Hủ Tục Của Xã Hội Phong Kiến Miền Núi


báo hay những đêm gió bấc thổi về, lạnh thấu ruột đá ruột cây, người con trai phải ra nằm cạnh mả cho bố mẹ được ấm! ” [10.234] . Đây là nét đẹp văn hoá rất đặc biệt của dân tộc Tày, điều đó thể hiện được tình cảm của những người còn sống đối với người đã chết. Ngoài ra trong tiểu thuyết này còn cho người đọc thấy rất nhiều phong tập khác, tập quán khác như lễ cưới, cách làm nhà, tục lệ làm ma khô, nằm mả…

Trong những nghi thức của đời sống dân tộc Tày, Nùng, nghi lễ mừng thọ được coi là lễ tiết có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo tiếng Tày, Nùng, lễ mừng thọ được gọi là “Pủ Liềng”. Nghi lễ này cũng được Vi Hồng miêu tả trong tiểu thuyết Phụ tình. Người Tày mừng thọ khi bước sang tuổi 49: "Cái lễ bốn mươi chín, lễ đầu tiên của đời người về con đường phúc, thọ, khang, ninh ... rất có ý nghĩa" [8.164]. Đây là nghi lễ khá phức tạp, có thể tổ chức từ hai đến năm ngày, không được ngừng tiếng hát then và tiếng lượn. Người này mệt phải bảo trước cho mọi người biết để người khác thay thế, làm sao để tiếng lượn, tiếng hát lúc nào cũng vang đầy nhà. Đây là nghi lễ thứ nhất. Nghi lễ thứ hai là "vần khẩu mình" (vận chuyển gạo số mệnh), nghi lễ này cũng rất phức tạp và trải qua nhiều công đoạn. Nghĩa là người được làm lễ mừng thọ cùng những người trong gia đình mình đi xin gạo khắp thiên hạ: "Đi xin gạo số mệnh về để làm lễ mừng thọ, nhà nào họ cũng cho" [8.165]. Người đi xin phải mặc quần áo cũ, đầu đội nón, vai đeo đẫy để đi xin, xin càng được nhiều tức là phúc càng lớn. Sau khi gạo được xin về thì tiến hành làm lễ, trước sự chứng kiến của bạn bè, người nhà. Từng người xếp hàng, tùy ít hoặc đông nhưng phải là số hàng chẵn. Bồ đựng gạo đặt cạnh người ngồi ở đầu hàng trên cùng, bồ đựng gạo được trang trí bằng những giấy xanh đỏ lòe loẹt. Người được làm lễ mừng thọ ngồi cạnh bồ đựng gạo giữ "giảo khẩu mỉnh". Giữa "giảo khẩu mỉnh" được cắm một cây con đào lấy cả rễ và giữ gìn cẩn thận. Cái cây ấy gọi là "mạy mình". Người ta rất chú ý đến thế của cây có


thể đón ánh nắng có thể nhìn thấy bóng người và bóng cây mới trồng được - bóng người phải đè lên bóng cây thì mới trồng được. Những người tham gia lễ mừng thọ cùng nhau xúc đống gạo đổ vào một cái bồ con. Nhưng ở phía dưới, bao nhiêu gạo đổ cũng không đầy. Gạo đổ vùi cả "giảo khẩu mỉnh" thành từng đống, có ngon như ngọn núi thì cuộc lễ "vẩn khẩu mỉnh" mới kết thúc" [8.167]. Việc trồng cây số mệnh xuất phát từ quan niệm: cuộc đời gắn liền với cây cỏ của người Tày, Nùng cổ. Nghi thức này còn xuất hiện trồng trong lễ “ nối số” dành cho người trẻ và lễ “ mừng thọ” dành cho người già. Việc trồng cây với người Tày, Nùng rất quan trọng đặc biệt là cây đa. “Trước khi trồng cây đa cần xem ngày tháng, có khi làm lễ to. Giờ phút cắm cây đa xuống hố nhất thiết phải vào buổi sángvà dứt khoát phải có nắng trong. Mục đích phải nhìn thấy bóng người. Tục kiêng tuyệt đối là không được để bóng cây đa con đè lên bóng người thì người đó sẽ chết hoặc cả nhà bị tai nạn” [45.89]

Chịu sự ảnh hưởng của đạo Phật nên người Tày, Nùng cho rằng mỗi con người khi sinh ra đều có một số phận nhất định. Vì thế con người luôn muốn biết số phận của mình ra sao. Xuất phát từ tín ngưỡng ấy, nên người kinh có thầy bói còn người Tày, Nùng có các bà Then, cô Then, theo mọi người là họ có thể biết trước được số phận của người khác.Có nhiều nghi thức then song nhìn chung Then là một hoạt động mang tín ngưỡng dân gian Tày. Người đứng vai trò chủ đạo trong lễ then là người có chức sắc gọi là thầy then. Trong tuỳ từng lễ mà thầy then thay mặt ra chủ thực hiện các làn điệu then, truyền tải những lời mong ước của họ đến thần linh. Thầy then có thể dạy dỗ cho mọi người cách làm việc nhà nông, cách chữa bệnh… qua những câu hát thầy then giúp mọi người vui vẻ, khoẻ mạnh, mưa thuận gió hoà .Then trở thành một nghề, ngoài việc phải biết hát then,còn phải biết đánh đàn tính, biết khấn, làm lễ, diễn trò thuật …


Nhân vật Cẩu Tệnh và Thieo Mây đã làm nghề hát then đã trở thành giàu có. Mọi người đồn thổi rất nhiều về then Thieo mây khi cô cất tiếng hát: “ …thì những bông hoa đang ngậm bông cũng tung mình giương căng đoá để nghe Thieo Mây hát. Những búp non tơ cũng tư từ xoè nở thành đài thành lá. Và, đặc biệt người ta đồn đại tiếng hát tiếng đàn của Thieo Mây có thể làm cho người chết sống lại, làm cho người ốm khỏi bệnh nhanh chóng làm cho những người mù sáng lại mắt, người đẹp như hoa nụ” [6.80]

Những tri thức dân gian cũng được tác giả cũng được tác giả rất lưu tâm. Để từ đó người đọc có thể khám phá nguồn tri thức dân gian vô tận của người Tày, Nùng .

Nhắc đến vùng Việt Bắc chắc hẳn ai cũng nhớ đến hình ảnh những chàng trai cô gái trong trang phục được nhuộm chàm.Tập tục “nhuộm chàm” của người Tày - Nùng rất công phu, họ có bí quyết riêng để nhuộm chàm thật đẹp. Công việc này là của những người con gái Tày - Nùng từ lúc lên 9, 10 tuổi đã được mẹ dạy cán bông, kéo sợi, dệt vải. Con gái Tày ngày xưa không có lúc nào rỗi. Ở ngoài đồng về làm vải, làm củi, suốt trưa, suốt đêm gà gáy. Một tấm vải nhuộm chàm muốn đẹp phải mất khoảng sáu tháng: "Nhuộm lại giặt, giặt lại nhuộm. Bao giờ tấm vải chuyển từ màu xanh sang màu đen, bắt đầu "hãm nâu", hãm một lần, hãm hai lân... Muốn được tấm vải óng ánh sáng cánh ong bầu phải hãm đến lần thứ năm." [11.81]. Người nhuộm chàm giỏi phải biết nhìn bọt nổi ở vại chàm, ngửi mùi vại chàm, biết cho vào đấy bao nhiêu vôi, bao nhiêu men nữa. Nhuộm chàm giỏi là một trong những tiêu chí để chọn người con gái khéo léo. Bởi lẽ các cô gái Tày phải tự tay mình dệt, nhuộm chàm đủ "mấy chục bộ quần áo, làm bốn hoặc sáu cái màn, cái chăn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

..." [11.81] khi cô lấy chồng.

Bên cạnh đó là hàng trăm những tri thức dân gian khác được Vi Hồng thể hiện trong các tiểu thuyết của mình. Là địa hình núi rừng, săn bắt thú rừng

Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 8


cũng là nghề khá phổ biến của người dân nơi đây nên họ có rất nhiều kinh nghiệm khi săn bắn. Tri thức về săn bắn sóc đẻ cúng lúa mới , săn bắt hổ, ong Tó hống, săn bắt trăn, tri thức về làm nhà, chăn nuôi ,trồng trọt, sinh con đẻ cái, chữa bệnh …Tóm lại trong bất kì một cuốn tiểu thuyết nào của Vi Hồng ta cũng có thể thấy được nhưng kinh nghiệm dân gian của người dân tộc thiểu số. Rất thú vị khi ta biết được cách tính toán của những người dân Tày không biết chữ “Bố mẹ Thieo Si cũng như những người mù chữ ở mường Nặm Đáo thường dùng những hạt ngô màu để tính, ướm, đo, đếm mọi thứ trên đời khi phải tính nhiều món phức tạp. Những hạt ngô được lựa chọn cẩn thận; phơi phóng khô nỏ, cho vào ốngcó nắp như ống quyển- ống đựng bút của học trò chữ Hán. Những hạt ngô dùng để tính toán lâu năm, trơn bóng rất đệp với các màu phân biệt rò ràng: hạt tím, hạt đen, hạt trứng quốc, hạt vàng, hạt đỏ thẫm, đỏ nhạt và trắng. Khi tính họ đổ ống, giống hạt ngô nằm trên các mặt chiếu. Họ thận trọng gạt từng loại màu của những hạt ngô thành từng nhóm. Họ tính toán chăm chú và vất vả như những đứa trẻ học lớp một làm những bài tính cộng trừ.” [6.149,150]

Để đánh cá người dân tộc dùng “cây duốc cá” “Người ta có thể giã hàng mấy gánh hạt mác bác để duốc một con suối tihoặc có thể duốc cả sông. Nước mác bát trôi đến đâu cá chết đến đấy. doạn cá chết có thể dài trăm cây số.” [6.182,183]

Đơn giản là cách chữa bệnh ăn quá no bằng cách “ngâm nước lã là hiệu nghiệm hơn cả”.[ 6.186]

Ngoài việc miêu tả những tập tục lễ hội tốt đẹp của dân tộc như đi vãi, lễ đặt tên, lễ cưới, hội tung còn …, Vi Hồng còn dành những trang viết của mình để ngợi ca những món ăn truyền thống đậm đà phong vị quê hương Việt Bắc. Văn hoá ẩm thực cũng là một phương diện quan trọng của văn hoá nói chung, nó thể hiện đặc trưng vùng kinh tế, thói quen, môi trường sống, tập quán và cả


tính cách người dân xứ đó. Núi rừng Việt Bắc bạt ngàn tre, nứa, giang…cho nên món măng là món rau chủ yếu của người dân nơi đây. Măng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong truyện Ông Tiên, Vi Hồng đã nhắc đến món vịt ninh măng của bà Nại như một món ăn quen thuộc mang đậm nét đặc trưng của vùng miền núi để đãi khách quý về bản.

Người Tày, Nùng cũng giống như nhiều dân tộc khác trên đất nước ta, chủ yếu là làm nương rẫy và trồng lúa nước, cho nên người Tày chủ yếu ăn cơm nếp. Từ thứ gạo nếp nương dẻo, thơm họ chế biến ra các món xôi rất dặc trưng chỉ có ở quê hương mình. đó là cơm lam, xôi bảy màu…

Trong tiểu thuyết Đoạ đầy tác giả đã giới thiệu với người đọc một món ăn đặc sản của núi rừng Việt Bắc, món bánh trứng kiến. Món bánh trứng kiến được làm từ trứng của một loài kiến quý hiếm. Nhà văn đã miêu tả một cách chi tiết và hấp dẫn “Cái vị trứng kiến vừa thơm một mùi thơm đặc biệt, ngọt một vị ngọt lạ lùng và đê mê, mà lại có vị bùi rất lạ…Năm mùi bảy vị thơm bùi ngọt lành rất lạ, rất hiếm ấy, thấm vào đầu lưỡi, thấm vào máu làm người ăn thấy sảng khoái và đê mê chẳng khác gì cái vị ngọt ngào lạ lẫm của tình yêu đối với tuổi trẻ lần đầu được nếm trải…” [10.38]

Hay món cá suối mà Vàng Khao vừa đánh được “Anh mài con dao sắc , lạng ra từng lát thịt cá mỏng như tờ giấy, đỏ chót như thịt trâu tươi. Anh rút xương, tẩm bột, gia vị…Anh bắc chảo lên cho mỡ sôi sùng sục. Anh cẩn thận gắp từng lát cá vuông vắn to hơn bàn tay dúng vào chảo mỡ đang sôi xèo một cái, miếng cá cuộn tròn lại như tấm chả quế. Cá “pia quải” là một món ăn khá công phu từ việc chọn cá, đến việc tẩm ướp…Nhưng là một món ăn tuyệt vời. [6.185]

Có thể nói, sự trân trọng ngợi ca những giá trị truyền thống tốt đẹp, khiến cho các tiểu thuyết của Vi Hồng mang đậm sắc thái dân gian. Điều ấy cũng chứng tỏ tình yêu quê hương, sự lao động miệt mài để khám phá chiều


sâu tâm hồn Tày mà nhà văn suốt đời theo đuổi. Từ chính những trải nghiệm của bản thân, từ cuộc sống của những người cùng mường, cùng bản- nơi được coi là chiếc nôi văn hóa Tày ấy đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của nhà văn với mong muốn mang linh hồn Tày đến mọi người.

2.3.3. Hủ tục của xã hội phong kiến miền núi

Bên cạnh những phong tục, tập quán, tín ngưỡng đẹp trong đời sống tinh thần của người Tày - Nùng, tiểu thuyết của Vi Hồng còn đề cập tới rất nhiều những hủ tục của người dân nơi đây.

Hủ tục là những tập tục lạc hậu. Ví dụ: Do sự tôn sùng thái quá một số thói quen tín ngưỡng, một số người dân có trình độ dân trí thấp nên họ còn có những tập tục lạc hậu và thói quen tín ngưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của con người. Do địa bàn cư trú của người Tày - Nùng thường là những vùng núi cao, người dân ít học hành nên họ rất khó lý giải đối với một số hiện tượng của tự nhiên, bệnh tật, số phận của con người ... Tất cả họ đổ lỗi tại con ma.

Vì thế mà trong tiểu thuyết của Vi Hồng cũng phản ánh một trong những hủ tục rất phổ biến của đồng bào miền núi, đó là sự mê tín dị đoan. Tiểu thuyết Mùa hoa Bjoóc loỏng nói tới những mối tình đẹp giữa trai tài - gái sắc song đều bị phản đối bởi một trong hai người là "con ma gà". [9.125]. Họ cho rằng những con ma gà quanh người mọc đầy "những gai nhọn, gai móc móng cú". Ma gà thường nhập vào người khác để vòi vĩnh các thứ như thịt, rượu, các thức ăn khác: "... Người bị nhập ốm nhiều, cũng có thể ốm rồi chết" [9.135]. Thế nên, mặc dù rất yêu nhau song Hạ Chi bị gia đình kiên quyết chối từ việc nàng muốn lấy Mi Tráng làm chồng. Mi Tráng - chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ từng là bộ đội từ Nam ra Bắc, song bị mang tiếng sinh ra trong gia đình ma gà nên cả mường khinh ghét cùng Hạ Chi - cô giáo cấp III xinh đẹp đem lòng yêu thương nhau. Trước sự phản đối gay gắt của gia đình,


cô quyết tâm lấy bằng được Mi Tráng. Hai người thành vợ thành chồng, họ quyết tâm làm giàu để mọi người xua tan đi ý nghĩ ma gà.

Hủ tục ma nguyền cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân tộc Tày - Nùng. Hủ tục này được phản ánh trong tiểu thuyết Đất Bằng - một tiểu thuyết rất thành công của Vi Hồng đã đạt giải thưởng chính thức của Hội nhà văn năm 1985. Ở tiểu thuyết này tác giả đã cho người đọc biết khá đầy đủ về cuộc sống của người dân tộc thiểu số ở vùng Việt Bắc. Đó là cuộc sống du canh du cư lạc hậu của người Tày, Nùng, Dao, Mèo ...

Câu chuyện bắt đầu từ lời nguyền về cánh đồng Đin Phiêng - cánh đồng màu mỡ "... như một biển lúa vàng" [11.25] do mâu thuẫn giữa hai dòng họ Sầm và hộ Nông. Năm ấy lúa đang làm đòng trời làm đại hạn, nước không đủ tưới cho cánh đồng mênh mông cả hai bên. Họ thương lượng với nhau nhưng không được, hai bên làm đơn kiện lên quan châu. Quan Tây từ lâu thấy hai họ giàu có lại yêu thương nhau nên tức như “gai mọc trong mắt” từ lâu. Hai dòng họ vẫn thay nhau bắt nước vào ruộng nhà trong khi dòng nước ngày càng cạn kiệt. Họ tháo trộm nước của nhau, rình rập nhau. Xanh bị nghi là tháo nước trộm và bị họ Sầm đánh "Hai bản, hai bên, hai họ đánh nhau loạn xạ khắp cánh đồng. Trời sáng dần. Người bị thương nặng, người chết nằm rải rác. Đàn bà trẻ con kêu khóc thảm thiết..." [11.29]. Từ đó Đin Phiêng chia làm hai nửa Đin Phiêng phải và Đin Phiêng trái. Hai bên không qua lại với nhau, tình yêu giữa Viển và Xanh như "hoa yêu bướm, như ong yêu mật" [11.30] cũng bị chia cắt.

Đau xót trước cái chết của chồng, "Mẹ Xanh ra đồng Đin Phiêng, vừa đi vừa thề trời làm cho cả cánh đồng mênh mông của hai họ trở thành cánh đồng ma”, "Hỡi con ma có cánh, tóc trên đầu có ngọ lửa đuốc, đầu nhọn như hoa chuối, răng chắc như mũi kim và cong như răng liềm, hãy về đay rút gân, móc mắt những người ra làm ruộng Đin Phiêng. Ôi ông thần ngày xưa đã


nằm ngửa trên cánh đồng này hãy về đây thu lại ruộng đất của thần. Người hãy ngăn cấm trai gái hai bản, hai dòng họ đời đời không bao giờ được nên chồng vợ..." [11.37].

Sau lời nguyền ấy cánh đồng Đin Phiêng màu mỡ lại bỏ hoang trở thành cánh đồng "chết chóc". Là người con sinh ra và lớn lên ở miền núi, là nạn nhân của chính những hủ tục nơi đây. Vì thế Vi Hồng luôn bám sát vào đề tài về hủ tục cho người đọc thấy được cách ứng xử của những người dân nơi đây. Song ta cũng nhận thấy rằng không phải tất cả những người dân nơi đây đều tin mù quáng và làm theo những hủ tục ấy. Nên trong các tiểu thuyết của Vi Hồng cũng có rất nhiều con người tiến bộ, đứng lên chống lại những tập tục lạc hậu ấy.

Họ tin là có "ma nguyền" khiến cả bản bỏ Đin Phiêng không ai dám ở . Phải đến khi có một lực lượng thanh niên tiến bộ như Đáp, Huế, Nhình… vận động cả mường ra xây dựng tập thể cùng nhau làm ăn. Trải qua biết bao thử thách, đối phó với tảo xấu để rồi Đin Phiêng biến thành cánh đồng bội thu : "nhiều bóng người kẽo kẹt gánh thóc từ kho tập thể xuống mảng" [11.170]

Ở bất cứ dân tộc nào, quan niệm “linh hồn”, “vật linh” là cơ sở của toàn bộ hệ thống tín ngưỡng tôn giáo từ thời kỳ cổ sơ, nguyên thủy đến phức tạp, hiện đại như ngày nay.

Đối với người Tày, Nùng họ quan niệm vạn vật đều có linh hồn. Người kinh dùng từ ma – linh hồn để chỉ phần hồn để phân biệt với phần thể xác. Người Tày, Nùng gọi đó là “phi”, dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa rất rộng: thánh, thần, ma, quỷ. Ví dụ người Tày, Nùng thường quan niệm “ma trời” (phi phạ), ma đất (phi đin), ma rừng (phi pá), ma thuồng luồng (phi ngược)… Cũng theo quan niệm dân gian Tày, Nùng thì ma (phi) đều có ở ba thế giới: trên trời, mặt đất và âm phủ (dưới mặt đất). Phi trên trời gồm có: then, pựt, tiên, thần, tổ tiên. Phi ở trên mặt đất gồm có: phi núi, sông, đất, rừng. Họ cho

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022