Xử Lý Hành Vi Xâm Phạm Bằng Biện Pháp Hành Chính, Hình Sự Và Hải Quan


nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.

Thẩm quyền của Tòa dân sự và Tòa kinh tế trong hệ thống tòa án nhân dân xét xử các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng như thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh được phân chia theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Bộ luật tố tụng dân sự.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp dân sự tòa án có thể áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Đáng chú ý là quy định về nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra trong trường hợp xử lý vi phạm bằng biện pháp dân sự. Cụ thể, thiệt hại được xác định bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần (Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ). Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Thiệt hại về vật chất được xác định trên cơ sở xác định các tổn thất thực tế, nếu không xác định được thì mức bồi thường thiệt hại do tòa án ấn định, nhưng không quá 500 triệu đồng. Thiệt hại về tinh thần có thể được bồi thường từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng (Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ).

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam - Ninh Thị Thanh Thủy - 12

Về vấn đề bồi thường thiệt hại, Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BVHTTDL-BKHCN-BTP ngày 3/4/2008 của Tòa án

nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ khoa học và công nghệ và Bộ Tư pháp ("Thông tư liên tịch 02") đã có những quy định cụ thể hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần gây ra bởi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại tại mục B.I.

Luật cũng quy định chủ thể quyền có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp: đang có nguy cơ thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền; hàng hóa xâm phạm hoặc chứng cứ liên quan có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu hủy nếu không được bảo vệ kịp thời. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện qua các hình thức như: thu giữ hàng hóa, vật chứng; kê biên; niêm phong, cấm thay đổi hiện trường; cấm chuyển dịch quyền sở hữu. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu người bị kiện không xâm phạm quyền, phải đóng khoản bảo đảm (bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời). Nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết như: ước tính giá trị, thẩm định giá, định giá... mà vẫn không thể xác định được giá trị hàng hóa đó), thì Tòa án quyết định khoản tiền bảo đảm phải nộp tối thiểu là hai mươi triệu đồng. Thông tư liên tịch 02 đã hướng dẫn cụ thể về các biện pháp khẩn cấp tạm thời tại mục B.II.


Phán quyết của tòa án sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bởi tòa án phúc thẩm theo trình tự và thủ tục tố tụng dân sự.

Quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong Luật Sở hữu trí tuệ đã nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan tư pháp, giảm bớt sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước vào các vấn đề mang tính dân sự, tránh việc hành chính hóa các quan hệ dân sự.

Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa có các tòa án chuyên trách việc xét xử các vụ án về tranh chấp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Trên thực tiễn hiện nay các vụ kiện về sở hữu trí tuệ thường do các tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thụ lý và xét xử theo thủ tục chung. Trong các trường hợp có yếu tố nước ngoài thì tòa án có thẩm quyền sẽ là Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội theo nguyện vọng của nguyên đơn. Do vậy, việc tăng cường vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một nhu cầu tất yếu khách quan đặc biệt là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hiện nay, tỷ lệ người có quyền chọn giải pháp giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án còn rất thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

- Thời gian giải quyết vụ án tại Tòa án còn dài. Trên thực tế thường mất từ 06 tháng đến 01 năm để tòa án thụ lý và giải quyết một vụ tranh chấp về sở công nghiệp tại một cấp xét xử;

- Chi phí giải quyết tranh chấp thông qua tòa án tốn kém hơn nhiều so với giải quyết bằng biện pháp hành chính;

Với mục đích ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi đắp, khôi phục lại các thiệt hại mà chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp phải gánh chịu, việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo


cơ chế pháp luật dân sự là một cơ chế pháp lý bảo vệ có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả đối với chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng như chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý. Do vậy, chúng ta cần tích cực thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, trong đó có vấn đề chuyên môn hóa hoạt động xét xử các vụ án có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Tòa án nhân dân.

2.5.2. Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính, hình sự và hải quan

2.5.2.1. Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã phân định rõ ràng những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nào sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại Điều 211. Luật Sở hữu trí tuệ đã cá biệt hóa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý bằng biện pháp hành chính so với pháp Luật Sở hữu trí tuệ trước đây. Cụ thể, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến


mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp chỉ cần nộp đơn cho các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính mà không bắt buộc phải có được kết luận vi phạm của Cục Sở hữu trí tuệ.

Theo quy định trước đây, trừ những trường hợp khi việc vi phạm là rõ ràng, người có quyền sở hữu công nghiệp phải làm đơn gửi Cục Sở hữu trí tuệ xin đánh giá và cho kết luận chính thức bằng văn bản về việc vi phạm. Trên thực tế, kết luận vi phạm của Cục Sở hữu trí tuệ là điều kiện tiên quyết để các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính bắt đầu xem xét vụ việc.

Theo pháp luật hiện hành, các cơ quan chức năng được trao quyền thực hiện các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Thanh tra chuyên ngành về sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học công nghệ và các Sở khoa học công nghệ và môi trường các Tỉnh, Thành phố,

- Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Thương Mại, các Chi Cục và Đội quản lý thị trường trực thuộc,

- Cảnh sát kinh tế Trung ương và địa phương,

- Tổng Cục Hải quan và Hải quan các cửa khẩu trên toàn quốc,

- ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

Các hình thức xử phạt hành chính bao gồm cảnh cáo; phạt tiền; các hình phạt bổ sung như: tịch thu hàng hóa giả mạo cùng tang vật, đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm/dịch vụ vi phạm; các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại hàng hóa giả mạo và các vật chứng liên quan, buộc loại bỏ các


yếu tố xâm phạm, buộc tái xuất hàng hóa giả mạo hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nhìn chung, quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính không khác biệt nhiều so với các quy định pháp luật trước đây (cụ thể là Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp).

Một điểm quan trọng của nội dung xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính trong Luật Sở hữu trí tuệ là quy định về mức tiền phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Khoản 4, Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ quy định mức tiền phạt theo giá trị hàng hóa vi phạm, được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa đó. Quy định này đã khắc phục được một hạn chế vẫn thường xảy ra trong xử lý vi phạm hành chính là pháp luật ấn định một khung tiền phạt chung cho một loại hành vi vi phạm nào đó, mà trong nhiều trường hợp, vi phạm hành chính thuộc loại này đem lại lợi nhuận cho chủ thể vi phạm hoặc gây ra thiệt hại, tổn thất cho nhà nước, xã hội lớn hơn rất nhiều lần so với mức tiền phạt được quy định, dẫn đến mục đích của việc xử lý vi phạm hành chính không phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, quy định này có sự không phù hợp với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Để khắc phục bất cập này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã sửa đổi thành "Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính" (tối đa là 500 triệu đồng). Việc sửa đổi này sẽ làm cho việc xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bằng biện pháp hành chính có tính khả thi và thống nhất.


Luật cũng quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong các trường hợp: hành vi xâm phạm có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc xã hội; tang vật có nguy cơ bị tẩu tán; nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Các biện pháp ngăn chặn được quy định theo bốn hình thức: tạm giữ người; tạm giữ hàng hóa, tang vật; khám người, khám hiện trường; các biện pháp ngăn chặn khác.

Như vậy, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn, phạm vi áp dụng bồi thường hành chính đã được giới hạn và theo hướng chuyển sang bồi thường dân sự, thủ tục hành chính đã được tiếp tục cải tiến, nguyên tắc phạt hành chính vượt quá mức lợi ích thu được do hành vi vi phạm đã được xây dựng, chức năng của các cơ quan thực thi đã được xác định rõ ràng hơn nhằm tránh các thủ tục chồng chéo. Sự kết hợp giữa thủ tục và chế tài hành chính với việc bồi thường theo thủ tục dân sự có hiệu quả ngăn chặn như quy định tại Điều 41 Hiệp định TRIPS.

Cho đến nay, áp dụng biện pháp hành chính để xử lý các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ đang chứng tỏ là có hiệu quả nhất so với áp dụng các biện pháp khác như khởi kiện tại tòa án. Biện pháp này thực hiện khá nhanh chóng, đơn giản, không tốn kém và nhìn chung cũng cho phép áp dụng một số chế tài dân sự như được quy định trong luật của các nước khác.

Tuy vậy, biện pháp hành chính cũng đã bộc lộ một số nhược điểm:

- Không giải quyết được vấn đề bồi thường thiệt hại. Hiện nay, bồi thường thiệt hại chỉ được tiến hành theo các thủ tục dân sự;

- Các chế tài chưa đủ mạnh để ngăn ngừa các vi phạm tiếp theo; và

- Sự hạn chế về kiến thức và nguồn lực của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính.


Hiện nay, việc áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên thế giới ngày càng bị hạn chế, thay vào đó các biện pháp dân sự và hình sự được áp dụng mạnh mẽ.

2.5.2.2. Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự

Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Theo quy định hiện hành, việc xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được áp dụng đối với tội danh sau: tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 Bộ luật hình sự), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 Bộ luật hình sự), tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171 Bộ luật hình sự), tội lừa dối khách hàng (Điều 162 Bộ luật hình sự). Tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, người có hành vi phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, sản xuất và buôn bán hàng giả có thể bị áp dụng một trong các chế tài hình sự là phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định, phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã có một số sửa đổi đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể:

Về cấu thành cơ bản của tội, yếu tố "đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng", được xóa bỏ, thay thế bằng các yếu tố "cố ý" và "với quy mô thương mại" các hành vi chỉ bao gồm xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, không bao gồm xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác (khoản 1 Điều 170);

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí