Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 14


nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. Như vậy theo cách hiểu về nơi cư trú của một người còn có những ý kiến chưa thống nhất.

- Có ý kiến cho rằng, nơi cư trú của một người là phạm vi xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đăng ký tạm trú ở đó. Song việc quản lý, đăng ký sổ hộ khẩu lại là cấp huyện, quận, thị xã?

- Nếu cách hiểu nơi cư trú theo cấp đăng ký quản lý sổ hộ khẩu là cấp quận, huyện thì phạm vi nơi cư trú là rộng đối với người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Từ vấn đề trên nên, căn cứ vào tình hình địa bàn cụ thể mà hạn chế việc đi lại của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này cho phù hợp là xã phường, thị trấn hoặc quận, huyện.

Trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, muốn rời khỏi nơi cư trú phải được phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn và thông báo cho chính quyền cơ sở nơi họ cư trú để theo dòi. Điều này còn gặp khó khăn nếu khi người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn ở một huyện nhưng họ bị CQĐT Công an tỉnh áp dụng biện pháp này họ phải làm thế nào để được phép rời khỏi nơi cư trú của mình trước khi xin phép.

* Đối với chế định bảo lĩnh và tài sản để đảm bảo


Về nguyên tắc hoạt động trong tố tụng hình sự đó là sự vô tư, nhưng ở đây biện pháp bảo lĩnh lại cho phép cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân vì lợi ích riêng mà đứng ra bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Thực chất của biện pháp này là tạo điều kiện cho cá nhân, cho tổ chức xã hội tham gia vào hoạt động tố tụng mà trực tiếp là vào việc cảm hóa, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, tiêu chuẩn của người bảo lĩnh phải là người có đủ phẩm chất chính trị, đủ khả năng quản lý giáo dục được bị can, bị cáo mới được bảo lĩnh để tránh tình trạng vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết, trong điều luật chưa nói đến trách nhiệm gì của họ khi có vi phạm xảy ra. Theo chúng tôi thì người bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất do có vi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

phạm nghĩa vụ cam kết. Như việc phải trả một khoản tiền vào việc truy bắt nếu người được bảo lĩnh bỏ trốn... Hoặc kèm theo cam đoan nhận bảo lĩnh phải đặt một số tiền để bảo đảm trách nhiệm vật chất của họ, nếu khi có vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì số tiền đó sẽ bị sung quỹ nhà nước.

3.2.3. Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Hà Tây cần thực hiện tốt những qui định của pháp luật về các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây của cơ quan Cảnh sát điều tra - 14

Quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội không chỉ đơn thuần là việc thực hiện theo pháp luật mà hiệu quả cao của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn còn cần phải thực hiện theo những phương pháp cách thức, chiến thuật phù hợp với đối tượng phạm tội này để vừa đạt mục tiêu pháp luật vừa đạt mục tiêu nghiệp vụ đề ra. Đây là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng này.

Quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội đạt hiệu quả tốt nhất được thể hiện ở chỗ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng lựa chọn và thực hiện những hành vi ứng xử một cách hợp lý và có hiệu quả nhất, thực chất của quá trình này là thực hiện căn cứ hợp pháp, phương pháp sáng tạo, hiệu quả cao nhất.

Từ kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội do cơ quan CSĐT thực hiện, chúng tôi có những ý kiến đề xuất để khắc phục những sai lầm, thiếu sót, vướng mắc, tồn tại trên một số phương diện sau:

* Đối với các biện pháp ngăn chặn cụ thể


+ Trong hoạt động áp dụng biện pháp bắt người: Tình hình áp dụng biện pháp này đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Nó là vấn đề nhạy cảm của xã hội nên khi áp dụng biện pháp bắt, cần đảm bảo được yếu tố bí mật, bất ngờ,


bắt đúng, bắt gọn, đồng thời xem xét đến tình hình chính trị tại địa phương để quyết định. Vì vậy cần:

- Tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật, đặc tình đảm bảo quán xuyến được địa bàn, cung cấp thông tin kịp thời, phục vụ cho công tác bắt người đang có lệnh truy nã. Mỗi đơn vị Công an cấp huyện phải có lực lượng ở tại địa phương mình hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, việc bắt người chưa thành niên phạm tội đang có lệnh truy nã thực hiện đạt hiệu quả chưa cao do nhiều nguyên nhân: Lực lượng Cảnh sát hình sự thực hiện công tác bắt đối tượng truy nã còn gặp nhiều khó khăn vì lực lượng ít, phương tiện, điều kiện vật chất thiếu, cơ sở cung cấp thông tin về các đối tượng truy nã chưa quán xuyến được địa bàn, nhân dân thực hiện việc bắt đối tượng này chưa nhiều...

- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Trên cơ sở pháp luật tố tụng hình sự quy định khi áp dụng trường hợp này cần xem xét đánh giá tính chất của vụ án, vai trò của đối tượng, giá trị thông tin đã thu thập được để quyết định lựa chọn thời điểm, địa điểm, hình thức thực hiện việc bắt. Vấn đề này mấy năm qua còn có tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, thiếu cân nhắc, tính toán hoặc cán bộ điều tra viên tự xây dựng tình tiết cấp bách để áp dụng biện pháp này. Do vậy, cần phải kiên quyết chấn chỉnh việc bắt khẩn cấp theo hướng phân tích trên.

- Bắt bị can bị cáo để tạm giam: Việc bắt bị can bị cáo để tạm giam là tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự nhưng đồng thời đây là lý do hợp lý để áp dụng các tình huống nghiệp vụ như đưa đặc tình vào trại giam, hoặc tác động tâm lý đến các bị can khác trong vụ án có đồng phạm.

* Đối với thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT khi quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn cần kiểm tra các căn cứ pháp lý mà luật tố tụng hình sự quy định đối với người chưa thành niên. Diễn biến của quá trình điều tra để quyết định đúng lúc, tránh vội vàng, bảo đảm thống nhất trong chỉ đạo, thể hiện kiên quyết trong tấn công tội phạm và tích cực bảo đảm an toàn trong hoạt động bắt giữ đối tượng.


Hai khuynh hướng cần tránh trong quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội đó là thiếu kiểm tra căn cứ pháp luật dẫn đến sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc do dự, thiếu kiên quyết làm mất thời cơ dẫn đến đối tượng có cơ hội bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, trên cơ sở đó đòi hỏi Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT cần nâng cao trách nhiệm cá nhân, dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình, tránh tình trạng thiếu kiên quyết trong xử lý sai phạm và thiếu quyết đoán trong hành động.

* áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên luôn luôn có sự tác động của nhiều nhân tố, vì vậy trong quá trình này cần quán triệt các nội dung sau:

- Chỉ đạo sát, phối hợp đúng, kiểm tra chặt chẽ quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Thực thi các biện pháp cưỡng chế cần thiết, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó, có thể gặp phải sự chống đối của chính bản thân đối tượng hoặc những người khác bị lôi kéo, kích động vì vậy phải xây dựng kế hoạch một cách chi tiết tỷ mỷ, phân công trách nhiệm cụ thể, các nhóm, các cá nhân chịu trách nhiệm từng phần việc trong sự phối hợp tác chiến đảm bảo thống nhất dưới sự chỉ đạo của người điều hành, đặc biệt trong hoạt động bắt giữ các đối tượng côn đồ, hoặc bắt nhiều đối tượng cùng lúc.

CQĐT, các lực lượng trinh sát, những người được huy động vào việc tiến hành hoạt động bắt giữ đối tượng, cùng thống nhất nội dung, xây dựng kế hoạch diễn tập các tình huống dự kiến, để bảo đảm yếu tố bất ngờ, chủ động và đủ khả năng trấn áp sự chống cự của đối tượng trên cơ sở nắm chắc địa bàn, đặc điểm nhân thân đối tượng, địa hình, cấu trúc xây dựng... nơi cần tiến hành bắt giữ.

- CQĐT phải thiết lập được đường dây liên lạc thông suốt, kịp thời giữ CQĐT với chính quyền địa phương, để vừa kiểm tra, vừa chỉ đạo được hoạt động của các lực lượng ở địa phương, đặc biệt có sự chỉ dẫn để lực lượng cơ sở nắm bắt diễn biến tình hình, biết cách quản lý đối tượng.


- Thực hiện nhanh, bảo đảm bí mật, bất ngờ: Trong khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt trong việc bắt đối tượng, mọi thao tác phải thực hiện nhanh chóng, bất ngờ để tước bỏ điều kiện chống cự của người bị bắt, không để người bị bắt có điều kiện thời gian gây khó khăn cho lực lượng thi hành. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo đảm bí mật cả nội dung hoạt động điều tra và bí mật không để đối tượng tìm cách tẩu thoát, vấn đề này đòi hỏi điều kiện, môi trường hoàn cảnh hoặc tạo ra môi trường hoàn cảnh có lợi cho lực lượng tiến hành, hoặc chiến thuật hóa trang phù hợp, lựa chọn chiến thuật tùy thuộc vào từng loại đối tượng khác nhau.

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói chung, lực lượng Công an nhân dân cả nước cũng như lực lượng CSĐT các cấp nói riêng đã và sẽ tiếp tục phát huy những thành tích của những năm qua, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế - xã hội.

Trong đó cơ quan CSĐT với tư cách cơ quan tiến hành tố tụng, với nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự, xác định sự thật của vụ án để giải quyết theo pháp luật, trong hoạt động của mình pháp luật cho phép được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội để bảo đảm kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để đối tượng này gây cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và chấp hành bản án hình sự, góp phần tích cực vào phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc.

3.2.4. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ và đảm bảo các điều kiện công tác nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Cần tăng cường công tác lãnh đạo, kiểm tra các hoạt động điều tra đảm bảo cho việc ban hành các quyết định áp dụng pháp luật có căn cứ và hợp pháp, đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự thủ tục, thời hạn, phát hiện kịp thời những sai lầm vi phạm pháp luật của điều tra viên hoặc các cán bộ, cơ quan khác có liên quan.


Tăng cường số lượng điều tra viên, nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ điều tra viên trong các cơ quan CSĐT cấp tỉnh và cấp huyện. Bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều tra, chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao tỷ lệ có trình độ đại học trong đội ngũ điều tra viên.

Đảm bảo tiêu chuẩn của những người làm nhiệm vụ tư pháp như thủ trưởng CQĐT, phó thủ trưởng CQĐT, điều tra viên và những người khác làm nhiệm vụ tư pháp. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh tư pháp hình sự. Đảm bảo hệ thống tiêu chuẩn của các chức danh tư pháp của ngành Công an vừa phù hợp với thực tiễn của đội ngũ cán bộ của ngành hiện có, vừa tương đồng với các chức danh tư pháp của các ngành có quan hệ trực tiếp như VKS, Tòa án, đồng thời đảm bảo cho các yêu cầu của hoạt động tư pháp trong thời gian tới. Chú ý đặc biệt đến tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức, chỉ huy, kiến thức pháp luật (trước hết là pháp luật hình sự và tố tụng hình sự) và nghiệp vụ (trước hết là nghiệp vụ điều tra hình sự).

Phấn đấu cán bộ có các chức danh tư pháp đều phải có trình độ đại học luật và phải qua đào tạo và nghề nghiệp. Phải thi sát hạch trước khi bổ nhiệm và bổ nhiệm có thời hạn cán bộ có chức danh tư pháp. Thống nhất việc đào tạo các chức danh tư pháp. Riêng chức danh điều tra viên, thủ trưởng CQĐT, phó thủ trưởng CQĐT, được đạo tạo tập trung tại một cơ sở trong ngành Công an có đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu đào tạo các chức danh này.

Rà soát đội ngũ cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tư pháp và bổ trợ tư pháp như: cán bộ, chiến sĩ làm việc tại cơ quan CSĐT công an tỉnh, lực lượng quản lý bảo vệ trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thi hành án hình sự, dẫn giải, bảo vệ phiên tòa, hỗ trợ thi hành án dân sự... Nếu thiếu thì bổ sung cho phù hợp.

Không ngừng nâng cao trình độ pháp luật của đội ngũ cán bộ có nhiệm vụ trực tiếp áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong lực lượng Cảnh sát nhân dân thông qua các hình thức đào tạo như bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn... với những nội dung


thiết thực, bổ ích gắn với yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt chú ý đến việc bồi dưỡng những tri thức pháp luật có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm hạn chế đến mức thấp nhất và tiến tới loại bỏ tình trạng vi phạm quy định của pháp luật.

Hoàn thiện kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực như pháp luật hành chính, pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật về kinh tế... cho đội ngũ Điều tra viên, cán bộ làm công tác tiếp nhận và giải quyết tin báo về tội phạm, các cán bộ trực tiếp thi hành các quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Cần chú trọng đưa các tình huống pháp luật có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự vào quá trình giảng dạy pháp luật cho học viên, sinh viên ở các trường đào tạo về ngành luật.

Tăng cường công tác kiểm tra đối với đội ngũ điều tra viên, kiên quyết xử lý hoặc thanh lọc những người có sai phạm thoái hóa biến chất, đề cao trách nhiệm của thủ trưởng CQĐT và của điều tra viên.

Các ngành có liên quan trước hết là cơ quan CSĐT cần coi trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm định kỳ (hàng quý, hàng năm) trong lĩnh vực áp dụng biện pháp ngăn chặn. Những trường hợp hợp có sai sót trong khi áp dụng pháp luật, có vướng mắc trong áp dụng pháp luật cần được chú ý tổng hợp thành tài liệu tập huấn và phát hành đến các đơn vị cơ sở có chức năng.

3.2.5. Một số kiến nghị khác


Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm các quyền của công dân

Thực hiện tốt công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất với các hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự của các ngành, các lực lượng, các đơn vị có thẩm quyền. Phải coi việc này là một công tác quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền công dân. Thông qua công tác này mà


hướng dẫn cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn thực hiện pháp luật đúng đắn và thống nhất, phát hiện được kịp thời việc làm sai trái trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng hình sự.

Chú trọng đúng mức đến việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo về sai phạm của cơ quan chức năng trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân. Phải coi việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại tố các của công dân về vấn đề này là một trong các biện pháp khắc phục những nhược điểm trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội, phát hiện được các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật là điều kiện để bảo đảm việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Tuyên truyền để nhân dân hiểu biết về pháp luật và thực hiện đúng các quy định trong việc trình báo các vụ việc. Nhân dân có trách nhiệm tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật. Qua tuyên truyền phổ biến pháp luật làm cho nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, nhất là trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ với tư cách là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo tố tụng hình sự. Bản thân họ phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật.

Khi nhân dân hiểu biết về pháp luật thì có thể giám sát được việc làm của các cơ quan bảo vệ pháp luật đồng thời hạn chế được những tình huống trong thực tế đã xảy ra như khi bắt người phạm tội quả tang, tránh có hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị bắt. Làm tốt vấn đề này cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự xã hội công an tỉnh cần phải phối kết hợp chặt chẽ với các sở ngành như ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh để tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật, tuyên truyền công tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022