Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

----------


NGUYỄN NHƯ SƠN


ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04

Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGUYỄN VĂN HIỂN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.

Người cam đoan


Nguyễn Như Sơn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM 8

1.1. Các vấn đề lý luận về áp dụng biện pháp tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 8

1.2. Áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2015 15

1.3. Khái quát lịch sử lập pháp về biện pháp tạm giam trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và quy định về biện pháp này trong pháp luật của một số nước trên thế giới 30

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH 36

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp tạm giam trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 36

2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 38

2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 42

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TÂY NINH,

TỈNH TÂY NINH 59

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình

sự về biện pháp tạm giam 59

3.2. Những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp tạm giam 61

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh 67

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra HĐXX: Hội đồng xét xử

KSV: Kiểm sát viên

TAND: Tòa án nhân dân TNHS: Trách nhiệm hình sự TTHS: Tố tụng hình sự

VAHS: Vụ án hình sự

VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình khởi tố các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 đến năm 2020 39

Bảng 2.2. Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 đến năm 2020 40

Bảng 2.3. Tình hình giải quyết các trường hợp tạm giam trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 đến năm 2020 41

Bảng 2.4: Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam trong tổng số bị can bị khởi tố mới hàng năm trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ

năm 2016 đến năm 2020 52

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thành ngữ Việt Nam có câu: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” có nghĩa là một ngày trong tù bằng nghìn năm ở ngoài. Điều đó nói lên sự ảnh hưởng của hình phạt tù giam đối với con người dù người đó phạm tội cố ý hay vô ý. Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, việc bảo đảm quyền con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội. Kể từ khi bản Hiến pháp Việt Nam năm 2013 được ban hành, với tinh thần coi trọng bảo đảm, bảo vệ quyền con người, ở nước ta đã có sự chuyển biến rò rệt về mặt lập pháp, cũng như thực tiễn về lĩnh vực quyền con người. Trong hoạt động tư pháp hình sự, nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng rất quan trọng, có tính cấp bách. Riêng trong hoạt động TTHS ở nước ta, số người bị áp dụng biện pháp tạm giam khi bị điều tra, truy tố, xét xử còn rất cao (theo Báo cáo số 139/BC-VKSTC ngày 26/12/2017 của VKSND (VKSND) tối cao và Báo cáo số 208/BC-VKSTC ngày 28/12/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổng kết công tác kiểm sát năm 2017, 2018 thì năm 2016 chiếm 72%, năm 2017 chiếm 68% và năm 2018 chiếm 59,6%).

Trong TTHS, các biện pháp ngăn chặn đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các hoạt động tố tụng nói riêng, công tác phòng, chống tội phạm nói chung. Việc quy định và áp dụng đúng đắn, chính xác các biện pháp ngăn chặn là bảo đảm cần thiết cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của TTHS nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh người phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Mặt khác, đây cũng là phương tiện pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đối với bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và cả người bị buộc tội cũng như những thân nhân của họ. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người có hành vi phạm tội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị và các quyền cơ bản của công dân cũng như đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong đó, biện pháp tạm giam được xem là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong TTHS. Biện pháp này có ý nghĩa quan

trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thể hiện sự cương quyết của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm quyền con người, quyền công dân không bị xâm hại cũng như các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án có thể đạt hiệu quả cao nhất. Người bị tạm giam sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, tự do đi lại…. Đây là những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Chính vì lẽ đó, việc áp dụng biện pháp này đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải hết sức thận trọng, nghiên cứu, vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật TTHS cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đồng thời phải căn cứ tình hình thực tiễn cụ thể trong từng vụ án, từng đối tượng phạm tội để có thể áp dụng một các phù hợp, hiệu quả nhất.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam ở nước ta nói chung, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh nói riêng, bản thân nhận thấy tạm giam là một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến trong quá trình TTHS. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng biện pháp này đã góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn tội phạm kịp thời, không để bị can, bị cáo trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho việc thi hành án đạt hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, việc áp dụng biện pháp tạm giam vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định. Đó là những hạn chế trong quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam; sự yếu kém về nhận thức của tiến hành tố tụng khi áp dụng biện pháp này dẫn đến việc tạm giam bị can, bị cáo một cách tràn lan, không có căn cứ, nhiều trường hợp áp dụng trái quy định của pháp luật; coi tạm giam như một biện pháp nghiệp vụ điều tra để giải quyết vụ án; thời hạn tạm giam kéo dài… Thêm vào đó là không ít trường hợp việc áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam có dấu hiệu của sự tác động tiêu cực đối với các chủ thể có thẩm quyền. Điều này làm suy giảm niềm tin của người dân đối với tính tôn nghiêm

của pháp luật, vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong giải quyết các VAHS.

Những hạn chế, thiếu sót trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu là do những quy định của pháp luật TTHS về biện pháp tạm giam còn nhiều sơ hở, thiếu sót, thiếu chặt chẽ dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn, thiếu thống nhất. Nhiều vấn đề về khoa học pháp lý TTHS về biện pháp tạm giam cần phải được làm sáng tỏ nhằm đảm bảo có được quan điểm thống nhất, toàn diện trong áp dụng biện pháp này như mục đích, căn cứ áp dụng, bản chất pháp lý và những căn cứ thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam; chưa có những đánh giá, tổng kết thực tiễn áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam để làm cơ sở đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này… Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Áp dụng biện pháp tạm giam từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh” là vấn đề mang tính cấp bách, thiết thực, vừa mang tính thời sự vừa đảm bảo về mặt lý luận và thực tiễn đối với địa phương trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Biện pháp ngăn chặn nói chung, tạm giam nói riêng là vấn đề quan trọng trong TTHS đã được quan tâm nghiên cứu trong nhiều sách, báo cũng như các công trình khoa học với nhiều mức độ, góc độ khác nhau. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như:

* Ở cấp độ sách chuyên khảo:

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra của TS.Lê Hữu Thể (Chủ biên), NXB Tư pháp năm 2005.

- Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học của GS.TS. Vò Khánh Vinh (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội năm 2010.

* Ở cấp độ đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:

- Đề tài khoa học cấp Bộ: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Ngô Quang Liễn và các thành viên thực hiện, năm 2007;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022