Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 10

Và quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù theo hướng hình phạt này không áp dụng đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rò ràng (khoản 2 Điều 38).

-Quyền con người, quyền của người bị buộc tội cần bảo đảm.

Quyền con người, quyền công dân như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm, các quyền tự do cá nhân, quyền sở hữu, các quyền dân chủ của công dân… đã được ghi nhận đầy đủ ngay sau các quy định về chế độ chính trị. Hiến pháp, một mặt được cụ thể hóa trong Bộ luật Hình sự như là công cụ pháp lý bảo vệ quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp ghi nhận; nhưng mặt khác, Hiến pháp cũng là giới hạn hiến định cần thiết để xây dựng chính sách hình sự phù hợp.Bảo vệ quyền con người nói chung và của người bị buộc tội nói riêng trong tố tụng hình sự là thước đo mức độ dân chủ của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Do đó, tại Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 của nước ta, quyền con người đã được bảo vệ nghiêm ngặt bởi hệ thống các quy phạm pháp luật chặt chẽ, hợp lý.

Nghị quyết số 49/NQ ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.[5]. Sau những năm cải cách tư pháp, phiên tòa hình sự ở Tòa án các cấp đã có nhiều tiến bộ, đạt được những kết quả nhất định, bảo đảm sự công bằng, dân chủ, chất lượng xét xử được nâng cao. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.[30]. Đây là quy định mang tính đột phá, là cơ sở cho những quy phạm pháp luật khác cũng được thay đổi để phù hợp với nội dung của nguyên tắc, hứa hẹn góp phần từng bước khắc phục những bất cập, hạn chế của hoạt động tư pháp, bảo vệ hơn nữa quyền con người, quyền công dân, cụ thể ở đây là quyền con người của bên bị buộc tội - là bên yếu thế trong tố tụng hình sự.

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng phạt tù có thời hạn.

- Bộ luật Hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự cần được tiếp tục hoàn thiện.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ án hình sự, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện và nắm chắc các quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật

tố tụng hình sự, cập nhật các văn bản hướng dẫn pháp luật mới, đồng thời để đề xuất, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Quyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội, phải có đủ căn cứ,theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, bảo đảm phán quyết của Tòa án được chính xác.

Quốc hội khóa XIII đã sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, tuy nhiên, trong thực tế áp dụng vẫn còn nhiều điểm bất cập, hạn chế so với đòi hỏi thực tiễn của đất nước, trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Do vậy, trong những năm tới phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, toàn diện cả luật nội dung và luật hình thức cho thật khoa học, có hệ thống, đồng bộ, cụ thể, rò ràng và chặt chẽ hơn trong phần chung và phần các tội phạm, trình tự thủ tục áp dụng hình phạt tù có thời hạn, bảo đảm các quy định của pháp luật vừa chính xác, công bằng, nhân đạo, minh bạch dễ áp dụng. Đảm bảo cho việc xét xử án hình sự được chính xác, chính là việc quyết định mức hình phạt phải thật sự chuẩn xác, mức hình phạt áp dụng phải tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội và nhân thân của bị cáo gây ra.

Để đảm bảo cho việc quyết định hình phạt đúng, cần sửa đổi, bổ sung các chế tài về hình phạt, các căn cứ áp dụng hình phạt phải đúng mục đích của hình phạt phải được hoàn thiện,mức phạt tù, điều kiện áp dụng hình phạt tù, hoàn thiện chế tài các điều luật phần các tội phạm, sự thống nhất tương đối giữa Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Bộ luật hình sự năm 2015 và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự… cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

- Tăng mức phạt tù tối thiểu từ 03 tháng lên 06 tháng. Việc mức tối thiểu của hình phạt tù được tăng lên sẽ giúp cho các nhà làm luật quy định thêm chế định về hình phạt không phải là tù trong phần chế tài của các tội phạm ít nghiêm trọng.

-Bộ luật hình sự không có quy định về điều kiện áp dụng hình phạt tù có thời hạn, nên việc bổ sung quy định này sẽ đảm bảo sự thống nhất trong Bộ luật hình sự các quy định về hệ thống hình phạt, là căn cứ chung cho việc quy định và áp dụng hình phạt tù có thời hạn theo quan điểm giảm hình phạt tù trong Bộ luật hình sự.

Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 10

- Việc hoàn thiện chế tài các điều luật phần các tội phạm cần được thực hiện theo các hướng cơ bản sau đây: một,hạn chế hình phạt tù, tăng cường các hình phạt không phải tù bằng cách tăng số lượng chế tài ở nhóm tội phạm ít nghiêm trọng, không có phạt tù. Tuỳ theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cần sử dụng chế tài lựa chọn có hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ để thay thế chế tài ở các khung hình phạt có quy định hình phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Hai, là thu hẹp khoảng cách tuỳ nghi giữa mức tối thiểu và mức tối đa của phạt tù có thời hạn; khoảng cách giữa mức hình phạt tối thiểu và tối đa của khung hình phạt được xác định tùy theo loại tội: đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng khoảng cách này tối đa là 08 năm; đối với loại tội rất nghiêm trọng khoảng cách này tối đa là 06 năm; đối với loại tội nghiêm trọng khoảng cách này tối đa là 04 năm và đối với loại tội ít nghiêm trọng khoảng cách này tối đa là 03 năm.

- Phân hoá tốt hơn mức chế tài tuỳ theo tính chất, hậu quả, hình thức lỗi. Các tội có tính chất kinh tế, xâm phạm trật tự quản lý hành chính… thì nên hạn chế hình phạt tù có thời hạn, tăng cường phạt tiền là hình phạt chính.Giảm hình phạt đối với các tội được thực hiện do lỗi vô ý. Đối với loại tội này, dù hậu quả có là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì mức hình phạt tối đa cũng không nên quá 12 năm tù.Điều này phù hợp với nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, quan điểm về tính hướng thiện của hình phạt, phù hợp với thực tiễn áp dụng hình phạt và chấp hành hình phạt ở nước ta trong thời gian qua.

- Tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, nội dung Điều luật này không quy định về chứng minh tài sản, về khả năng thi hành án của người phạm tội, là không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 50 của Bộ luật Hình sự. Do đó, cần phải có văn bản quy định hướng dẫn việc áp dụng cho phù hợp vấn đề chứng minh và chứng cứ,phải tiếp tục hoàn thiện các nguyên tắc tố tụng hình sự, có vậy mới đảm bảo cho việc định áp dụng hình phạt tù có thời hạn được chính xác.

-Quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo người bị áp dụng hình phạt được hưởng quyền lợi phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà

nước, theo đó cần quy định điểm b như sau: cần có một quy định cụ thể về tỷ lệ phần trăm mức bồi thường thiệt hại mà người phạm tội đã thực tế bồi thường.Tỷ lệ bồi thường này có thể ít nhất là từ 50% thiệt hại trở lên. Cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng điểm b khoản 1Điều 54 BLHS năm 2015.

- Quy định về hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt tại Điều 34 BLHS.Theo quy định này cụm từ “chưa đến mức miễn hình phạt” cần sớm có văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể, thống nhất như thế nào là “chưa đến mức miễn hình phạt”.

- Tại Điều 36 BLHS quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ. Trong trường hợp Tòa án xem xét áp dụng hình phạt tù có thời hạn là tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.Nhưng khi xem xét quy định tại Điều 36 BLHS, có vướng mắc khi áp dụng từ cụm từ “Không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội”.Vậy cụm từ “Không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội” cần sớm có văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể, thống nhất như thế nào là “Không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội”.

- Tại Điều 65 BLHS quy định về án treo và Điều 91 BLHS quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong trường hợp Tòa án xem xét áp dụng án treo cho người chưa thành niên phạm tội và khi xem xét Điều 65 BLHS và Điều 91 BLHS, có vướng mắc vì không có quy định nào về việc ưu tiên áp dụng án treo đối với người chưa thành niên. Và hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn việc giao người chưa thành niên cho cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương để giám sát, giáo dục trong trường hợp họ được hưởng án treo theo quy định Khoản 2 Điều 65 BLHS vì trên thực tế trong nhiều trường hợp, cha, mẹ người chưa thành niên không sống cùng địa chỉ và có nhiều người chưa thành niên có tên trong hộ khẩu của cha (hoặc mẹ), nhưng lại thường sống chung với người kia nên việc giao giám sát, giáo dục mỗi địa phương cũng còn áp dụng khác nhau. Vì vậy, cần sớm ban hành những quy định cụ thể cho việc áp dụng án treo cho người chưa thành niên.

- Và tại Điều 101 BLHS quy định về mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với ngưới từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, tuy

nhiên khi áp dụng việc quyết định hình phạt tù có nhiều vướng mắc với nhiều quan điểm khác nhau về cách tính mức hình phạt tù, cụ thể: Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người chưa thành niên phải thấp hơn mức hình phạt cao nhất áp dụng cho người thành niên, nhưng BLHS không khống chế mức tối thiểu.Hay cần phải xác định một khung hình phạt tương ứng cho người chưa thành niên từ mức tối thiểu đến mức tối đa, sau đó Hội đồng xét xử xác định mức hình phạt tù cụ thể trong phạm vi khung hình phạt đó, từ đó, căn cứ vào các yếu tố được pháp luật quy định để quyết định hình phạt tù cụ thể đối với với người chưa thành niên trong phạm vi khung hình phạt đã xác định. Do đó Điều 101 BLHS cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo người chưa thành niên bị áp dụng hình phạt được hưởng quyền lợi phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước, theo đó cần quy định Điều 101 BLHS như sau: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi… nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định” thành “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi…nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù của khung hình phạt được áp dụng”.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và trách nhiệm nghề nghiệp của Thẩm phán và Hội thẩm.

Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp của nước ta, đòi hỏi yêu cầu của Đảng và Nhà nước ngày càng cao về chất lượng của đội ngũ cán bộ tư pháp. Vì thế, việc nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu rất cấp thiết. Đây là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cho việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn được chính xác. Vì vậy, các Thẩm phán và Hội thẩm cần được tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, đào tạovề chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm xét xử. Đồng thời, mỗi Thẩm phán, Hội thẩm cũng phải thường xuyên tự phấn đấu, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cách mạng, giữ vững quan điểm lập trường tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong công tác, bảo đảm trong hoạt động xét xử Thẩm phán và Hội thẩm phải độc lập và tuân theo pháp

luật, bảo đảm chất lượng xét xử của Tòa án ngày càng được nâng cao.Có như vậy, áp dụng hình phạt tù có thời hạn mới đạt được hiệu quả nhất định.

-Bảo đảm tính độc lập trong xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

Trong khi xét xử phải quán triệt tuân thủ triệt để các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Cần tạo cơ chế hoạt động đặc thù cho hệ thống Tòa án, không chịu sự quản lý, kiểm tra của cơ quan khác về mặt tổ chức.Có như vậy,Thẩm phán và Hội thẩm khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn mới được đảm bảo tính độc lập trong xét xử.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác xét xử;Thực hiện giám đốc việc xét xử.

Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rò:“Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rò trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ. Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”.[5].

Qua thực tiễn xét xử cho thấy, bên cạnh đa số bản án xét xử đúng pháp luật, vẫn còn một số bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, bị oan sai, bỏ lọt tội phạm, áp dụng hình phạt không đúng pháp luật, quá nặng hoặc quá nhẹ, quyết định mức hình phạt không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử và kịp thời khắc phục những sai sót trong công tác xét xử cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân cấp trên đối với Tòa án nhân dâncấp dưới, nhằm đảm bảo cho mọi bản án, quyết định của Tòa áncó hiệu lực pháp luật đều được thi hành nghiêm minh, đúng pháp luật.

Kết luận chương 3

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về hình phạt tù có thời hạn, tôi nhận thấy rằng BLHS hiện hành quy định hình phạt này chiếm tỷ lệ quá cao trong hệ thông hình phạt. Đồng thời, do bất cập trong việc quy định khung hình phạt (quá rộng), mức tối đa quy định quá cao… cho nên mức hình phạt tù có thời hạn áp dụng có sự thiếu thống nhất giữa quy định của BLHS và hình phạt được quyết định trong bản án.

Qua đó, phạt tù có thời hạn là hình phạt cơ bản, quan trọng trong hệ thống hình phạt và được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử nước ta. Việc nghiên cứu đổi mới hình phạt tù có thời hạn có vai trò rất quan trọng trong đổi mới pháp luật hình sự nói riêng, cải cách tư pháp nói chung ở nước ta. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp cũng là quan điểm hoàn thiện pháp luật hình sự, trong đó có hình phạt tù. Hoàn thiện các quy định về hình phạt tù có thời hạn theo hướng hạn chế áp dụng phạt tù, mở rộng áp dụng các hình phạt không phải tù là hướng cơ bản trong thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta trong bối cảnh mới./.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó tác giả làm rò những hạn chế, vướng mắc, để từ đó đưa ra những yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng phạt tù có thời hạn.

Sau khi định tội danh, theo hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại Tòa, Hội đồng xét xử xem xét một cách toàn diện hành vi phạm tội của bị cáo, xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án, căn cứ các quy định của Bộ luật hình sự, Hội đồng xét xử lựa chọn mức hình phạt tù có thời hạn để áp dụng đối với người bị kết tội và quyết định trong bản án về hình phạt đã chọn.

Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động xét xử, cụ thể là hoạt động áp dụng phạt tù có thời hạn tại Tòa án nhân dân quận Gò Vấp từ năm 2016 đến năm 2020, cho thấy bên cạnh những kết quả tốt đã đạt được như các vụ án xét xử đạt tỷ lệ cao, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không có án oan sai. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập trong hoạt động áp dụng hình phạt tù có thời hạn, dẫn đến kết quả chưa đáp ứng được mục đích răn đe, giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm. Cụ thể: Hạn chế, vướng mắc trong xác định các tình tiết, chứng cứ của vụ án; Quyết định hình phạt không đúng, quá nặng, quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng quy định pháp luật; Đánh giá tính chất mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo không đúng. Nguyên nhân của những hạn chế này là do sự nhận thức của Hội đồng xét xử, sự bất cập của bộ luật hình sự và trong hướng dẫn áp dụng pháp luật.

Từ thực tiễn áp dụng phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, luận văn đã đưa ra các yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt tù có thời hạn, như: Yêu cầu cải cách tư pháp; thựchiện chính sách hình sự hướng thiện, coi trọng tính phòng ngừa, giảm hình phạt tù, tăng cường các hình phạt không phải tù; đảm bảo quyền con người, kể cả của người bị kết tội.Yêu cầu thực hiện chính sách hình sự hướng thiện, coi trọng tính phòng ngừa không phải là yêu cầu mới nhưng đến hiện nay yêu cầu này mới được thể hiện rò nét qua các quy định của bộ luật hình sự, tố tụng hình sự. Thực hiện được điều này sẽ giảm tải gánh nặng cho

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí