phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. kết hợp với các ban ngành liên quan, các cấp chính quyền và hội phụ huynh học sinh trong việc quản lý, giáo dục học sinh ở cả ba môi trường: Gia đình - Nhà trường và Xã hội. Trên cơ sở đó thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và đề án 4 mà công an tỉnh đã và đang triển khai.
kết Luận
Trong điều kiện thời gian có hạn để nghiên cứu vấn đề: "áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cơ quan điều tra", tác giả luận văn được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học, các bạn đồng nghiệp, cùng sự quan tâm của các đơn vị chức năng, sự cố gắng của bản thân để hoàn thành bản luận văn này mong được góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện những quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên.
Các biện pháp ngăn chặn là một bộ phận hợp thành quan trọng trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, là công cụ phương tiện hữu hiệu để các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. CQĐT công an tỉnh Hà Tây là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng, được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ giữ gìn trật tự xã hội trên địa bàn của mình, nhằm thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm nói chung, người chưa thành niên nói riêng. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội của cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Tây thời gian qua, đã tuân thủ đầy đủ các quy định của BLTTHS, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống và ngăn chặn tội phạm.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội, đã bộc lộ một số những tồn tại thiếu sót, ảnh hưởng đến quá trình tố tụng, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đến uy tín của các cơ quan tố tụng và CQĐT công an tỉnh. Những tồn tại này do rất nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do nhận thức của những người tiến hành tố tụng. Trước yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước nói chung, diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh nói riêng, đòi hỏi phải không ngừng nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, để khắc phục những nguyên nhân, tồn tại trong quá trình
áp dụng. Đồng thời tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật, hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Qua nghiên cứu các vấn đề nêu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Các biện pháp ngăn chăn là một hình thức cưỡng chế nhà nước về tư pháp hình sự được quy định nhằm ngăn chặn tội phạm và bảo đảm cho các hoạt động tố tụng được tiến hành thuận lợi. Nó đã được hoàn thiện cùng với quá trình hình thành và phát triển pháp luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đòi hỏi phải có mục đích, căn cứ rò ràng và chỉ áp dụng khi cần thiết. Các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp ngăn chặn luôn luôn là cơ sở cho hoạt động của những người có thẩm quyền, liên quan đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Trong thực tiễn hoạt động điều tra vụ án hình sự của CQĐT công an tỉnh Hà Tây, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là cần thiết nhưng nó rất nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của con người và người chưa thành niên. Thực tế quá trình áp dụng, vẫn còn nhiều thiếu sót như bắt oan sai, giam giữ quá hạn, vi phạm chế độ tạm giữ, tạm giam... Để tránh những sai lầm này, cần phải không ngừng xây dựng, đào tạo đội ngũ những người tiến hành tố tụng, nâng cao trình độ pháp luật nghiệp vụ, hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn gắn liền với quá trình hoàn thiện đội ngũ người có thẩm quyền áp dụng.
Công tác lãnh đạo chỉ huy kiểm tra hướng dẫn và thanh tra pháp luật là một hoạt động quyết định nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm pháp luật trong áp dụng biện pháp ngăn chặn cho nên lãnh đạo công an tỉnh cần tăng cường kiểm tra chỉ đạo việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nhất là đối với người chưa thành niên. Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Vũ Ngọc Bình (1997), Những điều cần biết về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Vũ Ngọc Bình (1997), Tư pháp người chưa thành niên và quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Mai Bộ (1997), Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Công an (1998), Chỉ thị số 11/1998/CTBCA(V11) ngày 5/8 về tăng cường chỉ đạo công tác bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù trong tình hình mới, Hà Nội.
5. Bộ Công an, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm (25/3/1998).
6. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ luật lao động (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp (1997), Các tội phạm tham nhũng, ma túy và các tội phạm về tình dục đối với người chưa thành niên, Hà Nội..
11. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
12. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 89/1998/NQ-CP ngày 7/11 ban hành quy chế tạm giữ, tạm giam, Hà Nội.
13. TS. Đỗ Bá Cở (2000), Hoạt động của lực công an nhân dân trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
14. Công an tỉnh Hà Tây, Các báo cáo công tác bắt, giam, giữ và điều tra xử lý tội phạm từ năm 2001 đến hết tháng 6 năm 2005 của PC14 Công an tỉnh Hà Tây, Hà Tây.
15. Công ước về quyền trẻ em (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Học viện Cảnh sát nhân dân (1998), Giáo trình lý luận về phương pháp luận khoa học điều tra hình sự, Hà Nội.
18. Học viện Cảnh sát nhân dân (2001), Giáo trình tổ chức hoạt động phòng ngừa, phát hiện và điều tra tội phạm cụ thể thuộc chức năng của cảnh sát hình sự, Hà Nội.
19. Học viện Cảnh sát nhân dân (2002), Giáo trình một số vấn đề tâm lý học nghiệp vụ 2002, tập 1, Hà Nội.
20. Học viện Cảnh sát nhân dân (2002), Giáo trình một số vấn đề tâm lý học nghiệp vụ 2002, tập 2, Hà Nội.
21. Học viện Cảnh sát nhân dân (2003), Tập bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra hình sự, Hà Nội.
22. Học viện Cảnh sát nhân dân (2005), Giáo trình luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
23. Hội đồng bộ trưởng (1992), Nghị quyết 149/HĐBTTTHS ngày 5/5 về chế độ tạm giữ, tạm giam, Hà Nội.
24. Vũ Đức Khiêu và tập thể tác giả (1998), Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
25. Nguyễn Duy Lãm (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. TS. Hoàng Thế Liên (1996), Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Luật bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em (1991).
28. Luật hôn nhân và gia đình (2001), Nxb Pháp lý, Hà Nội.
29. TS.Trần Đình Nhã (1996), Nguyên nhân, điều kiện, tình trạng người chưa thành niên phạm tội và một số biện pháp phòng ngừa, bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Vạn Nguyên (1995), Các biện pháp ngăn chặn và những vấn đề nâng cao hiệu quả của chúng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Sổ tay điều tra hình sự (1986), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
33. Hoàng Thị Sơn, Bùi Kiên Điện (1999), Những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
34. Thanh thiếu niên làm trái pháp luật - Thực trạng và giải pháp (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Thuật ngữ pháp lý phổ thông (1986), tập I, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
36. Từ điển nghiệp vụ Công an nhân dân (2000), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
37. "Tướng cướp nhí" (2005), Báo An ninh thế giới, (460), ngày 15/06.
38. Đào Trí úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sự, Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Hà Nội.
40. Vũ Quang Vinh (1996), Trẻ em phạm pháp. thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Hà Nội.
41. Vụ pháp chế - Bộ công an (1998), Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bắt người, tạm giữ, tạm giam và thi hành án phát tù hoặc tử hình, Hà Nội.
42. Nguyễn Như ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
43. Nguyễn Xuân Yêm (2004), Thanh thiếu niên phạm tội - trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
phụ lục
Bảng 2.1
Số người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Hà Tây bị bắt từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005
Tổng số người bị bắt | Số lượng người CTN bị bắt | Trường hợp bắt | ||||
Truy nã | Quả tang | Khẩn cấp | Tạm giam | |||
2001 | 1118 | 175 | 24 | 65 | 54 | 32 |
2002 | 1172 | 185 | 27 | 66 | 55 | 37 |
2003 | 1216 | 172 | 29 | 58 | 49 | 36 |
2004 | 1130 | 195 | 25 | 70 | 58 | 42 |
6/2005 | 815 | 143 | 22 | 53 | 43 | 25 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Về Tình Hình Phạm Tội Do Người Chưa Thành Niên Gây Ra Trong Thời Gian Tới Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tây
- Hoàn Thiện Hệ Thống Những Quy Định Của Pháp Luật Có Liên Quan Đến Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Người Chưa Thành Niên Phạm Tội
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 14
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nguồn: PC14 - Công an tỉnh Hà Tây.
Bảng 2.2
Số người chưa thành niên bị tạm giữ trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005
Tổng số người bị tạm giữ | Số người CTN bị tạm giữ | Các trường hợp bắt tạm giữ | |||
Truy nã | Quả tang | Khẩn cấp | |||
2001 | 363 | 167 | 24 | 69 | 74 |
2002 | 380 | 161 | 27 | 72 | 62 |
2003 | 320 | 165 | 29 | 65 | 71 |
2004 | 286 | 149 | 25 | 58 | 66 |
6/2005 | 240 | 117 | 22 | 54 | 41 |
Nguồn: PC14 - Công an tỉnh Hà Tây.
Bảng 2.3
Số người chưa thành niên bị bắt giam, giữ
trên địa bàn tỉnh Hà Tây từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005
Tổng số đối tượng bị giam | Số người chưa thành niên bị giam | Bắt tạm giam | Tạm giữ chuyển lên | Chuyển áp dụng biện pháp khác | |
2001 | 755 | 169 | 32 | 105 | 32 |
2002 | 792 | 177 | 37 | 119 | 21 |
2003 | 896 | 157 | 36 | 85 | 36 |
2004 | 893 | 185 | 42 | 113 | 30 |
6/2005 | 574 | 172 | 25 | 94 | 53 |
Nguồn: PC14 - Công an tỉnh Hà Tây.