2.3. Lễ hội dân gian, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, trong tiểu thuyết Vi Hồng
2.3.1. Lễ hội dân gian
Như đã giới thiệu, Vi Hồng là nhà văn người dân tộc sinh ra tại mảnh đất có truyền thống văn hóa, văn học dân gian lâu đời và đặc sắc.Ông hơn thế là sự ảnh hưởng, tiếp thu vốn văn hóa từ ông cha của mình, kết hợp quá trình nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian. Vi Hồng đã không ngừng sưu tầm, tích lũy những di sản văn hóa dân gian của các dân tộc mà trước hết là chính dân tộc mình bởi văn hóa dân gian lại nằm trong chính nhân dân. Vì thế mà cảm hứng sáng tác của Vi Hồng bắt nguồn từ chính cuộc sống của những người dân lao động - những người dân tộc Tày - Nùng ở quê hương ông. Tất cả những suy nghĩ, cách nói, cách làm, cuộc sống...của nhân dân đã đi vào tiểu thuyết của ông một cách tự nhiên. Cũng có tác phẩm như cuốn hồi ức sống động về chính cuộc đời của mình.
Vi Hồng yêu tha thiết những giá trị tinh thần của dân tộc, đặc biệt là văn hóa Tày Nùng như lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn học dân gian. Trước hết, nhà văn đã dành tình yêu, sự say mê mãnh liệt của mình cho những làn điệu dân ca trữ tình Tày - Nùng, đó là các điệu Sli, điệu lượn. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy không một tiểu thuyết nào của Vi Hồng không nói tới điệu Sli hay lượn tha thiết của dân tộc mình như một niềm tự hào, hãnh diện về nó. Vi Hồng đã có một công trình nghiên cứu về Sli, lượn được giải thưởng của ngành văn nghệ dân gian. Sli, lượn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng.
Sli có nghĩa là “thơ”, người Nùng dùng từ sli để chỉ toàn bộ dân ca mang tính trữ tình của họ cũng như người Tày họ dùng từ lượn để chỉ hầu như toàn bộ dân ca của mình. Theo tác giả Vi Hồng trong cuốn Sli, Lượn dân ca trữ tình Tày- Nùng “thì trước Cách mạng tháng tám (1945) dân tộc Tày, Nùng cũng như một số dân tộc khác, đời sống văn hoá tinh thần không phấn
trấn được vì giai cấp bóc lột muốn bóp chết những tâm hồn luôn muốn ca hát…Tuy vậy quần chúng Tày, Nùng ngày trước không bao giờ, không lúc nào chịu để cho tâm hồn mình cằn cỗi theo năm tháng dài dặc vất vả nhiều khi còn vật vã trong khổ đau. Nhiều khi vì chính cuộc sống lao động nhọc nhằn, vật chất thiếu thốn, vì bị áp bức khổ đau …mà họ càng phải ca hát, cần ca hát…Ca hát để dịu đi khổ đau và bớt nhọc nhằn…” [45.5]
Ở các làng bản Việt Bắc tiếng Sli, lượn không mấy khi vắng. Có khi chỉ trừ giấc ngủ và những bũa ăn của họ. Sli, Lượn vang lên từ mọi nhà, trên nương rẫy, ngoài đồng, cho tới khắp các bản mường. Không chỉ có thanh niên, trai gái yêu nhau mà từ người già và trẻ nhỏ đều biết lượn. Có những đêm lươn họ có thể thức thâu đêm để nghe, lượn với nhau. Đây chính là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc của văn hoá Tày, Nùng.Cho đến tận ngày nay thì sli, lượn vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng. Sli, Lượn giúp người ta phô diễn tâm hồn, tư tưởng, tình cảm nam nữ hay đơn giản chỉ là lúc họ cất lên một câu lượn để xua tan đi mệt nhọc trong lao động.
Có thể thấy những điệu Sli, điệu lượn xuất hiện ở khắp mọi nơi, và nó mang nhiều chức năng khác nhau, nhiều cách lượn khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Cuộc Đời Vi Hồng Và Tiểu Thuyết Của Ông
- Thiên Nhiên Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Của Vi Hồng.
- Cuộc Sống Của Đồng Bào Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Của Vi Hồng
- Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 7
- Hủ Tục Của Xã Hội Phong Kiến Miền Núi
- Sử Dụng Ngôn Ngữ Mang Dấu Ấn Dân Gian
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Họ có thể lượn trong phiên chợ. Trong phiên chợ Nặm Cáp Thế Ru - Va Đáo là hai cây lượn làm "nghìn người say mê", "từ ông già đến đứa trẻ, từ kẻ ăn cướp, ăn trộm đến những đứa con bị bố mẹ, họ hàng từ bỏ đều say tiếng lượn của chàng và nàng" [8.28]. Trong những ngày phiên chợ, ngày hội Lượn, Sli ở sân khấu ngoài trời từng đôi nam nữ một đối đáp với nhau. Họ có thể là đã quen biết nhau từ trước song cũng có thể chưa bao giờ gặp mặt. Thực tế cho thấy ở nhiều cặp lượn mà hai người chưa hề quen biết nhau lượn với nhau có nhiều thú vị và đem lại cho người lượn nhiều hứng thú khiến cho lượn sẽ hay hơn. Ban đầu họ có thể gặp nhau ngoài chợ từng tốp nam nữ hát
đối đáp với nhau để thăm dò, ướm thử sau đó từng đôi một tự tách ra khỏi tốp rồi tâm tình với nhau bằng sli, lượn. Từ những tiếng sli, lượn ấy mà đã biết bao chàng trai cô gái đã yêu thương nhau và nên vợ nên chồng.
Tiếng lượn không thể thiếu khi trai gái yêu nhau, tạm biệt nhau. "Mây đi hết trời lại trong xanh
Mây đến chôn vùi cả thời gian làm nấm mộ màu xám Người đông đến họp thành chợ
Người về bỏ chợ thành đất" [8.30].
Viết về tiếng lượn ngọt ngào dường nhà văn say sưa, thả hồn cùng điệu lượn của nhân vật "Tiếng lượn âm âm i i rồi ngân nga tận tận đáy tâm hồn, rung động hết những linh cảm nơi sâu thẳm. Tiếng lượn hà lều làm rung cả thân thể của nhau, gây biết bao cảm giác đê mê ngọt ngào. [8.31].
Họ lượn khi vui, khi buồn, cả khi bị những điều bất công. Khi Va Đáo bị viên tri châu bắt nàng về hát then, tiếng hát nàng cất lên chua chát như khóc than cho số phận bạc bẽo của mình.
" Hoa tiên nở lưng trời
Cây tiên trồng giữa đám mây năm sắc Đóa hoa bằng chiếc ô rực rỡ và ngọt ngào Mong ong thiêng bướm quý đến đậu
Ngờ đâu lại bị lũ bọ hung đến vờn ...
Họ hát khi thề nguyền, hát chào mừng, hát thăm hỏi, hát tỏ tình, cưới hỏi, trong lễ đặt tên cho con, khi làm việc... Tiếng lượn thể hiện tâm tình, khát vọng của người dân tộc.
Niềm vui khi mảnh đất Đin Phiêng cho vụ mùa bội thu khiến Nhình cất giọng cao vút, trong ngọt như ánh nắng sớm.
" Đẹp nhiều chính sách Đảng ban hành
Đảng dạy chúng mình định cư Cấy lúa chiêm, lúa mùa hai vụ
Ta sống đời no đủ từ đây " [11.147].
Đó là lời chào mà Đàng hát trước khi mọi người đề nghị:
Lời hát chào mừng Đàng hát trước khi được mọi người đề nghị:
Nghiênh nón tôi xin chào gốc bản, gốc rừng cất đầu tôi chào người quen người lạ
Tôi chào người già người trẻ Người đẹp đẽ hơn hoa
Tôi chào cánh nương cho ta nhiều lúa Tôi chào đồng ruộng cho chủ nhiều thóc Chào nước trong như ngọc chảy xuôi Chào đàn vịt bơi trên nước
Chào đàn gà mổ thóc ngoài sân Chào lợn trắng, lợn đen dưới sàn
Chào đàn trâu sừng ngang, sừng vểnh…
Gặp gì tôi chào ấy xin người hãy đừng chê [11.13]
Có thể nói tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều có thể trở thành đề tài của những bài lượn. Qua khảo sát tiểu thuyết Đất bằng, Chúng tôi thấy cả tác phẩm gồm 250 trang, thì số trang tác giả dành để viết về những lời hát lượn đã chiếm gần 5 trang với nội dung rất phong phú như: Những bài hát về lời chào, những bài hát mừng về sự đổi thay của quê hương, những bài hát về hiện thực, về quá khứ và những bài hát thể hiện sự nhung nhớ trong tình yêu.
Trong tiểu thuyết Phụ tình có tất cả 7 nhân vật có tiếng lượn ngọt ngào. Đó là Thế Ru, Va Đáo, Lai Cảng, Tốc Thiêng, Sáy Phủ, Va Lương và vợ của tướng cướp Sấc Tầu. Đặc biệt trong tiểu thuyết này những chi tiết liên quan đến tiếng hát lượn có ảnh hưởng rất lớn tới sự chi phối cốt truyện.
Ví dụ: tiếng đàn tính với lời ca du dương, tha thiết của Va Đáo có sức mạnh làm dịu đi bản chất hung hãn, háo sắc của tên tướng cướp khét tiếng Sấc Tầu biết trân trọng Va Đáo:
"Hắn nể tiếng lượn của Va Đáo vì hắn rất yêu tiếng lượn và tiếng hát.
Cả con bé Va Lương hát rất hay hắn cũng vì nể" [8.322].
Nhân vật Xinh Xông trong tiểu thuyết Mùa hoa Boóc loỏng cũng là “một cây hát lượn có tiếng cả tỉnh” [9.5]. Trước sắc đẹp của nàng Thu Lạ Cặm Cang – anh chàng xấu xí nhưng có giọng “ lượn ấm áp tha thiết xưa nay ít ai thấy”. Chàng tỏ tình:
Trăm hoa đua nở mùa xuân
Rồm nao nhan sắc muộn màng vào thu Cháu thu mang vòng đào đến đón Đem đàn sáo đến rước.
[9.194]
Trong phạm vi khảo sát bốn tiểu thuyết của Vi Hồng thì chúng tôi thấy cả bốn tiểu thuyết tác giả có miêu tả giọng hát lượn ngọt ngào của các nhân vật hoặc các hình thức hát lượn- sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc của vùng văn hoá Việt Bắc. Điều này đã phần nào phản ánh được sự yêu ca hát của người Tày nói riêng và đông bào miền núi nói chung.
Theo tiến sĩ Hoàng Ngọc La thì “Lượn nhìn chung không phải được diễn xướng như một cuộc hát thông thường để thưởng thức nghệ thuật. Từ cội nguồn và bản chất, lượn là “cách thức” giao duyên giữa “đôi bọn”, “đôi bạn” và cũng có khi “lượn bâng quơ” để tự giải toả những nỗi niềm riêng tư.” [18.214]. Có thể nói lượn là cả một thế giới tâm hồn Tày, rất nhiều sắc điệu và cung bậc khác nhau làm say lòng biết bao thế hệ không chỉ của những con người sinh ra trên mảnh đất của sli, lượn. Trong tình yêu của mỗi cặp trai gái người Tày không thể không có tiếng lượn “ngọt lời, ngọt tiếng, ngọt tim”
Những bài Sli, lượn không thể thiếu được đối với đồng bào Việt Bắc nói chung và dân tộc Tày - Nùng nói riêng. Bởi nó chính là cách biểu đạt phô diễn tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của những con người của một vùng đất còn lưu giữ nền văn hóa dân gian phong phú, một sự biểu đạt phô diễn độc đáo.
Sự am hiểu những điệu Sli, điệu lượn của quê hương không chỉ là kết quả của một quá trình sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian Tày - Nùng mà còn là cơ sở của cảm hứng sáng tác của Vi Hồng. Những làn điệu Sli, lượn như được ngân vang trong nhiều trang sách và góp phần tạo vẻ đẹp dung dị, đằm thắm cho môi trường cuộc sống mà nhà văn diễn tả. Việc đưa những lời ca Sli, lượn cùng việc miêu tả âm điệu không khí hát khiến cho tiểu thuyết của Vi Hồng thấm đẫm phong vị dân gian. Nhờ các sáng tác của Vi Hồng, người đọc biết đến nhiều hơn về Sli, lượn, về cây đàn tính - một báu vật của dân tộc Tày - Nùng. Bởi lẽ đàn tính là một biểu tượng âm nhạc dân gian Tày. Người Tày nói "Tính vui, tính buồn", "Tính buồn, tính đứt dây, lìa chốt, ong buồn thấy hoa nở biếng vờn" . Nghệ sĩ đàn tính Dương Sách quả không quá lời khi nhận xét về cây đàn tính: Ở đời, ta có bao lần tâm hồn bỗng ở trạng thái như bồng bềnh, chơi vơi, như huyền ảo mơ màng mỗi khi nghe từ những dây tơ cây đàn tính dân tộc rung lên những điệu dân ca quen thuộc, khi nỉ non tâm tình, khi êm ái thanh thoát, réo rắt vang ca, thiết tha day dứt…
Nhà văn Vi Hồng đã rung động mạnh mẽ trước làn điệu Sli, Lượn và tiếng đàn tính của quê hương. Cho nên hơi thở của dân gian truyền thống như hòa vào nhịp thở của nhà văn khi ông bày tỏ cảm nhận của mình về các giá trị của nghệ thuật dân gian. Tiếng Sli, Lượn ngân vang, tiếng đàn tính dập dìu đã gò cửa tâm hồn, khơi dậy mọi kỉ niệm, mọi niềm thương nỗi nhớ và trở thành cảm hứng vô tận để nhà văn sáng tác. Mỗi một tiểu thuyết Vi Hồng lại đem đến những âm thanh, nhịp điệu, điệu Sli, lượn khác nhau khiến người đọc khám phá được vốn văn hóa dân gian vô tận của dân tộc Tày - Nùng. Về điều
này, nhà văn dân tộc Hồ Thủy Giang đã có nhận xét: Tôi có cảm giác anh giống như một cây đàn tính, động vào dây nào, phím nào cũng có một điệu Sli, điệu lượn ngân lên da diết [4.12]
Những sinh hoạt văn hoá dân gian có các lễ hội trong năm, người tày, Nùng có rất nhiều lễ hội song một trong những lễ hội được biết đến đó là lễ hội Lồng Tồng.
Lễ hội Lồng Tồng- một lễ hội độc đáo của dân tộc Tày, Nùng cũng được nhắc đến trong tiểu thuyết múa hoa Boóc loỏng: “Hội Lồng Tồng (Xuống Đồng) của mường Khoang Đông ba bốn năm mới có một lần tổ chức lớn, kéo dài năm ba ngày. Đó là những năm hội thật tưng bừng. Người từ các mường khác bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc kéo đến nườm nượp. Trên trời có bao nhiêu mây trắng mây xanh thì dưới đất mường khoang đông cũng ngần ấy con trai con gái…Ở Khoang đông với những ngày hội Xuống Đồng, trai thanh gái lịch, trai nụ gái hoa, trai non gái trẻ mặt sáng như gương, mắt long lanh như hoạ mi, môi đỏ chót như cánh hoa mạ, như quả nhót chín mọng…” [9.5]
Lễ hội Lồng Tồng ở cao Bằng được mở từ giữa tháng Chạp, những năm hội lớn là năm kết hợp với lễ mời nàg trăng (mời Nàng Hai). Tin vui được loan đi khắp mọi nơi, mọi người trong, ngoài bản cùng đến dự. “Những người khách mường khác đến dự được “chủ nhà “đón tiếp, chào mời bằng những bằng những câu nói “lịch sự văn minh”, bằng những nụ cười “mới mẻ” nét mặt “tinh khôn” [45.17].
Trong những ngày hội có nhà thịt hai con lợn to, nấu rượu hết nửa gánh gạo xay để tiếp khách. Những nhà tiếp khách hết ngần ấy thịt rượu thì nhà đó có tiếng là người “rộng bụng, dáng đẹp, nét hay” [48.17], nhà nào ít khách thì bị mang tiếng là “hẹp bụng, mặt dơ và miệng kém, không phải là người lịch sự giỏi giang” [48.17]. Trong những ngày hội khách khứa nườm nượp. Nếu hội Lồng Tồng mở hội mời “nàng trăng” thì ngày hội “nàng trăng” là ngày
hội chính. Ngày hội chính thật tưng bừng náo nhiệt, mọi nhà cùng mang thịt, rượu, xôi ra hội, thức ăn được bày ra những chiếc mâm vuông, trên chiếu nan đặt dưới một gốc cây, trước cửa hang hoặc lều dựng tạm để khách du hội ăn uống. Họ vừa ăn uống, vừa chào mời, nói những lời nói vần (puối rọi), những câu lượn, sli lịch sự, thanh cao.
Ngày hội mời “nàng trăng” trong lễ hội Lồng Tồng được chuẩn bị chu đáo từ trước đó một hai tháng. Ngày hội trên sân khấu gồm có năm nhân vật – “Hai nhân vật chính là hai nàng trăng. Hai nàng trăng là hai cô gái tuổi mười sáu, mười tám chưa chồng và có sắc đẹp. Hai cô này được một bà già, thường là bà then - dạy cho những câu lượn, nàng trăng – bà then gọi đó là “mẻ cốc”. Lượn nàng trăng gồm những bài lượn cầu may, chúc mừng, ca ngợi… Ngoài “mẻ cốc” và hai nàng trăng còn phải có hai thanh niên, mỗi người tay cầm cây nêu bằng cây trúc con đứng trước cửa nhà “nàng trăng”. Tên hai nhân vật này là Gủ Tiến. Gủ Tiến làm nhiệm vụ “bảo vệ” hai nàng trăng và mẻ cốc. Các nhân vật này đều hóa trang rực rỡ: áo bằng lụa đỏ, quần hồng, khăn đỏ, tay cầm một dải lụa hồng dài. [45.19]. Kết thúc hội nàng trăng là một cuộc tạm biệt giữa người cung trăng và người trần. Trong suốt hội nàng trăng thay mặt cho người trời là thần tiên và là nhịp cầu bắc nối giữa thần và người. Nàng hát những câu cầu chúc, những câu nặng nghĩa, nặng tình thể hiện sự lưu luyến trần gian. Cuối cùng người trần mời nàng trăng lượn những bài hứa hẹn sang năm, hoặc sang năm nữa cũng vào những ngày này sẽ gặp lại nhau. Sau đó “mẻ cốc” thu hồi hai nàng trăng, hai nàng trăng nằm như ngất đi trong khoảnh khắc rồi trở lại thành người trần.
2.3.2. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng
Việt nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có đặc trưng văn hoá riêng, có những tín ngưỡng riêng, phong tục, tập quán riêng, độc đáo. Những nét riêng độc đáo đó lại có đóng góp nhất định vào diện mạo chung