Cuộc Sống Của Đồng Bào Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Của Vi Hồng


lên chỗ sáng thì chết vì đầu không lọt được giữa hàm rắn, phải nhớ đi về góc tối vượt gờ đá mới ra khỏi hang được. Nhớ là phải tìm chỗ tối mà ra, đừng tìm đến chỗ sáng mà kẹt vào đó." [11.109]. Câu chuyện về cái hang thuồng luồng ở cánh đồng Đin Piêng gợi cho ta liên tưởng tới những truyện thần thoại, những câu chuyện cổ tích xa xưa.

Tác giả không chỉ chú tâm vào miêu tả thiên nhiên đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, mà còn dùng hình ảnh thiên nhiên để diễn tả nội tâm của nhân vật. Thiên nhiên được miêu tả trong tiểu thuyết của Vi Hồng trước hết là thiên nhiên luôn hòa điệu với cảm xúc, tâm trạng của nhân vật…Vì thế nó có tác dụng để thể hiện tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua mỗi tác phẩm.

Trong Vãi Đàng ta đã gặp rất nhiều đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên, có tới hai mươi lần nhà văn đã dùng hình ảnh thiên nhiên để diễn tả nội tâm của nhân vật. Thể hiện tâm trạng của Đàng khi cùng gia đình bỏ trốn vì bị vu là ma gà, tác giả đã tả thiên nhiên: "Thỉnh thoảng một con nai giật mình, chạy gãy cây, gây náo động cả một khoảng đại ngàn. Những con chim nhỏ sợ hãi, kêu chiêm chiếp. Nghe xa thẳm tiếng hổ đực gầm rú ghê sợ" [11.22]. Sự hoảng hốt, sợ hãi của con chim nhỏ bé hay chính là nỗi sợ hãi lo lắng của Đàng.

Để được tiếp tục đi học, Hoàng trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói phải lấy vợ khi cậu mới 12 tuổi. Đêm hôm được dẫn đi xem mặt vợ, hình ảnh thiên nhiên được tác giả tả dường như cũng báo hiệu những bất hạnh sẽ đến với cuộc đời cậu. "Hôm ấy, đêm tháng mười, trăng thượng nguồn đã lên bằng cái liềm cỏ ngựa. Nhưng mây dày quá, thỉnh thoảng trăng ló một mảnh lông mày vàng mập ra khỏi mây rồi vội vàng lao đi vào mây. Trăng mờ ảo, hai cánh đồng hai bên đồng Chín Thoong đã gặt xong. Từng tốp rơm rạ lù lù nổi lên rải rác khắp cánh đồng như những nấm mồ bồng bềnh giữa bãi hoang mạc, sương buông lạnh ngắt, màu gốc rạ vàng vọt, đẫm sương đêm. Thỉnh


thoảng con chim cút giật mình bay, như một người vỗ tay cô đơn giữa cánh đồng hoang vu. [7.20].

Cuộc hôn nhân bị ép duyên không hạnh phúc khiến cho Hoàng vô cùng khổ tâm. Miêu tả dòng thác Chín Thoong với nhiều sắc thái khác nhau như một nhân chứng sống cho cuộc đời "gai chùm, gai đống" của Hoàng. Cái đêm Hoàng bị ép ngủ với mụ Tẹo - người đàn bà thô kệch, xấu xí có "đôi mắt ốc nhồi" và "hai hàm răng ba ba" thì "Thác Chín Thoong gầm réo. Bầu trời Chín Thoong đêm nay như cái vung đúc bằng chì" [7.248]. Khi giúp Băng trốn thoát khỏi cuộc hôn nhân không tình yêu, thì lại thấy "Thác cười lớn" [7.20].

Những dự cảm không bình thường về tình yêu giữa Mạnh Kha và Thu Lạ qua tiếng chim Khảm: "Đêm đã vào khuya. Con chim Khảm khắc đã bắt đầu trong những tiếng gọi cô đơn thì từ vách núi này sang vách núi kia. Cái tiếng của con chim thất tình từ muôn thủa, nửa đêm nung nấu ruột gan những kẻ đang yêu đương [9.81]. Chính tiếng chim Khảm kêu trong đêm hôm ấy đã giúp hai con người này vượt qua được những cảm xúc tình yêu mãnh liệt đang bừng cháy giúp họ giữ được khoảng cách. Để rồi mãi sau này nhận ra nhau là hai chị em ruột của nhau.

Tóm lại, thiên nhiên trong tiểu thuyết Vi Hồng đều được tác giả chú tâm miêu tả những bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc của vùng núi Việt Bắc. Với những gam màu sáng - tối - đậm - nhạt khác nhau. Không chỉ làm nên sự phong phú đa dạng mà còn đóng góp tích cực vào việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm, nét vẽ rất riêng, rất độc đáo trong vườn hoa văn học dân tộc. Có lẽ Tô Hoài rất tinh tế khi nhận xét về một số nhà văn người dân tộc thiểu số trong đó có Vi Hồng: những tác giả người dân tộc thiểu số viết về người dân tộc thiểu số thì tác phẩm của họ mới thực sự là những bức vẽ "sơn dầu, sơn mài" bằng ngôn từ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Là một nhà văn tâm huyết, say sưa, luôn trăn trở tìm kiếm để trả lời câu hỏi: Đâu là tâm hồn Tày? Như người ta tìm kiếm kim cương, đá quý. Trên con đường tìm kiếm đầy gian nan để nắm bắt được vùng sáng tác tâm hồn Tày, đó là lúc ông đắm mình trong hào quang rạng rỡ của dân tộc mình. Vùng hào quang rực rỡ ấy chính là bản sắc văn hóa Tày. Vì thế sáng tác của Vi Hồng có sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá dân gian. Sự ảnh hưởng này được diễn ra không chỉ ở trong ý thức mà còn ở trong tiềm thức, tâm linh của nhà văn. Là người sinh ra từ chính vùng sáng ấy nên nhà văn đã nắm rò từ tiếng nói, từ lối tư duy của dân tộc mình. Do đó có thể thấy cùng viết về mảng đề tài này song Vi Hồng luôn tìm cho mình cách viết rất riêng tạo nên dấu ấn lạ và ấn tượng đối với công chúng độc giả.

Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 5


2.2. Cuộc sống của đồng bào miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng

Vi Hồng đã từng bộc bạch: “Tôi là người miền núi, trung tâm sáng tác của dân tộc bao giờ cũng là miền núi và con người miền núi. Các trang viết của tôi là những tâm tình của các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng: hãy yêu thương và biết yêu thương cái đẹp, nhất là những người đẹp cao cả, đồng thời đem hết sức mình ra diệt trừ cái ác, kẻ ác, trừ khử những kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải” (đại nịnh hót), khinh bỉ lũ yếu hèn, tôi cho rằng đây là sứ mệnh cao cả của nhà văn trên thế giới…” [21.296]. Những lời bộc bạch chân thành trên đã cho thấy phần nào nguồn cảm hứng sâu sắc của nhà văn xuất phát từ chính cuộc sống của đồng bào miền núi – quê hương ông, bà con bản mường của ông.

Trong các tiểu thuyết, Vi Hồng đã dành bao niềm tin yêu, trân trọng, sự đồng cảm, sẻ chia và gửi gắm niềm tin vào những con người miền núi hiền lành lương thiện, họ là những con người có tâm hồn và nhân cách cao đẹp cho dù cuộc sống còn nhiều những thiếu thốn, nhiều bất công. Bên cạnh đó, Vi


Hồng cũng miêu tả, tái hiện cuộc đấu tranh giữa “thiện ác”, giữa “tốt xấu”. Vì thế đọc tiểu thuyết Vi Hồng ta thấy được khá rò nét bức tranh cuộc sống của con người miền núi với nhiều màu sắc khác nhau

Trong tổng số hơn mười cuốn tiểu thuyết của Vi Hồng thì phần lớn số lượng tác phẩm viết về người lao động miền núi. Thế giới nhân vật người lao động trong tiểu thuyết của Vi Hồng đa dạng và phức tạp. Họ có thể là những con người giàu nghị lực, họ vượt lên chính mình, nhân ái, vị tha và khao khát hạnh phúc mãnh liệt… cũng có khi là những con người ích kỷ, tàn nhẫn, vì những dục vọng tầm thường mà họ tự đánh mất mình, gây tội ác… Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống của con người miền núi Việt Bắc trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

Trước tiên nhà văn dành tình cảm yêu thương đối với những con người bất hạnh nhưng có tấm lòng nhân hậu. Họ chính là những con người đại diện cho cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.

Với sự trải nghiệm từ chính cuộc sống của mình, tận mắt chứng kiến những mảnh đời éo le, những bất công ngang trái của xã hội miền núi, Vi Hồng đã viết rất xúc động, chân thực về những con người lao động bất hạnh. Dường như tất cả những cảnh đời ngang trái, những ung nhọt của xã hội miền núi đều được phơi bày trong tiểu thuyết của ông.

Một bằng chứng về sự bất hạnh do tội ác của bọn quan lại miền núi và quan Tây được tái hiện trong tiểu thuyết Thung lũng đá rơi. Cuộc sống của Đội vất vả, lam lũ, bất hạnh khi bệnh sốt rét rừng đã cướp đi sinh mạng những người thân trong gia đình anh. Quá đau đớn khi tận mắt chứng kiến đàn quạ, diều hâu gào thét trên xác em mình đến nỗi chỉ còn trơ lại bộ xương. Anh quyết tâm ra đi. Đến Thin Tốc làm cu li, bị bóc lọt sức lao động đến kiệt sức. Song vẫn chưa đủ, Đội bị Ò Pông bắt đến nấu nướng hầu hạ nó cùng một lũ vợ. Để yên tâm, Ò Pòng đã trói nghiến Đội lại đem đi hoạn như người ta hoạn


một con lợn, con chó. Thật là dã man! Tạo hóa sinh ra con người đã ban cho họ cái quyền được yêu thương, được dinh con đẻ cái vậy mà Ò Pòng đã cướp đi tất cả tình yêu, tương lai của Đội. Vì thế mà anh phải cự tuyệt tình yêu đẹp với người con gái mà anh yêu tha thiết. Điều đắng cay nhất là anh phải âm thầm chịu đựng, chôn chặt nỗi đau không thể sẻ chia cùng ai. Có lẽ đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của cuộc đời con người – cô đơn.

Sau cách mạng, vì có công với nhà nước do Đội đã chỉ chỗ chôn quặng của thực dân Pháp nên anh được thưởng số tiền khá lớn. Song đây lại chính là nguyên nhân khiến anh rơi vào nỗi bất hạnh tiếp theo. Bị mang tiếng hủ hóa do Nà - người đàn bà lăng loàn chỉ bằng tuổi con cháu cụ vu vạ để lấy tiền. Vậy là từ một người được mọi người yêu mến kính trọng nay bỗng bị khinh bỉ. Thật quá đau đớn! Cũng may có Tản Kuông minh oan nếu không già Đội đã chết trong nỗi đau này. Có thể nói nỗi đau, bất hạnh của cuộc đời già Đội chính là chứng tích về tội ác của bọn thực dân và những kẻ vô lương tâm, hám lợi, hám tiền như Nà. Vi Hồng thật tinh tế khi viết về nỗi đau đớn, bất hạnh của con người đơn giản một chiều. Viết về những con người ấy, ngòi bút của ông dường như muốn tìm tòi, cắt nghĩa nguồn cơn, phanh phui tất cả những ung nhọt thối nát trong xã hội phong kiến miền núi đã vùi dập biết bao cuộc đời con người lương thiện, nhân hậu.

Người Tày rất khác với một số dân tộc khác trong quan niệm về tình yêu. Trai gái Tày có quyền tự do yêu đương song không ít trường hợp do thế lực quyền uy đã cướp đi quyền yêu đương của biết bao chàng trai cô gái đang ở “tuổi hoa, tuổi nụ”.

Cháp Chá – ông chủ tịch xã trong tiểu thuyết Chồng thật vợ giả dùng chức quyền mình để thỏa mãn thú tán tỉnh con gái đẹp: “Cháp Chá luôn bám theo Tò Ngẩn như một con ruồi trâu chỉ bám theo một con trâu mà vo ve, tìm cách châm chích. [6.127]. Nếu không thỏa mãn được “cơn thèm khát của một


con dê già” [6.127] thì hắn lại tìm cách để chèn ép, kìm hãm sự tiến bộ của họ. Mà Rằng Xao là một điển hình. Có thể thấy Cháp Chá là một điển hình cho quan lại hống hách, gian giảo độc đoán ở miền núi. Là người cơ hội, tìm mọi thủ đoạn để đoạt được chức chủ tịch xã kể cả có lúc hắn từng nghĩ phải giết người hắn cũng làm. Để rồi từ khi lên chức chủ tịch xã hắn có nhiều tiền hơn, quyền uy hơn và số những cô gái trẻ bị hắn mua chuộc, cưỡng ép cũng nhiều hơn.

Như đã nói tiểu thuyết của Vi Hồng là bức tranh đa màu sắc với những mảng màu đậm nhạt, tối sáng khác nhau về đề tài miền núi. Tất cả hiện lên một cách chân thực, sống động với tất cả những gì nó vốn có. Nói đến con người miền núi là nói đến những con người thật như đếm, mộc mạc, chất phác, nhân hậu vị tha - bản chất của những người miền núi. Số đó không phải là ít, hơn thế nữa tính cách, số phận của họ rất đa dạng, phong phú tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc.

Sự hiếu thảo của nhân vật Vãi Đàng trong tiểu thuyết Vãi Đàng là một ví dụ. Đàng là một người con hiếu thảo với cha mẹ, khi bố nghiện thuốc phiện, bán hết nhà cửa ruộng nương. Cô bất chấp hiểm nguy, băng rừng vượt suối hái lá “toong mản” bán lấy tiền mua thuốc phiện cho bố. Bố Đàng là người đáng trách khiến cả nhà rơi vào cảnh túng bấn nhưng là con cô không cầm nổi nước mắt mỗi khi nhìn bố vật vã lúc nên cơn nghiện. Cô không thể bỏ rơi bố. Khi bị vu vạ là gia đình ma gà phải bỏ quê đi biệt xứ, bỏ lại tình yêu đẹp cô cùng gia đình bỏ xứ ra đi, lao động cật lực để nuôi cha mẹ. Cuộc sống của Đàng trải qua hết bất hạnh này đến bất hạnh khác song cô luôn biết sống và hy sinh vì người khác, coi hạnh phúc của người khác là hạnh phúc của mình. Đó là một con người có trái tim nhân hậu và giàu lòng yêu thương.

Bên cạnh đó Vi Hồng còn khám phá con người miền núi ở nhiều khía cạnh khác. Tình cảm giữa con người với con người, đặc biệt là tình yêu nam


nữ. Có thể nói mỗi tiểu thuyết của Vi Hồng đều nói đến những mối tình đẹp song gặp nhiều trắc trở mà những nguyên nhân của những cuộc tình éo le đó cũng xuất phát từ chính những ràng buộc trong xã hội miền núi. Chính điều này khiến người đọc hiểu thêm được những nét văn hóa đặc trưng của miền đất này.

Trong tiểu thuyết Phụ tình nhân vật Va Đáo luôn khát khao hạnh phúc, được chung thủy với người mình yêu. Va Đáo và Thế Ru yêu nhau say đắm. Họ yêu nhau từ tiếng lượn ngọt ngào, họ muốn trở thành đôi bạn lượn của nhau suốt đời. Tình yêu ấy được Vi Hồng ví như “dáng hương tẩm sắc của trăm hoa núi ngàn” [8.17]. Yêu nhau say đắm, tin tưởng vào tình yêu Va Đáo đã trao cái quý giá nhất của người con gái cho Thế Ru. Tình yêu không được cha mẹ chấp nhận, Thế Ru bị bắt; Va Đáo bụng mang dạ chửa tìm người yêu khắp nơi. Trong thâm tâm nàng coi Thế Ru là chồng. Vì thế nàng luôn giữ gìn danh tiết với chồng. Trên cuộc hành trình tìm chồng nàng đã vượt “mười mường với nghìn sông suối” [8.314]. Đã có lúc nàng yếu đuối, thương hại, cảm phục Lai Cảng - người yêu Va Đáo tha thiết nhưng không được nàng đáp lại để dâng hiến cho anh ta. Nhưng chỉ trong tích tắc nghĩ đến “vầng hạnh phúc chói lọi” của cuộc đời, nàng lại chĩa con dao “pịa mịt” về phía Lai Cảng để bảo vệ danh tiết của mình. Thậm chí cuộc đời bất hạnh của Va Đáo sau này bị làm nhục thì nàng chỉ thấy đó là sự nhục nhã và không nguôi khát vọng đi tìm hạnh phúc của mình. Thật đáng thương cho Va Đáo cả cuộc đời đi tìm chồng, đến khi tìm được cũng là lúc nàng thoi thóp những hơi tàn cuối cùng. Lúc sắp chết gặp được người yêu, người cha cho con nàng vẫn nở nụ cười viên mãn. Cả cuộc đời Va Đáo theo đuổi tình yêu khiến chúng ta cảm phục trân trọng về tình yêu mãnh liệt phi thường, một thông điệp về sự chung thủy trong tình yêu mà tác giả muốn gửi gắm.


Viền và Xanh trong tiểu thuyết Đất bằng cũng là cặp trai tài gái sắc song chỉ vì lời nguyền giữa hai họ mà mãi mãi họ không đến được với nhau. Sau khi họ Sầm và họ Nông rời bỏ Đin Phiêng, gia đình Viền vào rừng, nhà Viền ngày càng nghèo khó. Bố mẹ chết, bỏ lại cho Viền một đàn em. Đã có lúc cô lên núi ngắt lá ngón hoa vàng định ăn. Nhưng nghe tiếng em khóc, cô không đành lòng chết. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai Viền, nhưng Viền còn có nỗi khổ nữa, đó là nàng quá đẹp: “Sắc đẹp thời ấy là một tai họa” [11.71]. Vì đẹp nên trước khi ra khỏi nhà cô phải lấy nhọ nồi, nhọ chảo bôi lên trán. Yêu Xanh, Viền đã mất bao nhiêu năm tháng kéo sợi dệt vải, nhuộm chàm, khâu áo để cưới. Nhưng chỉ vì trời làm đại hạn và lời nguyền mang khiến cho tình yêu của họ phải chia lìa. Cho đến lúc chết già Viền vẫn ôm chặt mối tình đẹp trong lòng. Đám tang già Viền là tình cảm mọi người trong bản làm cho, họ nguyện làm con cháu để tang cho cụ. Thật xót xa cho những mối tình ngang trái của trai gái chỉ vì lời nguyền mà họ mãi mãi không đến được với nhau.

Vi Hồng đã viết về cuộc sống của những con người miền núi một cách chân thật mà giản dị. Ở đó có những con người lao động chất phác, thật thà, đằm thắm yêu thương. Mặc dù ngợi ca vẻ đẹp của người lao động song ngòi bút của Vi Hồng không ngần ngại tố cáo, phê phán những người lao động có tính xấu, bảo thủ, tàn nhẫn, ích kỉ. Chính vì thế qua việc tìm hiểu một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy tác giả đã góp phần tạo nên bức chân dung đa dạng, phong phú về người dân miền núi, khiến độc giả hiểu thêm về cuộc sống của những người dân nơi đây.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí