rằng các phi này thường trú ngụ ở những cây to, hòn đá to, hang, động. Vì thế nếu vô tình xúc phạm đến các phi này, lúc đó sẽ phải làm lễ tạ tôi lỗi lầm. Điều này chúng tôi cũng đã đề cập đến khi tìm hiểu tập tục “trả cây” trong tiểu thuyếtĐất bằng.
Phi ở dưới đất (âm phủ) chuyên gây đau ốm cho con người. Muốn diệt trừ thì phải nhờ tới các thầy Tào, mo đi vào mường ma để trừ ma giải bệnh.Các thày cúng Tào dùng “âm binh” - một loại ma sống dùng để gây hại, trả thù người khác. Ma thuật này được thực hiện bằng một số câu thần chú nhằm vào người mà mình hại, tức thì các âm binh của thầy cúng là các mũi nhọn bằng kim khí ( kim sương ) phóng ra gây hại cho kẻ thù. Pháp thuật này người Tày gọi là “ phóng kim sương ”. Tuy nhiên cũng dựa vào niềm tin thái quá vào tín ngưỡng này của nhân dân mà một số Tào, then, pựt đã lợi dụng để đạt được những mục đích riêng của mình khiến cho những hủ tục lạc hậu tồn tại.
Tiểu thuyết Đọa đầy, nhân vật Tảo Pá Ngạn là người có lòng dạ nham hiểm, đã gây biết bao tội ác với dân bản. Nghĩ đến việc một người con gái còn trinh để khấn vái bàn thờ nhà mình để phép thuật của mình linh thiêng, Pá Ngạn dùng mọi cách để bắt Quỳnh The về làm vợ. Từ những lời tỏ tình trơ chẽn đến những lời dọa nạt “bắn kim sương” nhưng nàng vẫn kiên quyết chống cự: “Ông có bắn kim sương mũi tên thần thánh của ông có găm vào chính giữa tim tôi, tôi cũng không lấy ông!” [10.42]. Hắn quyết lấy Quỳnh The cho bằng được . Quỳnh The chạy trốn đến nhà Xu Mi- người yêu của cô để trốn nhưng Pá Ngạn đã trói mẹ và em trai nàng doạ thiêu cháy, hắn đem rắn độc ra doạ …trước nỗi đau đớn và gào thét của đứa em nàng buộc phải hi sinh để trở thành ngưòi của lão “Giết một cô gái xinh đẹp như nàng tiên, trinh bạch như bông hoa Boóc Loỏng giữa đại ngàn; thơm toả ngào ngạt vượt mấy đèo, lão ta mới linh thiêng gấp bội” [10. 294]. Giết người để được linh thiêng thì đó là một hành động
Với tấm chân tình yêu thương đồng bào miền núi, Vi Hồng đã dùng tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút sắc sảo, tài năng của mình để viết về họ, ca ngợi họ, mong muốn họ sống tốt đẹp hơn. Vì thế mà các sáng tác của ông nói chung và tiểu thuyết nói riêng mang tính nhân đạo sâu sắc. Ông đã từng phát biểu: “Các trang viết của tôi là những lời tâm tình cùng các dân tộc miền núi, trước hết là với người Tày rằng: hãy yêu thương và biết yêu thương cái đẹp, nhất là những con người đẹp, cao cả, đồng thời đem hết sức mình ra diệt trừ cái ác, kẻ ác,… [21.296]
Chính vì thế mà tác giả đã không ít lần đề cập đến những hủ tục lạc hậu, đặc biệt là đối với những kẻ ác dựa vào sự dễ tin của người dân tộc để lừa gạt họ.
Trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói, Vi Hồng lại phản ánh một hủ tục khá phổ biến của đồng bào dân tộc Tày - hủ tục ép duyên. Thông thường, bi kịch do bị ép duyên thường thuộc về những người phụ nữ, nhưng trong xã hội miền núi - nơi còn tồn tại rất nhiều hủ tục lạc hậu và tư tưởng phong kiến như đã ăn sâu vào tiềm thức con người thì bi kịch ấy dường như không tha một ai, kể cả với những chàng trai. Cuộc đời nhân vật Hoàng trong Tháng năm biết nói đã nói lên điều đó.
Hoàng là một người con trai tốt bụng tài giỏi. Ở Hoàng hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất cao đẹp của người con dân tộc Tày. Thế nhưng hạnh phúc đã không đến với với Hoàng, cuộc đời anh chỉ là khổ đau và nước mắt. Mất cha từ lúc còn nhỏ tuổi, mẹ đau ốm liên miên, lên tám Hoàng đã phải làm việc vất vả để nuôi mẹ. Mẹ Hoàng đau ốm nhiều đâm ra khó tính, bà luôn đay nghiến mắng chửi con mình. Ngay đến niềm say mê lớn nhất của Hoàng là được học bà cũng cấm đoán. Bà ra điều kiện: nếu lấy vợ thì sẽ được học. Hoàng buộc phải nghe lời mẹ, anh lấy vợ khi mới mười hai tuổi để được đi học như các bạn cùng bản. Và từ đây cuộc đời Hoàng là cả thung lũng đau thương, cùng
Có thể bạn quan tâm!
- Lễ Hội Dân Gian, Phong Tục, Tập Quán, Tín Ngưỡng, Trong Tiểu Thuyết Vi Hồng
- Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 7
- Hủ Tục Của Xã Hội Phong Kiến Miền Núi
- Vận Dụng Linh Hoạt Thành Ngữ, Tục Ngữ.
- Kết Thúc Có Hậu – Mô Típ Quen Thuộc Của Tác Phẩm Dân Gian
- Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 12
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Phàn đi xem mặt vợ tương lai, tưởng chọn được người vợ xinh đẹp, ai ngờ đó chỉ là cô gái thuê làm mẫu. Đến ngày cưới, thì vợ Hoàng lại là người đàn bà vừa già vừa xấu lại chua ngoa đanh đá. Hoàng nhất định không chịu nhận vợ. Từ ngày có vợ Hoàng không được yên thân để học. Trước kia chỉ mình mẹ chửi giờ là hai người đàn bà cùng đay nghiến Hoàng thậm tệ. Tìm mọi cách để được học, Hoàng phải trốn người đàn bà "có hàm răng ba ba" [7.133]. Hoàng phải ngủ trong ổ rơm. Lớn lên, khi đã học cấp 3, học đại học, Hoàng đã hiểu thế nào là tình yêu. Mang hình bóng của Băng - người con gái xinh đẹp, dịu hiền, song lúc nào Hoàng cũng sợ hãi khi hình ảnh của mụ Tẹo hiện lên trong đầu: "... nó nói cười, nó rít lên những tiếng ghê sợ, nó phun những tiếng thô tục rồi nó biến thành con diều hâu lớn. Khắp mình con diều hâu ấy toàn những móng, những vuốt. Nó quắp, nó móc, nó đào bới tan nát, nhàu nhoẹt cả ruột gan của Hoàng. Nó hiển hiện bất cứ lúc nào... càng chạy xa cái hình ảnh nanh vuốt ấy càng dễ hiển hiện! ..." [7.236].
Hoàng đòi ly dị vợ để làm lại cuộc đời nhưng mụ ấy đã đút lót quan tòa, sắp đặt khiến Hoàng không thể nào thoát khỏi mụ.Trong cuộc sống dù có khổ tới đâu song có tình yêu thương con người ta vẫn có thể vượt qua. Với Hoàng cuộc sống ấy là địa ngục, hơn nửa cuộc đời trôi qua, Hoàng vẫn chưa tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình - ấy là bi kịch đau đớn. Thế mới biết cái giá phải trả cho việc ép duyên là vô cùng lớn
Trước Cách mạng, ở miền núi tồn tại rất nhiều bất công do chế độ phong kiến miền núi hà khắc. Trong xã hội ấy, thiệt thòi, bất hạnh hơn cả vẫn là những người phụ nữ.
Đàng trong tác phẩm Vãi Đàng là một người con gái dân tộc Tày xinh đẹp, vẻ đẹp mặn mà. Gia đình Đàng vốn giàu có nhất tổng Rì, nhưng vì bố cô nghiện thuốc phiện nên của cải, nhà cửa cứ thế mà biến mất. Giờ đây Đàng phải đi hái lá “toong mản” để kiếm sống. Không những thế phó tổng Vọi lợi
dụng hoàn cảnh túng bấn của gia đình cô ép cô về làm vợ bé. Cô cự tuyệt và lập tức bị vợ chồng phó tổng Vọi vu vạ cho nhà Đàng là ma gà, khiến cả nhà cô bị xa lánh, xua đuổi. Để thoát khỏi bi kịch oan nghiệt này, cả nhà Đàng phải bỏ mường ra đi. Đàng buộc phải chia tay với Hinh - người mà cô yêu tha thiết, người đã động viên cô, an ủi cô lúc cô tuyệt vọng. Đến vùng Nặm Cáp, trốn vào rừng sâu làm nương để duy trì cuộc sống, những tưởng sẽ không còn ai biết đến quá khứ của gia đình mình, họ sẽ được sống yên ổn, làm lại cuộc đời và hy vọng hạnh phúc sẽ mỉm cười với họ. Nhưng sống giữa gầm trời của bọn thực dân phong kiến, con người chạy đâu cho khỏi nanh vuốt của bọn thống trị. Tổng Nhự– háo sắc, gian ác cho quân đến đốt chòi lúa của nàng rồi ép buộc nàng phải làm vợ lẽ của hắn. Đàng đau đớn biết bao khi biết rằng giờ đây cô sẽ mãi mãi không còn cô Hinh nữa, cô đã phản bội tình yêu của anh mất rồi. Thế rồi tưởng rằng cuộc đời Đàng an phận từ đây nhưng bi kịch cuộc đời lại đến với cô một lần nữa. Trong lễ đầy tháng con của Đàng, Tổng Vọi cũng được mời đến, hắn nhìn thấy Đàng và kêu lên “Con Đàng, con ma gà từ quê tao chạy đến đây! Nó là con ma gà, các quan ơi” [11.59]. Vợ Tổng Như xông vào đánh chửi Đàng tàn nhẫn, mụ “xắn tay áo, nhe răng cắn và cấu xé người vợ bé” [11.59]. Sau đó Đàng bị xích chân vào mảng thả bè trôi sông trong nhục nhã, đâu khổ cùng cực, trong sự khinh bỉ của tất cả mọi người: “Thỉnh thoảng thấy mấy người gánh củi, vác cây chuối rừng, có người đi qua nhìn thấy mảng ma vướng vào đó, họ nguyền rủa, nhổ khạc… họ sợ con ma gà có thể lên bờ vào bản [11.70]. Quá đau khổ khi một cô gái mới ngoài hai mươi tuổi phải chịu đựng những bi kịch nối tiếp bi kịch đổ xuống đầu cô. Nguyên nhân khiến Đàng phải chịu đựng nỗi đau chồng chất này chính là sự độc ác của bọn thống trị miền núi và tư tưởng cổ hủ lạc hậu của những người dân miền núi quê Đàng thủa ấy. Chắc hẳn tiếng khóc oe oe thảm thiết vì khát sữa của đứa bé con Đàng mãi mãi ám ảnh người đọc về những gì tủi nhục bất hạnh của những con người trong xã hội vô nhân đạo đã một thời tồn tại.
Vi Hồng viết về bi kịch đớn đau của những người dân nơi quê hương ông phải gánh chịu, đồng thời lên án, phê phán gay gắt những thế lực tàn bạo,
những hủ tục lạc hậu đã đày con người vào khổ đau, khiến cuộc đời con người là những "dòng sông nước mắt". Chính điều này đã khiến tác phẩm của Vi Hồng mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Tiểu kết
Có thể thấy tiểu thuyết của Vi Hồng đã tái hiện một cách sinh động và khá đầy đủ về bức tranh miền núi. Qua đó người đọc có thể cảm nhận sâu sắc và chân thực về thiên nhiên, con người với tất cả đặc tính vốn có. Cả những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa dân gian hay và cả những hủ tục đều được tác giả đề cập tới khá đầy đủ. Vi Hồng đã viết bằng cả tấm lòng yêu thương đồng bào mình, bằng sự trải nghiệm từ chính cuộc đời cay đắng của mình để rồi kết tinh thành những trang văn mang súc động mang tính nhân đạo sâu sắc.
Có thể nói, sự trân trọng ngợi ca những giá trị truyền thống tốt đẹp, khiến cho các tiểu thuyết của Vi Hồng mang đậm sắc thái dân gian. Điều ấy cũng chứng tỏ tình yêu quê hương, sự lao động miệt mài để khám phá chiều sâu tâm hồn Tày mà nhà văn suốt đời theo đuổi khao khát mang linh hồn Tày đến mọi người.
Chương 3
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
Một tác phẩm có giá trị phải có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Nó được ví như thể xác và tâm hồn không thể tách rời. Thật vậy, nội dung và hình thức là hai phạm trù khác nhau song nó lại là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ biện chứng hỗ trợ nhau tạo nên giá trị thẩm mĩ, sự toàn vẹn của một tác phẩm văn học.
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, cũng giống với những nhà văn khác, Vi Hồng luôn suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo ra những hình thức nghệ thuật để sao cho truyền tải một cách tốt nhất nội dung mà mình muốn gửi gắm đến bạn đọc. Tìm hiểu “Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng”, chúng tôi nhận thấy việc tác giả sử dụng nhiều phương thức, phương tiện nghệ thuật đậm dấu ấn dân gian để vừa tạo được hiệu quả biểu đạt tích cực vừa hình thành nên một phong cách viết rất độc đáo.
3.1. Sử dụng ngôn ngữ mang dấu ấn dân gian
3.1.1. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng
Mỗi một dân tộc mang một bản sắc văn hóa riêng và nó được thể hiện ở nhiều phương diện. Văn học là một phương diện khá quan trọng để nhận diện và phân biệt nền văn hóa này với nền văn hóa kia. Văn học dân gian Tày, Nùng được đặt trong nguồn mạch văn hóa Tày, Nùng ở Việt Nam là cả một di sản hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc, vừa có loại hình khu vực, vừa có phẩm chất đặc thù. Là nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian, hơn ai hết
Vi Hồng nhận thấy giá trị to lớn của nguồn văn hóa dân gian này. Khát vọng tìm kiếm “Tâm hồn Tày” luôn thôi thúc ông tìm kiếm, lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương mình. Và không có gì có thể bền vững và sức mạnh lan truyền bằng văn học mà Vi Hồng đã thể hiện trên những trang viết của mình. Là con người sinh ra từ chính nôi văn hóa Tày, Nùng, Vi Hồng hiểu sâu sắc từ cách nghĩ, cách làm, cách nói năng của đồng bào mình. Vì thế khi tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông có ảnh hưởng đậm nét từ phong cách diễn đạt của người Việt Bắc mà cụ thể là người Tày.
Đầu tiên chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng đầy chất thơ do ảnh hưởng từ những điệu Sli, Lượn ngọt ngào của quê hương. Ở vùng Việt Bắc nói chung và quê hương Cao Bằng nói riêng tiếng Sli, tiếng Lượn là “lời từ gió mà ra thành tiếng”, tiếng nối tiếng mà ra từ mọi miệng người không bao giờ dứt, không bao giờ hết mà lại rất vui, vì thế ngày xưa giữa những thung lũng heo hút mà vẫn đầy tiếng lượn. Tiếng lượn, tiếng Sli đổ dài theo triền nương, bò lan khắp vách đá. Tiếng lượn, tiếng sli vang vọng khắp mọi rẻo nương, cánh đồng. Tiếng sli, tiếng lượn mọc ra từ những luống cày, từ những nhát mai, nhát cuốc rồi theo cây lúa, cây ngô, cây đỗ… đi vào bản, lên nhà sàn… âm vang khắp mọi bản” [45.6]. Người người từ trẻ đến già ai ai cũng biết hát sli, hát lượn vì thế trong cách nói năng của họ cũng ảnh hưởng chất thơ từ những câu sli, câu lượn. Điều này cũng được Vi Hồng thể hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của mình. Đọc tiểu thuyết của ông ta thấy chất thơ thể hiện ở ngôn ngữ của các nhân vật. Trước tiên là các lời chào chân chất mộc mạc - một nét tính cách của người miền núi. Chính bởi cái mộc mạc ấy mà trong giao tiếp họ luôn muốn người nghe hiểu cặn kẽ những điều mình muốn nói. Khi nói bất cứ về vấn đề gì họ đều dẫn dắt hay miêu tả rất kĩ lưỡng, cụ thể để người nghe dễ dàng hiểu và hình dung được. Chính thói quen ấy đã
tạo nên lối nói phô diễn, giàu hình ảnh của người miền núi. Lời chào mang đầy chất thơ như những bài sli, bài lượn.
“Em có lời chào anh trai ngồi trên giường, chào quý anh đang uống rượu”. Câu chào với những nhịp ngắt đúng lúc cũng tạo nên nhiều dư ba.
“Chào em gái bông đang nở trên cành, nụ đang hé trên cây, có cánh ong bay dập dìu! Không biết câu chào đẹp của anh em có cho ngủ trọ trong tai phải, tai trái. Còn anh xin ngửa hai tay đón câu chào em quý bỏ vào túi gói mười lần khăn hoa” [PT.25].
“Sao có lời chào em Va Đáo! Mặt trời đã rơi xuống thấp, đã rụng sau núi. Ông trời đã trát chàm, chát nhọ vào mặt người, sao em còn đứng đây” [PT.127].
Những lời chào hỏi trên phần nào cho ta biết được đặc trưng trong giao tiếp của người Tày. Khác với cách nói ngắn gọn của người Kinh, cách nói bóng bảy cùng những hình ảnh so sánh ví von của người Tày giúp người nghe hiểu rò thái độ tình cảm của người nói.
Người Tày thường ví von “hổ đến nhà”, “cháy nhà” với những điều quan trọng, cấp thiết cần thông báo.
“Có chuyện lửa cháy đến trái nhà, giặc đến cuối mường, hổ đến giữa bản, em mới đến tìm anh. Bao nhiêu đèo cao em đã vượt, bao nhiêu suối sâu đến lòng đất em đã vượt. Em vách trăm bụi gai, em lội qua ngàn bãi cỏ gianh gai đâm tua tủa. Em đến đây để báo tin chết chóc. [10.34].
Cách nói ví von, có vần điệu của người Tày, Nùng được Vi Hồng sử dụng với mật độ cao trong các tiểu thuyết của mình.
“Hồn em đã gửi ở bốn chân tay, ở trong mắt, ở trong hồn anh Ki Nọi. Nhưng anh Ki Nọi đã có hồn chị. Nay em xin gửi hồn em ở nơi chị cùng anh. Em cứ như con chim đã bị tên gãy cánh, như con cá lưỡi câu còn mắc trong