DANH MỤ C CÁ C BẢ NG BIỂ U, SƠ ĐÔ
Sơ đồ 1.1 Phát triển bền vững 15
Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các giai đoạn 21
Bảng 2.1 Tình hình biến động dân số của thành phố Thái nguyên
giai đoạn 2005-2007 40
Bảng 2.2 Tình hình biến động đất đai của thành phố Thái Nguyên
từ năm 2005-2007 46
Bảng 2.3 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 48
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 1
- Vai Trò Của Đô Thị Trong Quá Trình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Mối Quan Hệ Giữa Quá Trình Đô Thị Hoá Và Quá Trình Công Nghiệp
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Đô Thị Hóa Trên Thế Giới Và Việt
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Bảng 2.4 Tình hình biến động đất đai của hộ trước và sau đô thị hoá 51
Bảng 2.5 Tình hình chung của hộ trước và sau ĐTH 52
Bảng 2.6 Nguồn lực của hộ 55
Biể u đồ 2.1 Nguồ n lự c củ a hộ 56
Bảng 2.7 Thu nhậ p củ a hộ 59
Bảng 2.8 Tình hình sử dụng nguồn đền bù của hộ 60
Biể u đồ 2.2 Tình hình sử dụng nguồn đền bù của hộ 61
Bảng 2.9 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp 63
Biể u đồ 2.3 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp 64
Bảng 2.10 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp 67
Bảng 2.11 Ý kiến của các hộ điều tra về xu hướng thay đổi thu nhập do tác động của ĐTH 75
Bảng 2.12. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của đô thị 77
Bảng 2.13 Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong thời gian tới 81
MỞ ĐẦ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp hoá dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.
Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước hết là các ngành công nghiệp. Kết quả chính của quá trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Kết quả trên đây của quá trình công nghiệp hóa tất yếu gắn liền sự hình thành các cơ sở, các khu công nghiệp các khu thương mại, dịch vụ và các khu dân cư mới. Điều đó dẫn tới sự hình thành các khu đô thị mới hoặc sự mở rộng quy mô của các khu đô thị đã có.
Như vậy sự hình thành các khu đô thị mới và mở rộng các đô thị đã có bắt nguồn từ sự tác động của quá trình công nghiệp hoá và diễn ra song song với quá trình công nghiệp hoá. Nói cách khác, quá trình đô thị hoá là một quá trình bắt nguồn từ quá trình công nghiệp hoá và ngắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Do vậy, có thể khẳng định rằng đô thị hoá là một quá trình tất yếu và phổ biến của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển.
Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình thành các đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có là một xu hướng tất yếu.
Sự hình thành các khu đô thị mới, các tuyến giao thông mới những năm qua tại thành phố Thái Nguyên và sự hình thành các phường xã mới là xu thế tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đồng thời với việc đô thị hoá vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân thuộc diện quy hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Cuộc sống của người dân sau khi cắt phần đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng như thế nào? Nhận thức được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hoá đối với cuộc sống của người nông dân, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Đề tài thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông dân trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thái Nguyên.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về xu hướng đô thị hoá và ảnh của nó tới kinh tế hộ nông dân.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và sự ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân.
- Tìm ra những giải pháp nhằm góp phần cải thiện đời sống kinh tế của những hộ nông dân bị mất đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu:
- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị, đô thị hoá và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
- Quá trình đô thị hoá tại thành phố Thái Nguyên.
- Những hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất và một số hộ dân không bị thu hồi đất sản xuất.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Thái Nguyên.
+ Phạm vi thời gian:
• Thời gian nghiên cứu: Năm 2004 và tiến trình đô thị hoá tại thành phố Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2007
• Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2007 đến tháng 5/2008
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu vấn đề về phát triển kinh tế hộ nông dân thành phố Thái Nguyên dưới tác động của quá trình đô thị hoá.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, luận văn được nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp cho hộ nông dân phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
5. Bố cục của luận văn:
- Phần Mở đầu
+ Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
+ Chương II: Thực trạng của quá trình đô thị hoá tại thành phố Thái Nguyên
+ Chương III: Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Thái Nguyên
- Phần Kết luận và kiến nghị
Chương 1
TỔ NG QUAN TÀ I LIỆ U NGHIÊN CỨ U VÀ PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN CỨ U
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị hóa, kinh tế hộ nông dân và ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân
1.1.1. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
1.1.1.1. Hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988).
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau.
Lý thuyết về doanh nghiệp gia đình nông dân, coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó các khái niệm kinh tế thông thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả hoạt động kinh tế của gia đình là giá trị sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy do nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, đó là kết quả chung của lao động gia đình.
Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động - tiêu dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu của gia đình và sự nặng nhọc của lao dộng. Giá trị sản lượng chung của hộ gia đình trừ đi chi phí sẽ là giá trị sản lượng thuần mà gia đình sử dụng cho tiêu dùng, đầu tư tái sản xuất và tích luỹ. Người nông dần không tính giá trị tiền công lao động đã sử dụng, mà chỉ lấy mục tiêu là có thu nhập thuần cao. Bởi vậy, muốn có thu nhập cao hơn thì các hộ nông dân phải tăng thời gian lao động của gia đình. Số lượng lao động bỏ ra gọi là trình độ tự bóc lột của lao dộng gia đình. Mỗi một hộ nông dân cố gắng đạt được một thu nhập thoả mãn nhu cầu thiết yếu bằng cách tạo một sự cân bằng giữa mức độ thoả mãn nhu cầu của gia đình với mức độ nặng nhọc của lao động. Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, theo quy luật sinh học do tỷ lệ giữa Người tiêu dùng và Người lao động quyết định. Một hộ nông dân sau khi một cặp vợ chồng cưới nhau và ra ở riêng, đẻ con thì Người tiêu
dùng tăng lên, gia đình gặp khó khăn, nhưng dần dần con cái lớn lên số lao động tăng thêm, gia đình trở nên khá hơn. Đến lúc con lớn lên thành lập hộ mới thì chu kỳ bắt đầu lại từ đầu. Sự cân bằng này phụ thuộc rất nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Chính nhờ quy luật này mà các doanh nghiệp gia đình có sức cạnh tranh mạnh hơn các nông trại tư bản chủ nghĩa vì trong điều kiện mà nông trại lớn phá sản thì hộ nông dân làm việc nhiều giờ hơn, chịu bán sản phẩm rẻ hơn, không tính đến lãi, hạn chế tiêu dùng để qua được các thời kỳ khó khăn.
1.1.1.2. .Động thái kinh tế hộ nông dân
Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm:
Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất.
Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân.
Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động).
Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp.
Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra.
Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá