lớn hơn chi của các hoạt động trong đơn vị…Chi phí hoạt động trong đơn vị HCSN bao gồm:
(1) Chi thường xuyên là những khoản chi mang tính chất thường xuyên tại đơn vị như:
- Chi tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên. Với khoản chi này, đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị SNCL. Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp bổ sung).
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý được chia làm 2 loại:
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - 2
- Sự Cần Thiết Và Lợi Ích Của Việc Xây Dựng Kiểm Soát Nội Bộ Trong Đơn Vị
- Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu, Chi Trong Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Bệnh Viện Tuệ Tĩnh
- Tổ Chức Bộ Máy Cán Bộ Của Bệnh Viện Tuệ Tĩnh
- Thực Trạng Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu, Chi Tại Bệnh Viện Tuệ Tĩnh
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
+ Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Chi không thường xuyên là các khoản chi không phát sinh đều đặn và liên tục của đơn vị HCSN như chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, mua sắm sửa chữa trang thiết bị, chi thực hiện mục tiêu chương trình quốc gia, chi tinh giản biên chế…
Việc phân loại chi thường xuyên và không thường xuyên được thực hiện theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành. Đối với các khoản chi mà Nhà nước đã có tiêu chuẩn, định mức cụ thể như định mức sử dụng xe ô tô, định mức về nhà công
27
vụ, định mức về sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động, chế độ công tác phí nước ngoài, chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam…thì đơn vị phải thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước.
1.3.1.2. Nội dung các khoản thu, chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
* Nội dung các khoản doanh thu
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ là khoản doanh thu trong các đơn vị HCSN có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như: các khoản doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa, ấn chỉ, cung cấp dịch vụ; khoản thu về các đề tài, dự án liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân; thu dịch vụ đào tạo; dịch vụ dạy nghề; dịch vụ y tế; dịch vụ văn hóa; dịch vụ thể thao và du lịch; dịch vụ thông tin truyền thông và báo chí; dịch vụ khoa học và công nghệ; dịch vụ sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; thu cho thuê tài sản; các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Nội dung các khoản chi
- Thứ nhất, giá vốn hàng bán
Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ là toàn bộ các chi phí mà đơn vị HCSN đã bỏ ra để có được sản phẩm, hàng hóa lao vụ dịch vụ mang đi tiêu thụ.
Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
Đối với phần giá trị hàng tồn kho nếu có hao hụt, mất mát sau khi trừ đi các khoản phải bồi thường (nếu có) thì cǜng được tính vào giá vốn hàng bán.
- Thứ hai, chi phí quản lý của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ bao gồm chi phí quản lý của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm các chi phí về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của cán bộ quản lý bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động; tiền thuê đất, thuế môn bài; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng, lệ phí giao thông, lệ phí cầu phà, chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán trả lại...) của bộ phận sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phân bổ được trực tiếp vào từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ, nhóm dịch vụ và chi phí khấu hao tài sản
28
cố định chỉ sử dụng cho bộ phận quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1.3.2.3. Nội dung thu, chi từ hoạt động tài chính
* Nội dung các khoản doanh thu tài chính
Doanh thu tài chính là khoản thu của đơn vị hành chính, sự nghiệp có hoạt động tài chính. Các khoản doanh thu tài chính trong đơn vị hành chính, sự nghiệp bao gồm:
- Lãi tiền gửi ngân hàng (trừ lãi tiền gửi ngân hàng của các nguồn thu mà theo
quy định được bổ sung vào các quỹ đặc thù hoặc Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp);
- Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu; chiết khấu thanh toán; cổ tức lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư; lãi chuyển nhượng vốn; thu nhập về đầu tư mua bán chứng khoán; lãi chênh lệch tỷ giá, lãi bán ngoại tệ, lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản góp vốn liên doanh;
- Cổ tức, lợi nhuận được chia và các khoản doanh thu tài chính khác.
* Nội dung chi phí tài chính
Chi phí tài chính là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp (chi phí góp vốn liên doanh, liên kết ; lỗ chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh; lỗ khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái; lỗ chuyển nhượng chứng khoán, chi phí giao dịch chứng khoán; chi phí đi vay vốn; chiết khấu thanh toán cho người mua; các khoản chi phí tài chính khác) và các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện các giao dịch với ngân hàng như phí chuyển tiền, rút tiền qua hệ thống ngân hàng (trừ phí chuyển tiền lương vào tài khoản cá nhân của người lao động trong đơn vị; phí chuyển tiền, rút tiền đã được tính vào chi hoạt động thường xuyên theo quy định của quy chế tài chính).
1.3.1.4. Nội dung thu, chi từ hoạt động khác
* Nội dung các khoản thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phát sinh thường xuyên, không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị và không được phản ánh vào các khoản thu hoạt động do NSNN cấp; thu viện trợ, vay nợ nước ngoài; thu phí khấu trừ, để lại; thu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; các khoản thu hộ... của đơn vị HCSN.
Trong đơn vị HCSN các khoản thu nhập khác bao gồm:
29
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, gồm: tiền thu bán hồ sơ thầu thanh lý, nhượng bán TSCĐ; thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ (đối với các đơn vị theo cơ chế tài chính được phép để lại phần chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ);
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, liên kết,
đầu tư dài hạn khác;
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;
- Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền do bên thứ ba bồi thường cho đơn vị (như tiền bảo hiểm, tiền
đền bù...);
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
* Nội dung chi phí khác
Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các nghiệp vụ riêng biệt với các nghiệp vụ thông thường của các đơn vị hành chính, sự nghiệp.
Chi phí khác trong đơn vị hành chính, sự nghiệp bao gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ (đối với các đơn vị theo cơ chế tài chính được phép để lại phần chênh lệch thu lớn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Các khoản chi phí khác…
1.3.2. Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập
* Mục tiêu kiểm soát nội bộ các hoạt động thu chi
- Kiểm soát nội bộ thu, chi thường xuyên nhằm đánh giá chất lượng hoạt động, việc chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản thu chi thường xuyên, việc sử dụng tài sản và các nguồn lực của đơn vị. Các khoản thu chi được thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu như: đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, đúng đối tượng, đúng
30
quy định của Nhà nước và phù hơp với các nguyên tắc, quy trình, quy định nội bộ của đơn vị.
- Ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro, sai sót, gian lận.
-Bảo đảm thông tin về các khoản thu chi thường xuyên thể hiện trên các chứng từ, sổ sách, báo cáo phải đầy đủ, rò ràng, trung thực, cung cấp kịp thời cho quản lý đơn vị và cơ quan Nhà nước khi cần.
1.3.2.1. Môi trường kiểm soát
* Tính trung thực và giá trị đạo đức: Ban lãnh đạo xem việc tổ chức và vận hành KSNB là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động. Các cơ quan chú trọng về đạo đức nghề nghiệp và đều có ban hành quy định cụ thể về đạo đức tương đối chi tiết và đầy đủ. Các quy định này hầu hết được công khai cho mọi người bên trong và bên ngoài cơ quan.
- Áp lực và cơ hội: Ban lãnh đạo luôn cố gắng tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện năng lực, tạo thêm thu nhập, qua đó hạn chế các hành vi gian lận trong đơn vị. Kế hoạch dự toán luôn được xây dựng và thông qua đơn vị cấp trên. Các nội quy, quy định đều được xây dựng chặt chẽ.
- Xây dựng và truyền đạt các hướng dẫn về đạo đức: Các cơ quan thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn để hướng dẫn, định hướng thực hiện các quy định, quy chế của nhà nước cho nhân viên.
* Cam kết về năng lực: nhân viên các phòng ban cần có kỹ năng chuyên nghiệp, kinh nghiệm thực tế để làm việc một cách trung thực, chấp hành tốt các quy định, hoàn thành tốt vị trí công việc của mình và các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao phó. Còn đối với các y bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, yêu nghề góp phần vào chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện. Giữa ban lãnh đạo và nhân viên luôn có sự hiểu biết về việc xây dựng, thực hiện và duy trì trách nhiệm của mỗi cá nhân trong môi trường để kiểm soát nội bộ tốt, đảm bảo luôn thực hiện được tốt mọi mục tiêu đã đề ra và phát triển Bệnh viện ngày càng lớn mạnh và uy tín hơn. Các cơ quan Nhà nước nói chung và các Bệnh viện công lập nói riêng luôn tạo điều kiện để CBNV nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý để giúp cho mọi người có thể giải quyết các vấn đề trong công việc một cách hiệu quả, tránh sai sót, gian lận.
31
* Sự tham gia của nhà quản trị: tại các Bệnh viện công lập thường có Ban thanh tra nhân dân thực hiện các nhiệm vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động thu chi của đơn vị. Ban thanh tra hoạt động độc lập với Ban giám đốc và phòng kế toán của Bệnh viện.
*Triết lý và phong cách điều hành của các nhà quản lý: Mặc dù là những người làm công tác chuyên môn kiêm công tác quản lý, nhưng các nhà quản lý trong Bệnh viện luôn nhận thức rò và hiểu tầm quan trọng của KSNB trong hoạt động thu chi của đơn vị mình. Chính vì vậy các đơn vị y tế công lập đã chủ động xây dựng nên Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động ở đơn vị. Trong các cuộc họp nội bộ cǜng như toàn đơn vị, Ban giám đốc luôn nên lên tầm quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động thu chi và số liệu trong sổ sách, báo cáo kế toán phải đảm bảo tính chuẩn xác, tuân thủ theo các thông tư, nghị định, quy định của Nhà nước đã ban hành.
* Cơ cấu tổ chức: Trong các đơn vị y tế công lập luôn có các phòng ban làm công tác hành chính giúp đỡ cho Ban giám đốc như: phòng kế toán, phòng Tổ chức hành chính, Phòng quản lý chất lượng, phòng kế hoạch tổng hợp, ban Thanh tra nhân dân…Tổ chức đoàn thể xã hội như: công đoàn, đoàn thanh niên…Theo cơ cấu tổ chức của Bệnh viện công lập, tùy vào bộ máy hoạt động, quy mô và lĩnh vực mà mỗi Bệnh viện sẽ có cơ cấu tổ chức riêng của mình.
* Phân công quyền hạn, trách nhiệm: Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân làm việc trong Bệnh viện công lập đề được nêu trong hợp đồng lao động của mình. Mỗi người đều đảm nhiệm một công việc riêng và yêu cầu phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuối năm, CBNV nộp Phiếu tự đánh giá và phân loại viên chức, qua đó thấy được ưu và nhược điểm riêng của mình và có định hướng thay đổi trong năm sau.
* Các chính sách và thông lệ về nhân sự: Hiện nay theo quy định của cấp trên nên người được tuyển dụng trong Bệnh viện đều phải có trình độ chuyên môn và bằng cấp được chứng nhận bởi các dơn vị đào tạo có uy tín. Giá trị đạo đức của người lao động cǜng được xem xét trong quá trình thử việc tại cơ quan. Công việc của mỗi người đều được các cấp lãnh đạo xây dựng và phổ biến cụ thể. Trong quá
32
trình làm việc luôn có sự kiểm tra, giám sát giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhận viên với các cấp lãnh đạo.
1.3.2.2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động thu chi
* Nhận diện những rủi ro trong hoạt động thu chi: Rủi ro trong hoạt động thu chi tại các đơn vị nói chung và các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng như: thất thoát tài sản và tiền của, làm tổn hại đến uy tín của đơn vị, trách nhiệm không chỉ của cá nhân gây ra mà còn ảnh hưởng đến cả các bộ phận liên quan. Các rủi ro đến từ nguyên nhân bên ngoài như: hệ thống máy móc xuống cấp, lỗi hệ thống, các chính sách mới của Nhà nước ban hành còn nhiều lỗ hổng…và các rủi ro từ bên trong như việc gian lận, tham nhǜng trong nội bộ Bệnh viện, từ việc thiếu hiểu biết về công việc chuyên môn của cá nhân, hay việc vô tình tiếp tay cho việc gian lận. Những rủi ro chung trong hoạt động thu chi ở đơn vị y tế gồm:
- Rủi ro sử dụng không hiệu quả nguồn lực như chi tiêu không tiết kiệm, sử dụng không hiệu quả nguồn lực, để xảy ra sai sót, gian lận.
- Rủi ro trong việc không chấp hành các quy định, chính sách thu chi của đơn vị.
- Rủi ro khi các khoản thu chi không được phản ánh đầy đủ, kịp thời trong sổ sách, chứng từ, làm thất thoát thu chi.
- Rủi ro khi các khoản chi không đúng mục đích, công việc, đối tượng cần
được chi.
* Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro: Đa số trong cơ quan nhà nước hiện nay việc đánh giá khả năng xảy ra rủi ro thường chưa được thực hiện một cách khoa học và chuyên nghiệp. Chỉ khi những rủi ro đã xảy ra rồi thì mới tìm ra nguyên nhân và phương án để khắc phục hậu quả. Nhất là trong hoạt động thu chi, các nghiệp vụ thu chi có lúc thực tế không đi liền với giấy tờ, mà có thể chi trước rồi sau đó mới có chứng từ để hợp thức hóa theo quy định. Điều này khiến việc bội chi ngân sách, dẫn đến những người liên quan phải tìm cách để sửa chữa số liệu giữa thực tế và chứng từ để cho khớp, dẫn đến việc làm cho khả năng xảy ra rủi ro tăng lên.
* Quyết định các hành động thích hợp với các rủi ro: Rủi ro được chia làm ba loại:
Rủi ro khi đang thực hiện hoạt động: liên quan đến các sự kiện, đối tượng, nguồn lực => cần phải kiểm soát các nghiệp vụ trong quá trình làm việc của nhân viên.
33
Rủi ro trong quá trình xử lý thông tin liên quan đến việc cung cấp, ghi nhận và xử lý thông tin => kiểm soát hệ thống thông tin chặt chẽ.
Rủi ro từ hệ thống liên quan đến việc sử dụng, bảo quản, phát triển. Tùy vào những rủi ro xảy ra mà Ban giám đốc có phương án xử lý phù hợp.
1.3.2.3. Thông tin và truyền thông
Hiện nay các đơn vị đều dùng phần mềm để cập nhật và quản lý số liệu. Phần mềm đều được cung cấp bởi công ty chuyên nghiệp về kế toán mà khách hàng chính là các Bệnh viện có nhu cầu sử dụng. Số liệu kế toán được tập hợp ở phòng kế toán của đơn vị, được các kế toán phần hành kiểm tra, xử lý, cập nhật vào phần mềm kế toán cǜng như được lưu trữ dưới dạng chứng từ gốc. Hàng năm theo yêu cầu của các bên liên quan như: của cơ quan thuế, các đơn vị cấp cao, của cơ quan kiểm toán thì phòng kế toán sẽ lập bảng tổng hợp thống kê số liệu được thể hiện qua báo cáo tài chính để nộp cơ quan thuế, báo cáo thu chi nội bộ hay các chứng từ gốc liên quan để thực hiện quá trình kiểm tra, kiểm soát việc hoạt động thu chi trong đơn vị.
Các nhân viên kế toán cǜng thường xuyên được cập nhật thông tư, quyết định, văn bản hướng dẫn về các biểu mẫu, quy định mới của cơ quan thuế để kịp thời thay đổi thông qua những buổi tập huấn chuyên môn, hay những văn bản được gửi đến tận đơn vị để nhân viên kế toán thực hiện và ban lãnh đạo được nắm rò để có thể tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động thi chi trong quá trình làm việc của nhân viên cấp dưới.
Trong các cuộc họp nội bộ, ban lãnh đạo đơn vị thường phổ biến lại các nội dung trong quy định của đơn vị, của Nhà nước về việc chấp hành nghiêm chỉnh trong hoạt động thu chi và phải thể hiện chính xác số liệu trong báo cáo tài chính cǜng như báo cáo nội bộ của đơn vị. Các văn bản của đơn vị hay của Nhà nước đều được chuyển đến các bộ phận liên quan bằng bản mềm quan email hay gửi tận tay để mọi người nắm rò Ngoài ra các thông tin này cần phải được cập nhật thường xuyên trên web của đơn vị để cho các cá nhân tiện theo dòi.
1.3.2.4. Các hoạt động kiểm soát
* Kiểm soát nội bộ công tác thu