giáo dạy văn, Mạnh Kha – chàng thanh niên miền xuôi vừa xuất ngũ lên xây dựng vùng kinh tế mới. Bởi theo họ người dân mường Khoang Đông “rất dễ tin vào thế giới của ma quỷ hơn là những người đang sống xung quanh họ”
[9.254]. Từ chương 2 đến chương 18 tác giả nói về tình yêu đẹp những trai gái tuổi hoa tuổi nụ của mường Khoang Đông và cuộc đấu tranh chống lại những hủ tục lạc hậu của người dân nơi đây. Trong 19 chương của tác phẩm nhưng sự kiện không nhiều và đơn giản, đặc biệt sự kiện các nhân vật đóng giả làm ma gà được lặp đi lặp lại nhiều lần. Cốt truyện xoay quanh mối mâu thuẫn giữa ý thức bảo thủ và tiên tiến của dân làng mường Khoang Đông về sự mê tín. Cốt truyện có phần đơn giản song bằng sự am hiểu sâu sắc về cách nghĩ, cách nói, cách làm của người dân tộc thiểu số Vi Hồng đã giúp người đọc khám phá rất nhiều điều về cuộc sống của đồng bào miền núi. Chính điều này làm nên thành công của tác phẩm nói riêng và các sáng tác của ông nói chung.
Hay tiểu thuyếtPhụ tình cũng vậy hệ thống các sự kiện cũng đơn giản về số lượng và được kể lại một cách gọn gàng theo mạch thời gian cuộc đời của nhân vật chính – nhân vật Va Đáo. Với 22 chương kể về cuộc hành trình đi tìm Thế Ru – vầng hạnh phúc chói lọi của cuộc đời Va Đáo. Những sự kiện về cuộc đời Va Đáo từ khi nàng ngoài 20 tuổi đến khi nàng chết được sắp xếp tuần tự như “một cuốn phim” trải ra trước mắt người đọc. Cuộc đời nàng đã trải qua rất nhiều nỗi khổ như thử thách tấm lòng chung thủy của nàng với Thế Ru. Ở hai tác phẩm này ta thấy tác giả thường nêu lên sự kiện nào thì giải quyết sự kiện đó luôn-một cách kết cấu cốt truyện đơn giản. Song sự đơn giản về cốt truyện trong hai tiểu thuyết này không gây nên sự nhàm chán. Các sự kiện liên quan đến mối quan hệ phức tạp giữa Va Đáo, Lai Cảng, Tốc Thiêng, Thể Soai, Thế Ru càng làm nổi bật tính cách chung tình của Va Đáo. Va Đáo, Thế Ru gặp nhau cũng là lúc kết thúc truyện - một kết thúc quen thuộc trong
truyện kể dân gian khi những mâu thuẫn, xung đột được giải quyết cũng là lúc truyện được khép lại.
Đối với một tác phẩm tự sự yếu tố cốt truyện cũng không phải là yếu tố quyết định mà ở tiểu thuyết này nói riêng và các tác phẩm của Vi Hồng nói chung còn hấp dẫn người đọc ở nhiều yếu tố khác. Thực tế đã cho thấy tác phẩm có cốt truyện giản đơn như Ông già và biển cả của Hêminguê đã đạt giải Nôben văn học.
Ở hai tiểu thuyết Đọa đày và Đất bằng có cách sắp xếp các sự kiện, tình tiết mới mẻ và phức tạp hơn. Đó là cách sắp xếp có sự đảo ngược về thời gian.
Tiểu thuyết Đọa đày có 25 chương, mỗi chương là những sự kiện, tình tiết có mối liên hệ móc xích với nhau tạo nên một kết cấu có tính hiện đại hơn. Trong 25 chương tác giả đã sắp xếp các tình tiết câu chuyện theo cách đảo trật tự thời gian, đan xen giữa thời gian hiện tại với thời gian quá khứ.Ví dụ xoay quanh số phận của nhân vật chính Đào Tha Đát ở chương 3 người đọc không biết vì sao ông bị bắt mà phải đến chương 7 mới kể về âm mưu của Pá Ngạn, Đăm Đông hại họ Đào. Hay Xoay quang mối quan hệ giữa Bội Hoan và Ki Nọi ở chương 1 cũng mới chỉ nhắc đến tình yêu của hai người bị hai gia đình ngăn cấm phải đến chương 11 tác giả mới kể chi tiết về cuộc sống của họ từ sau khi bỏ trốn. Ở đây ta thấy tác giả đã có bước tiến so với các nhà văn dân tộc thiểu số trước và cùng thời Vi Hồng. Các tác phẩm của nhà văn do đó phần nhiều cốt truyện thường phát triển theo mạch đi của thời gian, nếu có đảo lộn thì cũng chỉ là những đảo lộn đơn giản. Tác phẩm Đọa đầy đã khắc phục được kiểu kết cấu đơn giản đó. Phần mở đầu là tình yêu của Ki Nọi - Bội Hoan, 2 con người này bất chấp sự ngăn cản của gia đình cùng nhau chốn vào rừng sâu lập nghiệp xây dựng hạnh phúc cho riêng mình. Phải đến tận chương 11 ta mới biết tường tận về cuộc sống của hai vợ chồng Ki
Có thể bạn quan tâm!
- Hủ Tục Của Xã Hội Phong Kiến Miền Núi
- Sử Dụng Ngôn Ngữ Mang Dấu Ấn Dân Gian
- Vận Dụng Linh Hoạt Thành Ngữ, Tục Ngữ.
- Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 12
- Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Nọi – Bội Hoan trong rừng sâu với sự cố gắng, nỗ lực của họ, giờ đây là cả cơ ngơi ít ai có được. Hay về sự kiện Đào Tha Đát bị bắt ở đầu tác phẩm (Chương 3) người đọc không biết lí do vì sao nhân vật này bị bắt mà chỉ nhận biết được đây là một chúa mường tốt bụng. Phải đến chương 7 người đọc mới biết việc Đào Tha Đát bị bắt là do âm mưu lật đổ chúa mường của Đăm Đông là do Pá Ngạn dựt dây.
Vi Hồng đã đan xen các sự kiện với nhau, sự kiện này móc xích với sự kiện kia. Và rò ràng nó đã tạo ra một hiệu quả nhất định: lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.
Cốt truyện cũng là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, bằng cách sắp xếp hệ thống các sự kiện theo những kiểu nhất định sẽ giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực những xung đột này. Mặc dù có những bước “ hiện đại hóa” song tiểu thuyết Vi Hồng vẫn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ văn học dân gian. Đó là sự phân tuyến nhân vật, ngôn ngữ….
Tiểu thuyết Đất bằng với 14 chương, tác giả đã sử dụng kết cấu đảo ngược thời gian, xen kẽ giữa thời gian hiện tại với thời gian quá khứ và thời gian tâm lí. Song ta thấy tác phẩm vẫn còn ảnh hưởng từ văn học dân gian như kiểu kết cấu cốt truyện của truyện cổ tích, sử dụng những câu truyện kể dân gian dù đề tài cuộc sống và con người được miêu tả trong tác phẩm có phần thực hơn rất nhiều so với một số tiểu thuyết khác của ông.
Mở đầu tác phẩm là niềm vui của Già Viễn – Già Xanh vì Đin Phiêng đã đổi mới, con cháu giỏi giang. Các chương từ 2 đến 12 là sự xen kẽ miêu tả giữa hiện tại và quá khứ của công cuộc khai phá Đin Phiêng, cuộc đấu tranh của dân làng chống lại sự chống phá, lừa bịp của Tảo Mu. Chương 13, 14 miêu tả về đám tang của già Viền trong niềm thương tiếc của cả dân làng, Tảo Mu bị trừng trị, Moong Khịt hối hận trước hành động xấu của mình khi bị
Tảo Mu xúi giục. Như vậy kết thúc truyện xung đột cũng được giải quyết “thấu tình đạt lí”.
Có thể nói về mặt kết cấu cốt truyện ở tiểu thuyết Đất bằng và Đọa đầy, ngòi bút của Vi Hồng đã trở nên già dặn hơn khi thể hiện sự đảo lộn nhiều chiều của thời gian: thời gian hiện tại xen lẫn với thời gian quá khứ, thời gian hiện tại xen lẫn với thời gian tâm lí. Điều đó chứng tỏ nhà văn Vi Hồng đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới các biện pháp nghệ thuật làm cho tiểu thuyết của mình vừa mang đậm tính dân tộc vừa không quá lạc lòng với nền văn học Việt Nam hiện đại. Trên bước đường tìm tòi, thể nghiệm các biện pháp nghệ thuật, Vi Hồng đã đạt được những bước tiến có giá trị so với các nhà văn dân tộc thiểu số cùng thời với ông, đưa ông trở thành nhà văn có vị trí khá quan trọng trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
3.2.2. Kết thúc có hậu – mô típ quen thuộc của tác phẩm dân gian
Với cảm hứng nhân đạo sâu sắc nên trước khi viết, Vi Hồng luôn ý thức các sáng tác của mình là để giúp dân tộc mình canh chừng với kẻ ác, cái ác… Hơn 10 cuốn tiểu thuyết viết về đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều đề tài khác nhau, bối cảnh khác nhau song có thể thấy sự thống nhất trong kết thúc các tiểu thuyết của Vi Hồng: có hậu – một kiểu kết thúc quen thuộc trong văn học dân gian, đặc biệt ở truyện cổ tích. Chính cách xây dựng kết thúc cốt truyện có hậu đã chi phối đến cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Vì thế ta thấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng rất phong phú, sinh động từ người nô lệ, nghề thầy cúng, nông dân, trí thức… song đều được phân tuyến rò ràng thành chính diện – phản diện, thiện – ác đối nghịch nhau sâu sắc. Trong tiểu thuyết của Vi Hồng những nhân vật tốt thường có kết cục tốt, còn những nhân vật xấu, tùy vào hành động của họ gây ra mà họ bị trừng trị đích đáng giống như vô vàn truyện cổ tích ở Việt Nam và trên thế giới như Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây Khế, Cây tre trăm đốt…
Đất bằng là bài ca ca ngợi sự tiến bộ của những thanh niên trẻ tuổi sáng tạo, nhiệt tình và yêu quê hương như Đáp, Nhình, Huế, Kì… Kết thúc truyện là thành quả được cả mưởng tin tưởng, công nhận và làm theo họ. Còn Tảo Mu trước những thủ đoạn lọc lừa làm hại dân bản đã phải chịu hình phạt đích đáng, cả làng khinh ghét. “Trói Tảo Mu lại. Giết nó đi” [11.176]
Đặc biệt mô típ “ở hiền gặp lành” “kẻ gieo gió sẽ gặt bão” được thể hiện rất rò trong tiểu thuyết Đọa đầy. Đó là Ca Đai – tay sai của Tảo Pá Ngạn đã làm những việc tội lỗi và cuối cùng nhân vật này cũng phải trả giá bằng mạng sống của mình. Pá Ngạn – gian giảo, lọc lừa. Hắn đã dựa vào sự mê tín thái quá của dân bản để làm giàu cho bản thân mình. Hẵn dã tâm hại gia đình Đào Tha Đát – chúa mường tốt bụng để dễ bề sai khiến Đăm Đông. Dã tâm cùng sự ngu dốt đã biến hắn thành con quỷ đội lốt người. Để đạt được mục đích hắn dám giết cả người. Sai Ca Đai giết Quỳnh The xinh đẹp với mong muốn là tăng sức mạnh linh thiêng, làm trò ma thuật bịp bợm lừa dân làng. Cuối cùng hắn phải chết. Những nhân vật khác như Pác Tàm, Tha Moóc cũng phải chịu những hậu quả đích đáng. Ngược lại, những nhân vật tốt bụng như Đào Tha Đát, Ki Eng, Quỳnh The có kết thúc tốt đẹp. Đào Tha Đát lại làm chúa mường, tài sản vốn có của gia đình lại được trở về. Quỳnh The là cô gái xinh đẹp được hưởng hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu…
Ở hai tiểu thuyết Phụ tình và Mùa hoa Bjoóc loỏng không tập trung vào xung đột giữa các nhân vật xấu - tốt, thiện - ác nên kết thúc kiểu có hậu không rò nét như trong tiểu thuyết Đất bằng và Đọa đầy. Song ta vẫn thấy nó ảnh hưởng ít nhiều kiểu kết thúc trong văn học dân gian. Va Đáo sau mấy chục năm đi tìm “vầng hạnh phúc chói lọi của cuộc đời” đến giây phút cuối cùng của cuộc đời nàng cũng kịp gặp được Thế Ru và nở nụ cười mãn nguyện.Với Mùa hoa Bjoóc loỏng tác giả tập trung vào ý thức chống hủ tục lạc hậu của đồng bào miền núi nên cũng không có sự xung đột gay gắt giữa
các nhân vật, cái thiện – cái ác không phân minh rò nét nhưng cũng có kết thúc đẹp đối với các nhân vật. Kết thúc tác phẩm Mùa hoa Bjoóc Loỏng cũng là lúc thức về con ma gà đã mờ nhạt trong lòng dân bản. Hạ Chi lấy Mi Tráng để chứng tỏ không có con ma gà nào hết. Cuộc sống giàu sang sẽ đánh tan được ý thức về ma gà. Hạ Chi và Mi Tráng đã xây dựng được cơ ngơi sang trọng nhất mường dường như không ai còn nhắc đến ma gà Mi Tráng nữa cho dù cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ có nhiều sóng gió và bão lòng. Mạnh Kha tìm lại được gia đình mình, nhận ra bố mẹ và hai chị. Hạ Chi – Mi Tráng đã chiến thắng trên con đường làm giàu để chứng tỏ với mọi người không hề có con ma gà. Con ma gà chỉ có do đầu óc tối tăm, nghèo đói và sự thất học mà ra. Cặm Cang, Tua Be… cũng có cuộc sống hạnh phúc.
Với những kết thúc theo quan điểm nhân – quả trong các sáng tác dân gian làm cho tiểu thuyết của Vi Hồng giống như những câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Vi Hồng đã vận dụng sáng tạo vốn văn hóa dân gian vào trong sáng tác của mình tạo nên một phong cách độc đáo trong bút pháp nghệ thuật. Đúng như nhận xét “Càng đọc Vi Hồng tôi càng thấy một điều là tiềm lực văn chương và vốn sống, đặc biệt là vốn dân gian của anh vô cùng nhiều. [4.56]
Cảm hứng nhân đạo sâu sắc đã chi phối mạnh mẽ đến kết thúc trong các tiểu thuyết của Vi Hồng. Thậm chí ở nhiều tiểu thuyết ta còn thấy cách “xử lí” các xung đột giống với các câu chuyện cổ tích đó là các yêu tố “kì” – đặc trưng cơ bản của truyện dân gian. Vân Thanh từng có lời nhận xét về truyện Vi Hồng: “ Bao giờ cũng đậm chất li kì, đôi khi bí hiểm” [50.106]
Ngoài ra, ta cũng nhận thấy trong một số tác phẩm khác nhà văn Vi Hồng cũng xây dựng cốt truyện tương tự như Lòng dạ đàn bà. Đây là một tiểu thuyết có cốt truyện mang đậm chất cổ tích. Tác Phẩm là câu chuyện đời của một người con gái đẹp người, đẹp nết tìm lại được hạnh phúc gia đình sau bao mưu kế hiểm ác của lòng người. Lả và Linh Thang Nghít yêu nhau say
đắm, họ phải vượt qua rào cản khắc nghiệt của hủ tục, của cha mẹ để đến với nhau. Nhưng sau khi lấy được Lả, Nghít lại bội bạc với Lả để yêu Mã Thả An xinh đẹp, ruồng rẫy Lả đến nỗi cô phải ra đi. Ai cũng tin cô đã tự tử và chết. Sau đó bị em trai của Mã Thả An cướp hết nhà cửa đuổi 2 vợ chồng Linh Thang Nghít đi. Thang Nghít bị mù rơi vào hoàn cảnh khốn khó Lả lại quay về với vỏ bọc thân phận khác. Sau ba năm được Lả (dưới thân phận khác) chăm sóc, Nghít đã biết theo con đường lương thiện. Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu như một giấc mơ cổ tích: ở hiền gặp lành, họ giành lại được gia sản và cái hạnh phúc tưởng như đã mất lại trở về với hai người (gia đình đoàn tụ, Nghít lại nhìn được)
Chân thực và giản dị trong lối viết, cốt truyện trong tác phẩm Vi Hồng ít xung đột và sự sắp xếp các tình tiết, sự kiện thường theo những mô típ mà ta vẫn gặp trong các chuyện kể dân gian. Chi tiết nàng Lả xinh đẹp cải trang thành cô gái đen đủi, xấu xí, ta gặp phảng phất trong nhiều chuyện kể dân gian các dân tộc Việt Nam và nước ngoài (Sọ Dừa, Hoàng Tử Ếch…) Chi tiết của cải rơi ra từ con thác Nặm Tốc Rù – một cách bí ẩn – cho bà cháu Mương như một mô típ trời thương kẻ nghèo khó như chính câu chuyện Con vịt vàng bà Mương hay kể cho các cháu. Chi tiết vợ chồng Sa cướp nhà của Nghít rồi lại đổi ngôi nhà sang trọng ấy lấy túp lều rách nát của bà cháu Mương để chiếm hang nước “tự đùn ra của cải” mang dáng dấp như chi tiết người anh đổi nhà cho người em để đợi chim phượng hoàng trong chuyện Cây Khế. Và chi tiết ba bà cháu tưởng sắp chết đói lại được “ Bà tiên đen” Thu Lả cứu sống giống như mô típ truyện cổ tích: trời phật, tiên, bụt giúp người tốt bụng lúc nghèo khó.
Không chỉ vậy, trong tác phẩm ông còn nhắc đến một số truyền thuyết, cổ tích… của người Tày. Trong tiểu thuyết Đất bằng xuất hiện trọn vẹn một câu chuyện cổ của người Tày chuyện chàng Xiên Càn và cây đàn tính (già
Viền kể), câu chuyện giải thích sự ra đời của cây đàn tính, đó là món quà của mẹ Hoa – mẻ Bióoc – người sản sinh ra muôn loài ở trần gian tặng Xiên Cân để cất lên những khúc hát yêu thương.
Hay trong Núi cỏ yêu thương, từ đầu tác phẩm câu chuyện Thuồng luồng bắt vợ tôi được nhắc đến nhiều lần nhưng bí ẩn như một mật mã. Tác giả chỉ hé lộ một số tín hiệu, còn nội dung như một mật mã cuốn hút người đọc cho đến trang cuối cùng mới có thể biết được. Hiệu quả nghệ thuật của những yếu tố này là đã tạo ra một bầu không khí hư ảo, li kì trong tiểu thuyết, “huyền thoại” mà dễ chấp nhận vì không phi lí bởi tính thời sự mà tác giả nêu trong tác phầm.
Tóm lại, tiểu thuyết Vi Hồng là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại, tính thời sự và dấu ấn truyện cổ dân gian trong kết cấu cốt truyện đã làm nên phong cách riêng độc đáo của mình.
3.3. Xây dựng nhân vật mang dấu ấn dân gian
Thông qua hình tượng nhân vật nhà văn miêu tả hiện thực cuộc sống để từ đó thể hiện những quan điểm của mình tới bạn đọc. Trong văn học có nhiều kiểu nhân vật. Nếu dựa vào cấu trúc hình tượng thì có: nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng, nhân vật chức năng, nhân vật loại hình. Nếu dựa vào vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có lớp nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, dựa vào quan điểm tư tưởng nghệ thuật của nhà văn có nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian. Tiểu thuyết của Vi Hồng phản ánh chân thực cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số bằng điểm nhìn hiện thực nên nhân vật trong tiểu thuyết thường được phân tuyến rò rệt thiện - ác, tốt - xấu. Những kiểu nhân vật này xuất hiện nhiều trong các loại hình tự sự dân gian. Trong văn học dân gian những kiểu nhân vật “dì ghẻ”, “anh cả”, “địa chủ”, “phú nông”… khiến cho người ta liên tưởng ngay đến những con người tham lam độc ác, mưu mô, xảo quyệt. Còn những kiểu nhân vật như người “em út”, “con chồng”, “mồ côi”… là những người hiền lành