của đời sống văn hoá Việt Nam. Đó là sự tổng hợp của hàng trăm lễ hội khác nhau, cả hàng trăm tập tục, cách nghĩ, cách làm của cha ông ta từ ngàn đời vẫn được lưu truyền trong dân gian. Mỗi nhà văn, nhà thơ Việt Nam luôn cố gắng tái hiện một phần nào đó nét đẹp của văn hoá dân tộc trong sáng tác của mình. Nhà văn Vi Hồng cũng không là ngoại lệ, nhưng có lẽ ông còn có ưu thế hơn một số nhà văn khác vì ông còn là một nhà nghiên cứu văn hoá dân gian. Nhiều khi hai vai trò ấy cùng hoà trộn vào nhau, thể hiện trên những trang văn của ông, tạo nên một phong cách sáng tác độc đáo của Vi Hồng.
Trong những sáng tác của mình đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết Vi Hồng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ những yếu tố của văn hoá dân gian, đặc biệt là vốn văn hoá dân gian bản địa nguyên bản. Có thể thấy tiểu thuyết của Vi Hồng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng của văn hoá Tày, Nùng xuất hiện với mật độ khá dày đặc.
Phong tục là “Thói quen, tục lệ đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người thừa nhận và làm theo” [32.783]
Phong tục, tập quán là những ứng xử giữa người với người, với thiên nhiên xung quanh và với chính bản thân mình được lặp đi lặp lại thành thói quen, có thể được thể hiện bằng những quy ước trong lao động trong đấu tranh, trong sinh hoạt, trong mối quan hệ với xã hội và tự nhiên, được dư luận xã hội thừa nhận.
Những thái độ và hành vi nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, gắn sâu vào tiềm thức, tâm lí thành thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một cộng đồng người được gọi là tập quán.
Nếp sống một khi đã trở thành thói quen, được truyền từ đời này sang đời khác, làm cho những người sau tuân thủ tự giác. Những tập quán có tính chất xã hội được nêu lên thành nghi thức, có thể lệ, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được dư luận xã hội thừa nhận hay ủng hộ, bảo
vệ và yêu cầu mọi người tuân theo, không theo thì lên án, thường gọi là tục lệ hay phong tục.
Văn hoá tín ngưỡng của người Tày, Nùng rất đa dạng và là “một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hoá dân gian tày, Nùng được hợp thành bởi các hình thức cúng bái dân gian với các tên gọi như tao, then, pụt, siên, vv…” [48. 97]
Có thể bạn quan tâm!
- Thiên Nhiên Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Của Vi Hồng.
- Cuộc Sống Của Đồng Bào Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Của Vi Hồng
- Lễ Hội Dân Gian, Phong Tục, Tập Quán, Tín Ngưỡng, Trong Tiểu Thuyết Vi Hồng
- Hủ Tục Của Xã Hội Phong Kiến Miền Núi
- Sử Dụng Ngôn Ngữ Mang Dấu Ấn Dân Gian
- Vận Dụng Linh Hoạt Thành Ngữ, Tục Ngữ.
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Mỗi một dân tộc đều có những phong tục, tập quán tín ngưỡng riêng, nó được truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những giá trị bền vững và nó cũng quy định chuẩn mực, hành vi, ứng xử của dân tộc đó. Là người con của dân tộc Tày, bản thân lại là người nghiên cứu văn hóa dân gian, hơn ai hết Vi Hồng am hiểu sâu sắc và rất trân trọng tự hào về những phong tục, tập quán của dân tộc mình. Chính những tác phẩm của ông là những bảo tàng tinh thần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, khiến chúng mang đậm bản sắc dân tộc, có sức hấp dẫn, cuốn hút mạnh mẽ đối với người đọc.
Trước tiên tiểu thuyết Vi Hồng đề cập rất nhiều đến tình yêu nam nữ, hôn nhân của người dân tộc Tày. Bởi tình yêu luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tác văn học. Thứ tình cảm đặc biệt này có lẽ trên thế gian tất thảy đều giống nhau song mỗi dân tộc lại có cách thể hiện khác nhau, cách bày tỏ khác nhau. Đọc tiểu thuyết Vi Hồng, chúng ta có dịp hiểu thêm được cách yêu của những chàng trai cô gái dân tộc Tày - Nùng. Khi chàng trai đem lòng yêu mến người con gái, anh ta tìm mọi cách để lấy lòng người con gái, công khai tình cảm của mình, theo đuổi cô gái cho dù thời gian thử thách rất lâu và có thể không bao giờ được đáp lại. Nhân vật Lai Cảng lẽo đẽo theo mẹ con Va Đáo gần hai mươi năm trời, che chở, làm lụng cho mẹ con họ nhưng Va Đáo vẫn không hề có tình cảm với chàng. Đã nhiều lần cô nói với Lai Cảng tình cảm của mình mong anh quay về với Ngọc Ngà: "... Anh cứ lẽo đẽo lên thác
xuống ghềnh, lên "keng" vượt "kéo" (đèo cao) theo mẹ con em. Anh vất vả cực nhọc mà anh có được gì đâu ..." [8.199].
Nhân vật Cháp Chá – ông chủ tịch xã háo sắc theo đuổi Tô Ngần- cô gái xinh đẹp chỉ bằng tuổi con, cháu mình. Bỏ ngoài tai những lời chối từ, thậm chí bị Tô Ngần ra những đồn hiểm nhưng cháp Chá vẫn mỗi tối lẽo đẽo hàng chục cây số đến để buông những lời ong bướm với cô. Cháp Chá ngủ luôn tại nhà của Tô ngần. Người dân tộc Tày cho phép được như vậy, người con trai có thể công khai sự theo đuổi của mình với cô gái mà anh ta thích và với mọi ngươì. Thậm chí anh ta có thể làm rất nhiều việc nhà của gia đình cô, ngủ lại ở nhà cô nhưng không có nghĩa là cô đã dành được tình yêu của cô.
Trước sắc đẹp lỗng lẫy, giọng lượn ngọt ngào của Va Đáo, Tốc Thiêng
- một chàng trai kém tuổi Va Đáo cũng đem lòng say mê đi theo. Tốc Thiêng cùng nhau trổ tài với Lai Cảng để mong kiếm tìm tình yêu nơi nàng. Để rồi phải chết dưới mũi dao "pịa mịt" của Va Đáo Chi tiết mũi dao "pịa mịt" của các cô gái Tày cũng được nhắc tới trong tiểu thuyết Chồng thật vợ giả. Mỗi cô gái Tày đều có và mang theo mình một con dao nhọn sắc để bảo vệ trinh tiết. Khi bị xâm phạm về thể xác, cô gái rút dao ra khỏi bao để bảo vệ mình. Họ có thể dùng con dao "pịa mịt" của mình để để giết kẻ hãm hại mình. Bởi lẽ người Tày rất coi trọng danh tiết của người phụ nữ. Khi cô gái trao cho chàng trai con dao của mình có nghĩa là chàng trai đã chiếm được tình yêu của cô. Nhân vật Va Đáo trong tiểu thuyết Chồng thật vợ giả đã dùng con dao “ pịa mịt” của mình giết chết Tốc Thiêng khi anh ta cưỡng bức mình .. Điều này “…rất phù hợp với đạo lí của người Tày, rằng kẻ nào định cướp ái tình của người con gái thì kẻ đó phải chết” [8.293]. Đây cũng là điều rất đặc biệt của người dân tộc Tày.
Dân tộc Tày – Nùng có quan điểm rất tiến bộ trong tình yêu. Trai gái có thể tự do yêu đương để đi đến hôn nhân dưới sự cho phép và chứng kiến của
gia đình. Song có một số trường hợp đặc biệt, trai gái yêu thương nhau, nhưng vì chàng trai nghèo hay vì lý do khác họ có thể cưới tượng trưng, người Tày gọi là làm lễ "Nhẳm vạc rườn". Nhân vật Thế Ru yêu tha thiết Va Đáo - "một cô gái xinh đẹp vào loại nhất mường Nặm Thoong. Cho nên Thế Ru không tìm đâu ra bốn con lợn mỗi con một tạ, bốn gánh gạo nếp một tạ, bốn gánh gạo tẻ, bốn vò rượu, bốn nén bạc, bốn lá vàng để cưới nàng Va Đáo". [8.43]. Hai người bàn với nhau việc cưới tượng trưng chỉ tốn ít tiền của, nhưng đôi trai gái đã có thể coi nhau như vợ chồng. Người con gái đẻ đến con thứ hai và làm lụng cùng chồng kiếm tiền cưới chính mình, khi đó lễ cưới chính thức mới được tiến hành.
Vì thế mà người đọc nhận thấy sự xuất hiện của yếu tố kể trên với mật độ khá dày. Ví dụ: tiểu thuyết Phụ tình xoay quanh tình yêu trắc trở của Thế Ru và Va Đáo, tác giả cũng đề cập đến lễ "cưới tượng trưng", xem "sư mỉnh" - xem bói xem cung số mệnh của trai gái có hợp nhau không, món tiền bồi thường danh dự “tiền rửa mặt”- món tiền bồi thường danh dự mà bố mẹ Va Đáo đòi Thế Ru vì họ cho rằng anh đã làm xấu mặt gia đình mình khi Va Đáo mang thai với anh ... khiến người đọc hiểu thêm rất nhiều cách ứng xử giữa con người với con người của người dân tộc.
Trong xã hội phong kiến ở miền núi, hôn nhân gia đình gia trưởng là thứ hôn nhân tính toán. Hôn nhân và tình yêu luôn mâu thuẩn với nhau. Cũng có những người gặp may mắn trong hôn nhân song đa số là những cuộc hôn nhân không tình yêu. Cho nên tình yêu đã trở thành vấn đề số phận của thanh niên nam nữ trong xã hội cũ. Người Tày, Nùng có lễ “Pẩy én, pẩy ương” – là lễ của thanh niên chưa vợ chưa chồng cầu mong và đoán trước tình yêu và hôn nhân của mình. Nhân vật Tô Ngần, Thu Lú... đã được cô then Thieo Thang xinh đẹp thả con én số phận của mình để đoán về cuộc đời họ.
Én, Nhạn, Loan Phượng… là những hình tượng hóa tình yêu, là linh hồn cao đẹp của tình yêu, là hình tượng của số phận. Trong các buổi lễ “Pẩy én, pẩy ương” các chàng trai, cô gái hồi hộp biết bao khi bà then bắt đầu thả con én, con ương – “Những con én số phận được các cô gái khéo tay gấp bằng những tờ giấy màu sắc rực rỡ giống những con chim én bay ngang trời và những con chim vương trong tưởng tượng… con nào cũng ở những tư thế như lao vút vào trời” [6.20]. Những con én số phận bay cao, vượt bao sông suối, núi rừng… tìm cây để đậu, én số phận của từng người sẽ đậu vào những cây khác nhau. Những cây ấy sẽ báo trước số phận cho người đó. Sau khi én đã đậu vào cây nào thì bà Then sẽ hát lên những khúc ca số phận.
Ví dụ: cây đa, cây rầm, cây gạo, cây sung, cây mạ… thường là những cây tượng trưng cho số phận hẩm hiu, long đong, muộn mằn con cái hoặc không con cái.
Con én số phận của Tô Ngần “bay mỏi cánh khắp mọi nẻo đường rừng rú, khắp mọi núi non rừng già, nhưng chẳng có cây mào để đậu
Con én số phận của Tô Ngần “ bay mỏi cánh khắp mọi nẻo đường rừng rú, khắp mọi núi non rừng già, nhưng chẳng có cây nào để đậu. cuối cùng én số phận của Tô Ngần đậu xuống đỉnh một cột đá. Đó là điều hiếm thấy xưa nay. Rằng em hời đừng lo én đậu vào nơi lạ. én đậu xuống đó là điều lành. Đời em có thể là không lấy được chồng đẹp giàu sang, nhưng hạnh phúc của em sẽ vững vàng như đá [6. 28.29]. Quả đúng vậy, kết thúc tác phẩm Tô Ngần lấy Cẩu Tệnh – chàng trai xấu xí nhưng lượn hay và tốt bụng.
Thông qua nghi lễ “pẩy én, pẩy ương” chúng ta cũng nhận thấy chế độ gia trưởng nam quyền đã ăn sâu vào xã hội Tày, Nùng. Người con trai là người quyết định số phận của người phụ nữ.
Nếu như trong tiểu thuyết Chồng thật vợ giả ta thấy hình ảnh bà Then thì trong Đoạ đầy là hình ảnh của những ông Tảo – chỉ những người làm nghề mê tín. Tảo - là người có địa vị cao trong xã hội , ngay cả người đứng đầu là chúa mường, chẩu mường cuãng phải sợ và tin theo sự phán truyền của Tảo. Nhân vật Pá Ngạn – một ông Tảo đã lợi dụng vị thế của mình để làm những điều xấu đối với dân làng nhằm vơ vét của cải. Thầy Tảo “Những người này nắm phần linh hồn của chúng sinh toàn mường. Họ tự cho mình là những người tự cho mình”có mắt sáng” nhìn thấu suốt mọi việc của con người cũng như của ma quỷ cùng với những bí hiểm của trời đất! Họ bảo làm gì thì chẩu mường phải nghe theo. Rằng năm nay sẽ là đại hạn cần phải làm lễ to, giết nhiều con vật lớn…Dù tốn kém đến bao nhiêu chẩu mưởng cùng chúng sinh cũng phải cố mà làm lễ” [10.28]. Giống như tục xem bói đầu năm của người kinh , tục bói của người Tày cũng có phần vô lý và rất khó lí giải song nó vẫn là một phần tín ngưỡng rất quan trọng trong tâm thức của con người.
Có thể thấy rằng, những cuốn tiểu thuyết được viết vào thời gian sau thì Vi Hồng càng chú tâm hơn vào việc khai thác các chi tiết xoay quanh phong tục tập quán, cách nghĩ cách làm của người dân tộc Tày, Nùng.
Ở tiểu thuyết Đất bằng, Vi Hồng còn miêu tả một cái lễ rất độc đáo của người Dao, song đó cũng là phong tục chung của những người làm rẫy. đó là lễ “khấn thần mùa màng”. Khi gặt hái mùa màng xong người ta làm lễ khấn mùa màng. Lễ này gồm nhiều phần, phần "múa ba ba", làm lễ "ò lò pù gáng" - bắn đầu sóc để vào hai cái bát úp vào nhau. Việc khấn cũng phải chọn người, lời khấn phải bằng tiếng Dao. Khi buổi lễ bắt đầu: "... mùi khói hương thơm nồng, khuôn mặt ông bỗng nghiêm trọng, lời khấn ấm áp rì rầm trang nghiêm như khuôn mặt ông. Mọi người ngồi thành vòng tròn im lặng cùng kỳ nghiêm trang ấy" [11.144]. Đây là phong tục đẹp thể hiện sự biết ơn của con người đối với thiên nhiên mưa gió hoà cho mùa màng bội thu.
Ngoài ra, tiểu thuyết Đất bằng còn phản ánh tập tục "trả cây" của người Dao, thể hiện một nét đẹp trong cách ứng xử với thiên nhiên. Công cuộc khai phá cánh rừng Đin Phiêng, khiến dân làng phải chặt cây nhưng người dân nơi đây có phong tục cắm những cành cây vào gốc cây vừa chặt và khấn cho linh hồn của cây vừa bị chặt. Vì “Người già thường nói: “…giọt sương từ ngọn cây rơi xuống, khi ta chặt là nước mắt của cây” Nhiều người có tuổi cứ chặt một cây lại chặt một cành nhỏ của cây ấy, cắm vào gốc hoặc tim gốc nó và khấn khứa” [11.141,142]. Phong tục “trả cây” không đơn thuần mang ý nghĩa duy tâm như trong câu chuyện cổ “Ngày xưa người và cây nói cùng một thứ tiếng. Con người muốn bẻ cành cây ngang lối đi, đẵn cây làm nhà, phát cây làm nương. Cây than klhóc xin người đừng giết! Hễ thấy người đeo dao vào rừng là cây cối khóc lóc, nước mắt rơi rào rào như mưa. Thương cây, chân tay người mềm rũ, lưỡi dao không chặt vẫn tự cùn. Nhưng không chặt cây con người cũng chết! Con người van xin cây cho chặt cây làm nương rẫy. Người van xin thảm thiết, cây thương người bằng lòng cho chặt. Nhưng cây bảo: “Chặt cây to- cho cây con”. thế là thành phong tục từ đấy.” [11.144]. Đó là một nét độc đáo của người dân tộc cư trú ở Việt Bắc nói chung và người Tày - Nùng nói riêng là họ cho rằng bất cứ vật nào cũng có linh hồn của nó. Theo quan niệm của người Tày, Nùng mọi vật đều có linh hồn như thần núi, thần sông, đất, thuồng luồng, rừng, rẫy, hòn đá lớn…vì thế nơi đây tín ngưỡng thờ thần các thần linh rất phổ biến.
Có lẽ để dễ nhận biết những điểm khác biệt giữa văn hóa của dân tộc này với dân tộc kia, người ta rất chú trọng đến các nghi thức trong đám cưới và đám tang. Là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Vi Hồng tìm hiểu kỹ về những phong tục, tập quán khác của người Tày- Nùng và cũng được tác giả đề cập đến trong các sáng tác khác của mình.
Đám tang của người Tày rất độc đáo và được Vi Hồng miêu tả rất kĩ lưỡng về những nghi thức từ đầu cho đến cuối đám tang.Trong tiểu thuyết Đất bằng đám tang của già Viền mặc dù đã được tổ chức theo nếp sống mới song những nghi lễ truyền thống cũ không hề mất đi. Đăc biệt lúc hạ huyệt được tác giả miêu tả rất tỉ mỉ: "Ông Pao thả con gà trống có cái mào cao đỏ rực xuống lỗ huyệt cao quá đầu người. Con gà trống giẫm chân, đầu cúi vờ mổ hạt đất, cục cục gọi mái một cách oai vệ. Nhưng không thấy mái, lão gà trống phắt nhảy lên miệng huyệt, vươn cổ gáy dài ba tiếng. Mọi người vui mừng trong lòng, đấy là điềm rất tốt, đất mạnh gà trống mới gáy. Nhiều cái huyệt nhiều khi ném gà trống xuống không những nó không gáy mà còn không kêu, không nhảy lên miệng huyệt. Người ta phải cầm cái dây buộc ở chân nó, lôi lên" [11.173]. Việc đắp mộ hoàn thành, người ta còn cắm cây gậy trúc có vòng mắt cua dựng ngược. Trước mộ có con chó đá canh giữ nhà mồ "Con chó đá được người thợ đá đẽo công phu ngồi chồm chỗm nhìn xuống đồng. Ngôi mộ và cái nhà mồ to, đẹp, dựa lưng vào gốc cây lau xau chúa. Cây lau xau chúa cành vươn tủa che cả nhà mồ, lúc nào cũng nói chuyện với chim ríu rít, gió rì rào ..." [11.174 ]
Các nghi thức đám ma cũng được miêu tả kĩ lưỡng trong tiểu thuyết Đoạ đầy: “Ở mường Nặm Khao trong đám ma thường có ba hay bốn cây nhà táng. Cái cây uý lên quan tài gọi là cây linh sa cao chừng hai mét rưỡi. Cây đi trước là cây minh tinh thường cao chừng 5, 6 mét đi trước cây minh tinh là một cây nhỏ, cao chừng một thước gọi là cây đuốc linh hồn”…[10. 245]. Rồi “mỗi đám tang tiêu tố hàng mấy chục sải vải khổ hẹp. Những mảnh vải để tang chủ để bên phần mộ khi trở lại ba hôm đắp mả mới đốt cùng các nhà táng và cây hoa” [10. 245]. Một phong tục thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với bố mẹ cũng rất độc đáo “ Sau khi chôn bố mẹ người con phải đến thắp đèn và dâng cơm thịt cúng trọn một trăm ngày. Những đêm mưa gió, giông