Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế, Vướng Mắc.

Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 15/5/2018, anh Nguyễn Văn N điều khiển xe gắn máy hiệu Wave biển số 76B1-080.10 đến bải giữ xe số 30 Lê Lợi, phường 4, quận Gò Vấp gửi xe. Do vội nên anh N để quên chìa khóa xe ở ổ khóa cóp xe máy (bên trong cốp xe có thẻ giữ xe). Đến khoảng 12 giờ 30 phút ngày 15/5/2018, anh N phát hiện mất xe nên báo nhân viên giữ xe. Qua trích xuất dữ liệu camera thì thấy được đối tượng lấy trộm xe nên anh N đến công an trình báo sự việc.

Ngày 16/5/2018, Nguyễn Minh Nhật A đến bãi giữ xe số 30 để gửi xe Honda Click biển số 60U2-1237, bị nhân viên giữ xe phát hiện giống đối tượng đã trộm xe của anh N nên giữ lại và báo công an.

Tại cơ quan điều tra Nguyễn Minh Nhật A và Nguyễn Phước Bảo H khai nhận: khi Nguyễn Minh Nhật A vào gửi xe tại bãi giữ xe số 30 Lê Lợi và dựng xe đối diện với chiếc xe gắn máy hiệu Wave biển số 76B1-080.10, phát hiện có chìa khóa ở trên khóa yên xe liền nảy sinh ý định trộm cắp bán lấy tiền tiêu xài nên Nguyễn Minh Nhật A lấy chìa khóa và ra trước bãi giữ xe số 30 Lê Lợi gặp Nguyễn Phước Bảo H (vì Nhật A hẹn H tới để chở đi học) và rũ H cùng trộm xe bán lấy tiền tiêu xài và H đồng ý. Sau khi chiếm đoạt xe, Nhật A điều khiển xe vừa trộm được đem bán được 2.000.000 đồng. Nhật A cho người giới thiệu bán xe số tiền 200.000 đồng, Nhật A lấy 900.000 đồng và đưa cho H số tiền 900.000 đồng.Khi bị bắt công an thu giữ của Nhật A số tiền 800.000 đồng, Nhật A khai tiền bán xe trộm được.Gia đình của Nguyễn Minh Nhật A đã bồi thường cho anh Nguyễn Văn N số tiền13.000.000 đồng, anh N nhận tiền và không có yêu cầu gì khác.

Hội đồng xét xử xét thấy hành vi của bị cáo Nguyễn Minh Nhật A và Nguyễn Phước Bảo H phạm tội “trộm cắp tài sản” được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự. Hội đồng xét xử quyết định áp dụng khoản 1 Điều 173; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Minh Nhật A 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.Xử phạt bị cáo Nguyễn Phước Bảo H 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Trong vụ án này cả 02 bị cáo Nhật A và Bảo H đều khai nhận hành vi phạm tội của mình nên Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt 02 bị cáo đúng tội danh, tuy nhiên khi quyết định hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm lại áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm

tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả ” theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Bảo H là không có căn cứ pháp luật vì bị cáo Bảo H không bồi thường cho người bị hại, chỉ có bị cáo Nhật A bồi thường cho người bị hại.

Bản án này đã bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị theo trình tự phúc thẩm theo hướng không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả” theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Nguyễn Phước Bảo H. Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm chấp nhận sửa bản án sơ thẩm.

- Hai là, thói quen áp dụng phạt tù có thời hạn.

Qua số liệu thống kê về các hình phạt chính được áp dụng của các Tòa án nhândân quận Gò Vấp đã nêu trên cho thấy áp dụng hình phạt tù có thời hạn có tỷ lệ chiếm 82,1%, tỷ lệ hình phạt tù có thời hạn được áp dụng cao rất nhiều lần so với các hình phạt khác. Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn với tỷ lệ cao như trên cho thấy xuất phát từ:Từ trước đến nay Việt Nam có truyền thống pháp luật hình sự luôn xem phạt tù có thời hạn là hình phạt chủ đạo trong các hình phạt, hầu hết các Thẩm phán đều quen áp dụng phạt tù có thời hạn, có nhận thức chưa đúng đắn và toàn diện về mục đích và ý nghĩa của áp dụng phạt tù có thời hạn, cho rằng khi áp dụng phạt tù có thời hạn lại đạt hiệu quả, lợi ích của việc trừng trị trong xã hội. Các Thẩm phán cho rằng chỉ có áp dụng phạt tù có thời hạn mới đủ sức răn đe người có hành vi phạm tội nên đã quá xem trọng hình phạt này mà quên và xem nhẹ các hình phạt khác không phải tù.

Ví dụ1: Bản án hình sự sơ thẩm số 118/2018/HSST ngày 18/7/2018 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Khoảng 11 giờ 21 phút ngày 23/01/2019, nhân viên cửa hàng mỹ phẩm Guardian số 617 Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp theo dòi camera phát hiện Nguyễn Thị Thùy T, nhân viên bán hàng đang lấy trộm mỹ phẩm trong cửa hàng nên báo công an. Qua kiểm tra trong balo phát hiện: 01 chai nước súc miệng Listerrine, 01 hộp kem hiệu Vichy loại 30ml có tổng trị giá là 2.191.000 đồng.

Khám xét nơi ở của T tại số 40 Lý thường Kiệt, phường 7, quận Gò Vấp thu giữ: 02 thỏi son hiệu 2A, 05 mặt nạ hiệu Neohene, 01 hộp gel trị mụn hiệu Vichy, 01 hộp gel giảm mụn hiệu Vichy, 01 hộp khoáng hiệu Vichy, 01 hộp gel dưỡng ẩm hiệu Vichy, 01 hộp tinh chất dưỡng ẩm hiệu Vichy và 01 hộp mặt nạ ngủ hiệu Vichy, có tổng trị giá 5.176.000 đồng. T khai số mỹ phẩm trên do T lấy của cửa hàng vào ngày 22/01/2019.

Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 8

Hội đồng xét xử xét thấy hành vi của bị cáo Nguyễn Thị Thùy T phạm tội “trộm cắp tài sản” được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự. Hội đồng xét xử quyết định áp dụng khoản 1 Điều 173; điểm h, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 điều 52, Điều 65 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Thùy T 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.Thời gian thử thách là 01 năm 06 tháng kể từ ngày tuyên án.

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Thùy T thừa nhận hành vi phạm tội của mình phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị Thùy T phạm tội “trộm cắp tài sản” là xét xử đúng người, đúng tội.

Tuy nhiên, về áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và mức hình phạt đối với bị cáo T, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội từ 02 lần trở lên đối với bị cáo nhưng lại áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự cho bị cáo được hưởng án treo là trái với hướng dẫn tại khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Về nhân thân của bị cáo T phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, đã tự nguyện nộp tiền bồi thường khắc phục hậu quả cho người bị hại nên được xem có tình tiết giảm nhẹ, bị cáo T có nơi cư trú rò ràng, tính chất mức độ phạm tội có hạn chế.Theo khoản 1 Điều 173 BLHS, trường hợp của bị cáo T có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Điều luật quy định cho người áp dụng hình phạt linh hoạt trong việc áp dụng hình phạt để “trừng trị” hành vi vi phạm của bị cáo.Trong trường hợp này có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bị cáo mà không nhất thiết phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Bản án này đã bị Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp kháng nghị sửa bản án sơ thẩm, áp dụng Khoản 2 Điều 133 BLHS đối với bị cáo Nguyễn Thị Thùy T. Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp đã được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm chấp nhận sửa bản án sơ thẩm.

Ví dụ 2: Khoảng 22 giờ 10 phút, ngày 08/4/2019, anh Vò Đức T cùng với Huỳnh Ngọc A, Vò Duy K đến quán karaoke Diamond Star, phường 14, quận Gò Vấp hát karaoke. Đến khoảng 23 giờ cùng ngày thì Phạm Hoàng Bá P là người quen của A đến hát chung.Khoảng 0 giờ 20 phút ngày 09/4/2019 khi cả nhóm ra về chỉ còn anh T và anh K ngồi trong phòng cờ tính tiền thì bất ngờ P quay lại cầm ly thủy tinh dung để uống bia có sẵn trong phòng đập vào đầu anh T làm chảy máu và vỡ ly, tiếp đó P cầm tiếp ly thứ hai đánh thì anh T dung tay phải đỡ gây rách tay gây thương tích.Lúc này anh K ngăn cản và đưa anh T đi cấp cứu.

Bản án sơ thẩm 26/2020/HSST ngày 05/05/2020 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, tuyên bố bị cáo Phạm Hoàng Bá P phạm tội “cố ý gây thương tích”.Áp dụng điểm đ, khoản 2 Điều 134 BLHS.Xử phạt Phạm Hoàng Bá P 02 năm tù.

Trong vụ án này, bị cáo đã bồi thường cho bị hại số tiền 5.000.000đ để thanh toán tiền viện phí, thuốc men, người bị hại có đơn xin bãi nại cho bị cáo.Bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự, bị cáo có nơi cư trú và việc làm ổn định, bị cáo là lao động chính và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Theo khoản 1 Điều 54 Bộ Luật Hình sự thì trường hợp của bị cáo P “có thể áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự”.[31].

Do bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ và Điều luật quy định cho người áp dụng hình phạt linh hoạt trong việc áp dụng hình phạt để “trừng trị” hành vi vi phạm của bị cáo.Trong trường hợp này có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bị cáo mà không nhất thiết phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

- Ba là, sai sót, vướng mắc trong xác định các tình tiết, chứng cứ của vụ án.Đánh giá các tình tiết chứng cứ trong vụ án hình sự không đúng, dẫn đến quyết định mức phạt không chính xác.

Ví dụ:Bà Nguyễn Thị T có mâu thuẫn với bà Phượng (là mẹ vợ của Vũ VănĐ) trong việc mua bán. Khoảng 12 giờ, ngày 05/9/2017, bà T đến nhà bà Phượng thì giữa hai người xảy ra mâu thuẫn, Vũ Văn Đ bênh mẹ vợ nên đánh nhau với bà T. Sau khi bà T đi về thì Đ đến quán cà phê “Cỏ” gần khu vực căn cứ 26 tìm Vũ Văn Đồng (là em ruột của Đ). Tại đây Đ kể cho Đồng, Huỳnh Duy C, Trung và 2 thanh niên là bạn của Trung (không rò lai lịch) nghe sự việc và nhờ đi đánh trả thù, tất cả đồng ý. Cả nhóm đi đến chỗ bà T bán hàng tìm đánh vợ chồng bà T nhưng không gặp, Đ dùng cây gỗ đánh chị Lan là em của T nhưng không gây thương tích gì rồi tất cả bỏ đi.

Khoảng 15 giờ cùng ngày khi Đ về thì nghe hàng xóm nói người nhà của bà T bắt bà Phượng gọi Đ về quỳ gối xin lỗi.Do bực tức nên Đ quay lại quán cà phê “Cỏ” kể lại sự việc cho Đồng nghe và kêu Đồng quay lại đánh bà T. Lúc này Trung hỏi cócần lấy “hàng” không thì Đ trả lời có, Trung gọi điện thoại rồi cả nhóm đi đến phía sau trường Nguyễn Trung Trực, quận Gò Vấp thì bạn của Trung đem mã tấu (dạng kiếm Nhật) đến.Đ, Đồng và hai người bạn của Trung mỗi người cầm một mã tấu, Cương và Trung không cầm hung khí chở Đ và Đồng.

Khoảng 15 giờ 30 phút cùng ngày, nhóm của Đ chạy xe đến bên hông nhà số242 Phạm Văn Chiêu, phường 9, quận Gò Vấp. Đ cầm mã tấu xông vào chém bà T và ông Trần Duy L (chồng bà T) nhưng không trúng và bị ông Lvà bà T cầm ống sắt chống trả thì Đồng và 2 thanh niên sau khi chém ông Nguyễn Khắc T (em của bà T) gây thương tích ở lưng thì quay sang hỗ trợ Đ. Đ chém bà T trúng tay, bà T ngã xuống đất thì Đ chém tiếp hai phát, bà T đưa tay lên đỡ nên trúng vào tay, trong lúc Đ chém ông T thì Đồng và hai thanh niên đuổi chém ông L nhưng không gây thương tích. Khi thấy bà T bị thương thì cả bọn lên xe tẩu thoát, ông T, bà T được đưa đi cấp cứu, sau đó trình báo công an.

Trung tâm pháp y Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh kết luận thương tích của bà Nguyễn Thị T tại Kết quả giám định pháp y về thương tích số: 925/TgT.17 ngày 10/11/2017:

- Vết thương bàn tay phải gây đứt gần lìa ngón I tại đốt gần, đứt da đốt xa ngón II, đã được điều trị xuyên kim ngón I, hiện còn:

+ Một sẹo kích thước 6 x 0,15cm quanh đốt gần ngón I.

+ Một sẹo xuyên kim tại ngón I kích thước 0,3 x 0,2cm.

+ Một sẹo tại đốt xa ngón II kích thước 3 x 0,1cm.

+ Cứng khớp ngón I, vận động ngón II bình thường.

+ Mất dẫn truyền cảm giác đốt xa ngón I và II.

- Vết thương gây đứt lìa ngón III, IV và V bàn tay trái, đứt da đầu ngón II tay trái, đã được điều trị:

+ Tạo mỏm cụt tại cổ bàn tay kích thước 15 x (0,1-1)cm.

+ Một sẹo kích thước 3 x 0,7cm tại đốt xa ngón II.

Tỷ lệ tổn thương cơ thể là 42%do thương tích gây nên hiện tại.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số: 935/TgT.17 ngày 14/11/2017 của Trung tâm pháp y Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh kết luậnthương tích của ông Nguyễn Khắc T:

- Vết thương lưng trái thấu ngực trái gây đứt cung sau xương sườn 6 trái,tràn khí, tràn máu màng phổi trái, rách thùy trên phổi trái, đã được phẫu thuật khâu phổi rách, khâu đính xương sườn, dẫu lưu màng phổi, hiện còn:

+ Sẹo kích thước 15 x (0,4-0,7cm) tại lưng trái.

+ Sẹo dẫn lưu kích thước 2,5cm x 2,1cm tại mạn sườn trái.

+ Hình ảnh xơ vùng đỉnh và đáy phổi, dày dính màng phổi trái.

+ Có hạn chế chức năng hô hấp nhẹ.

- Tỷ lệ tổn thương cơ thể là 37%do thương tích gây nên hiện tại.

Bản án sơ thẩm số 154/2018/HSST ngày 12/9/2018 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, tuyên bố bị cáo Vũ Văn Đ phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Áp dụng điểm a, c, i khoản 3 Điều 104 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm

2009; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.Xử phạt Vũ Văn Đ 06 năm 06 tháng tù.

Qua nội dung vụ án, nhận thấy bị cáo Vũ Văn Đ cùng đồng bọn dùng mã tấu là hung khí nguy hiểm gây thương tích cho bà Nguyễn Thị T với tỉ lệ thương tật 42% và ông Nguyễn Khắc T với tỉ lệ thương tật 37%, mặt khác bị cáo có 02 tiền án chưa được xóa án tích lần phạm tội này của bị cáo thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, bị cáo rủ đối tượng tên Vũ Văn Đồng là em bị cáo dùng mã tấu chém gây thương tích cho ông T thuộc trường hợp gây thương tích cho nhiều người. Mặc dù bản án sơ thẩm đã xem xét tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo cùng các tình tiết giảm nhẹ như bị cáo thành khẩn khai báo, có thái độ ăn năn hối cải, người bị hại cũng có một phần lỗi để áp dụng điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự là phù hợp với quy định của pháp luật.Tuy nhiên, bị cáo là người chủ mưu, rủ rê đồng bọn gây cố tật cho người bị hại, hành vi của bị cáo là côn đồ, xem thường pháp luật nên mức hình phạt mà bản án sơ thẩm đã tuyên là quá nhẹ.

Nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm là không đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi của bị cáo nên khi lượng hình áp dụng hình phạt tù có thời hạn để xử lý đối với bị cáo là chưa phù hợp với tính chất, mức độ hành vi của bị cáo.

Bản án này đã bị người bị hại kháng cáo và Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tăng mức hình phạt đối với bị cáo Vũ Văn Đ.Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm đã chấp kháng cáo của người bị hại và đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc.

Những hạn chế vướng mắc nêu trên của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp xảy ra trong việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở những nguyên nhân sau đây:

- Nguyên nhân khách quan

Hình phạt được áp dụng không chỉ để trừng trị người phạm tội mà mục đích tốt đẹp hơn hình phạt hướng tới đó là giáo dục người phạm tội ý thức tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống và ngăn ngừa họ phạm tội mới.Để trừng trị người phạm tội còn rất nhiều hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thể áp dụng, mà vẫn đảm

bảo được mục đích trừng trị và giáo dục cải tạo.Qua thực tế áp dụng phạt tù đã phân tích ở trên, Hội đồng xét xử khi áp dụng biện pháp chấp hành hình phạt tù đã có nhiều vướng mắc, lúng túng khi BLHS quy định giới hạn tối thiểu và tối đa của phạt tù có thời hạn:

Theo quy định của BLHS năm 2015, thời hạn tối thiểu của hình phạt tù là 03 tháng. Nhưng trước đây, pháp luật hình sự Việt Nam, đã có giai đoạn quy định thời hạn tối thiểu của hình phạt tù rất ngắn như là 01tháng,10 ngày hoặc chỉ còn có 07 ngày. Bởi vì pháp luật hình sự Việt Nam thời điểm đó cho rằng phạt tù là hình phạt nghiêm khắc, nên tước quyền tự do của người phạm tội với các khoảng thời gian quy định như vậy là đủ để trừng trị, cải tạo, giáo dục được người phạm tội ý thức tuân theo pháp luật.Tuy nhiên, thực tế các trại giam không thể tổ chức giáo dục, cải tạo có hiệu quả đối với người phạm tội với quy định thời hạn phạt tù dưới 06 tháng như vậy, bên cạnh đó người bị kết án còn phải chịu hậu quả về mặt pháp lý là do có tiền án, tiền sự, nó sẽ đi theo lý lịch của họ cho đến cuối đời, gây cho họ những bất lợi khó khăn, những hệ lụy mà họ phải gánh chịu khi trở về cuộc sống bình thường trong xã hội.Có thể thấy trong một số trường hợp, người phạm tội bị tạm giam, tạm giữ với thời gian khoảng 06 tháng với hành vi phạm tội do phòng vệ chính đáng, hoặc trong tình thế cấp thiết.v.v nhưng tính chất nguy hiểm gây ra cho xã hội không đáng kể. Khi người phạm tội bị Tòa án tuyên phạt tù với thời hạn dưới 06 tháng bằng với khoảng thời gian người phạm tội bị tạm giam, tạm giữ, Tòa án tuyên trả tự do ngay tại phiên tòa cho người bị kết án.Đây thường gọi là những trường hợp thông án,chữa cháy.Trong các trường hợp đã nêu trên, đúng ra Tòa án nên áp dụng hình phạt không phải tù hoặc cho người bị kết án hưởng án treo vì do người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

Thời hạn tối đa của hình phạt tù được quy định khác nhau.Điều 38 BLHSquy định:..“tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù”[31].Nhưng theo quy định của Điều 55, Điều 56 BLHS “thì trong các trường hợp nếu người phạm nhiều tội hoặc phải chịu hình phạt của nhiều bản án, thì hình phạt tù có thời hạn tối đa là 30 năm tù. Người bị kết án tù chung thân nếu được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu thì xuống 30 năm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022