miệng. Em đau khổ, em buồn, em sợ vì em cô đơn. Em muốn tìm đến những tấm lòng thương. Mong anh chị rủ bóng, rủ hình che chở. Em xin làm em gái trong nhà. Em xin làm bông hoa mẫu đơn trước cửa. Nhờ hơi thở và sức sống của anh chị hồn em đỡ phần lạnh lẽo cô đơn.” [10.222]
Đặc biệt trong tình yêu trai gái tình tự với nhau bằng những lời đưa đẩy, bóng gió đầy ngụ ý với những cách rất riêng của người Tày. Để bộc bạch tâm trạng của mình trước Ki Nọi “Không phải em nói con đường hoa nở bướm bay, đường gió đi qua, mây đi lại, đường trai gái lượn lờ” [10.221].
Có thể thấy hình ảnh “hoa”, “bướm”, “ong” - những hình ảnh ẩn dụ cho con người trong tình yêu được Vi Hồng nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, bộc lộ cách ăn nói ẩn ý, tế nhị của người Tày. “Anh xơi hoa rước nụ em đây!... anh cướp hoa cướp nụ của cây đời em đây” [8.33].
Ngôn ngữ tình yêu của nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng có lẽ là ngôn ngữ giàu hình ảnh nhất. Những lời nói yêu thương của đôi trai gái “em hãy đưa bàn tay với những ngón thuôn lông nhím cho anh nâng. Anh mong ước trọn đời anh, cả linh hồn anh và hình dáng anh sẽ chôn sâu dưới đáy mắt huyền của em.” [6.130].
Kể cả khi phải chối từ tình yêu, người con gái cũng thật khéo léo bằng những hình ảnh so sánh ví von:
“Em cảm ơn mối tình anh đã dành cho em nhưng em không thể yêu anh được. Trên trời thiếu gì mây, mặt đất thiếu gì hoa đẹp. Mây hồng đầy trời, hoa đẹp tràn mặt đất. Anh hãy chọn bông hoa nào đẹp nhất anh yêu. Chọn đám mây nào đẹp nhất làm hào quang cho cuộc đời! Em chỉ là bông hoa thường chưa nở, đám mây lạc cuối trời” [12.25].
Người miền núi, người dân tộc Tày rất hay ví von, so sánh tình cảm, cảm xúc giống với các hiện tượng thiên nhiên trong đời sống xung quanh
mình. Theo tác giả Hà Đình Thành “Văn học dân gian Tày – Nùng được hình thành bởi hai sự hòa điệu: Sự hoà điệu giữa con người với môi trường tự nhiên, và sự hòa điệu của chính con người với cộng đồng. [46.167]. Có lẽ xuất phát từ lý do sống chan hòa với thiên nhiên nên người Tày, Nùng luôn lấy thiên nhiên làm tiêu chí so sánh với tính chất của sự việc, sự việc của con người. Vẻ đẹp của người con gái luôn được ví đẹp như hoa “hoa Bjoóc Loỏng”, “hoa Vẳn Viển”, “hoa vách đá”..
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 7
- Hủ Tục Của Xã Hội Phong Kiến Miền Núi
- Sử Dụng Ngôn Ngữ Mang Dấu Ấn Dân Gian
- Kết Thúc Có Hậu – Mô Típ Quen Thuộc Của Tác Phẩm Dân Gian
- Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 12
- Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Qua khảo sát một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi thấy màu sắc ngôn ngữ dân tộc, lối nói dân tộc rất đậm nét. Đó là lối nói thể hiện cảm quan tư duy, nhận thức của người miền núi. Nó khác với cách nói “Người Kinh ta” (Tô Hoài) nhưng rất giàu hình ảnh và trữ tình. Ngôn ngữ dân tộc Tày thiên về lối so sánh ví von, lối nói bóng bẩy, Vi Hồng đã sử dụng cách diễn đạt đó với mật độ dày đặc trong tiểu thuyết của mình. Ví dụ trong Đất bằng, chúng tôi thấy những từ “như”, “bằng”, “hơn” xuất hiện tới 236 lần trên tổng số 154 trang. Tuy nhiên nhiều khi chúng ta thấy Vi Hồng quá lạm dụng cách nói này, làm câu văn trở nên “sáo” và nhiều khi ngôn ngữ của nhà văn đã lấn át ngôn ngữ của nhân vật.
Ngoài ra chúng tôi còn nhận thấy trong tiểu thuyết của Vi Hồng đã sử dụng vốn từ địa phương rất hiệu quả nhằm tạo nên bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc độc đáo trong tác phẩm của mình. Trước tiên là tên các địa danh của vùng miền núi như:Nặm đáo, Tổng rì, Đin phiêng, Chín Thoong, mương Khoang đông…. Đặc biệt, “hồn” dân tộc còn được gợi lên trong những cái tên rất đặc trưng: Thieo Mây, Thieo Si, cẩu Tệnh, Thu Lú, Cháp Chá, Ki Eng, Eng Háo… Tên gọi của các nhân vật không hề cầu kì hoa mĩ mà mộc mạc, gần gũi giống như chính cuộc sống của người Tày vậy. Một loạt từ ngữ Tày đã được tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình như: Bjoóc Loỏng (hoa lan rừng), Pỉ Noọng (anh em, chị em), ò lò pù gáng (sàng đầu thú vật), e mè thẩu
mầu (tiếng chửi tục của người Tày), Tua khỏi (nô lệ)…là dấu hiệu rò nét để người đọc nhận diện ra vùng văn hoá Tày.
3.1.2. Vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thành ngữ và tục ngữ chiếm vị trí rất quan trọng. Nếu xét đến sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến đời sống của người dân Việt Nam thì có lẽ thành ngữ, tục ngữ là có sự ảnh hưởng rò nét nhất. Thành ngữ, tục ngữ được người dân vận dụng vào trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Văn học dân gian Tày, Nùng cũng không nằm trong ngoại lệ, kho tàng văn hóa dân gian Tày, Nùng phát triển tương đối sớm so với nền văn hóa dân gian một số dân tộc thiểu số khác và hết sức phong phú, trình độ nghệ thuật khá cao, phát triển đồng bộ.
Văn học dân gian Tày, Nùng cũng có sự hòa điệu, tiếp xúc với các nền văn hóa dân gian khác. Vì thế, ta không ngạc nhiên khi thấy trang văn học dân gian Tày,Nùng có không ít các yếu tố cùng xuất hiện trong văn học các dân tộc anh em ở Việt Nam. Chính vì thế khi tìm hiểu về sự vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ của Vi Hồng trong thể loại tiểu thuyết ta nhận thấy bên cạnh những thành ngữ, tục ngữ của người Tày còn có không ít những câu thành ngữ, tục ngữ của người Kinh được tác giả sử dụng.
Thành ngữ là: Cụm từ hay ngữ cố định, bền vững, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm súc. [5.297].
Tục ngữ là: Một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền. [5.377].
Có thể thấy trong kho tàng tục ngữ Tày, Nùng, ta nhận thấy không có một lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội con người là không được nhắc đến, được phản ánh, được đúc rút thành những kinh nghiệm truyền đời. Đó là kinh nghiệm dự báo thời tiết, kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử xã hội, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, hội hè, vui chơi, giải trí… Gorki từng nói “Chẳng ai biết rò căn nhà hơn bốn bức tường của nó”, là nhà văn sinh ra và lớn lên, sống giữa đồng bào dân tộc, được “tắm gội” trong nền văn hóa, văn học dân tộc từ lúc lọt lòng nên trong tác phẩm của Vi Hồng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ vốn văn học dân gian giàu có ấy. Thể hiện rất rò nét là việc dùng rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ, gần như thành một thói quen, diễn ra thường xuyên và rất tự nhiên của nhân vật trong tiểu thuyết của ông.
Những câu tục ngữ về kinh nghiệm sống của người Tày, Nùng rất phong phú và sâu sắc. Để nói về cuộc đời con người đầy đắng cay bất hạnh người Tày ví vị đắng của cuộc đời như vị đắng của thứ lá ngón chết người mà họ vốn rất quen thuộc. “Đắng như lá ngón xoay vần” [10.167]
Nói về sự tự răn mình phải luôn cố gắng dù cuộc đời có bất hạnh đến đâu cũng phải “ Không nên vác dậu đi ăn xin, vác đấy đi ăn mày ” [11.52]
Trước khó khăn, thử thách cần sự quyết tâm, quyết đoán “Rắn như đá đại khắc, sắc như dao chém nước” [9.36]. Hay người Tày có câu “Hổ đau hổ chạy – Gấu đau gấu cào” [10.142] để khuyên răn con người phải tự biết đấu tranh để bảo vệ chính mình.
Người Tày, Nùng sống bằng nghề đi rừng, làm nương rẫy là chính nên họ đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm khi bị rắn cắn được người dân khái quát trong câu thành ngữ “Cạp nia cắn về đến nhà mới chết – Cạp nong cắn thì chết giữa đường” [10.179]
Những câu thành ngữ, tục ngữ dân gian Việt nam cũng được Vi Hồng vận dụng sáng tạo, vẫn ý đó nhưng nhà văn diễn đạt bằng lối nói, bằng những hình ảnh của người Tày. Tục ngữ Việt Nam có câu: Gậy ông lại đập lưng ông Vi Hồng đã diễn đạt lại bằng cách nói quen thuộc của người miền núi “ Miệng ếch lại giết miệng ếch” [11.152] Vẫn là câu thành ngữ “ nói hươu nói vượn” nhưng nhân vật Bội Hoan lại mắng yêu chồng khi anh đang mải mê nói chuyện với bố lúc ông lên thăm cơ ngơi của mình “ nói chân con hươu, nói tai con gấu” [ 10.208] cùng để chỉ sự khoác lác người kinh còn có câu “ trăm voi không được bát nước sáo thì Vi hồng lại diễn đạt “ mười ống không được một lưng mười voi không được bát nước sáo”
Tục ngữ Kinh có câu: “ Cá mắc cạn, hạn gặp mưa rào” đã được Vi Hồng ví dụ sáng tạo “ bông hoa bất tử gặp mưa rào, như con cá chép to mắc cạn bỗng gặp cơn nước lũ” [9.108]
Hay người Kinh thường nói về những con người trước những tình thế khó khăn thì “nhũn như con chim chi chi” còn Vi Hồng lại nói “co ro, cuộn tròn như con phi ẩm (con chi chi)”. Thậm chí rất nhiều những thành ngữ tục ngữ của người Kinh được tác giả sử dụng trong tiểu thuyết của mình như: “Gắp lửa bỏ tay người” [10.199], “nói gần nói xa, chẳng qua nói thật” [9.51] “ có tiền mua tiên cũng được” [9.312]….
Điều này là một tất yếu bởi bao giờ cũng có sự giao thoa giữa các nền văn hóa, nhất là khi Vi Hồng viết tiểu thuyết bằng tiếng phổ thông đại chúng: tiếng Kinh. Ngôn ngữ của dân tộc khác chính là một lực cản với người dân tộc thiểu số trong quá trình viết văn. Qua khảo sát các tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng ta có thể khẳng định: Vi Hồng là một trong những nhà văn dân tộc thiểu số có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển, tinh tế và rất nghệ thuật ngôn ngữ của người Kinh. Để có được thành công ấy một phần rất lớn nhờ vào việc sử dụng, vận dụng sáng tạo cách nói của người Kinh để diễn đạt
tâm tư, tình cảm, lời ăn tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế đọc tiểu thuyết của Vi Hồng ta thấy dấu ấn của nguồn văn hóa dân gian khá đậm nét thể hiện ở việc tác giả sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ với mật độ cao trong các tiểu thuyết của mình. Thử khảo sát một đoạn văn sau: “Anh biết rằng mọi cặp vợ chồng hục hặc với nhau, mắng chửi nhau, thậm chí có đôi đánh nhau nữa là chỉ vì nghèo khổ. Nghèo khổ nó làm cho con người ta trở nên xấu xa, hèn mọn. Giàu có sẽ làm cho con người ta cao sang lên, khí thế và oai phong từ đâu cứ đến tưng bừng. Cho nên anh thấy những câu tục ngữ, dân ca trong sách giáo khoa anh được học là chí lí lắm; nào là “Miệng kẻ sang có gang có thép”; nào là “Vai mang túi bạc kè kè, nói quấy nói quá người nghe ầm ầm”. Và, nhất là cái câu: “Có tiền mua tiên cũng được” thì ai cũng biết cả, kể cả những người mù chữ. Còn người mưởng Khoang Đông của chúng ta thì có rất nhiều câu tục ngữ nói về sự sang hèn của sự giàu nghèo; có khi hài hước như câu: “Có tiền chân gác chân, không tiền chân gác vách”. Hay câu “Con gà đẹp bởi sắc lông, con người đẹp bởi màu quần áo” . Chúng ta có thể còn dẫn ra hàng chục, thậm chí hàng trăm câu hỏi về sự hơn kém, sự cách biệt giữa giàu và nghèo, sang và hèn, người đáng trọng và kẻ đáng khinh….” [9.311,312]
Như vậy, trong một đoạn văn ngắn ta thấy tác giả đã sử dụng tới 5 lần những câu thành ngữ, tục ngữ khiến cho ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng trở nên phong phú, sâu sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây chính là những nét độc đáo của ngôn ngữ trong tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng. Để có được điều ấy là cả quá trình lâu dài tích lũy từ vốn văn hóa dân gian, văn học dân gian, cách cảm, cách nghĩ, phong cách dân gian… Tất cả tạo nên phong cách viết độc đáo. Đã có một nhận xét như sau: “Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong sáng tác” [5.186] Nếu chỉ xét ở phương diện này, có thể nói Vi Hồng cũng là một nhà văn lớn.
3.2. Cốt truyện mang dấu ấn dân gian
3.2.1. Cốt truyện đơn tuyến
Theo từ điển thuật ngữ văn học thì cốt truyện là một hiện tượng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc phản ánh những thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn.
“Nhà văn xây dựng cốt truyện là để phản ánh các quan hệ và mâu thuẫn của đời sống. Đó là những xung đột xã hội, xảy ra giữa những tập đoàn người (xung đột dân tộc, xung đột giai cấp, xung đột giữa các tầng lớp người) và các xung đột ấy lại thể hiện qua các xung đột riêng tư của các nhân vật do quan hệ cụ thể tạo nên” [2.16]
Như vậy, thực chất của việc xây dựng kết cấu cốt truyện là việc tổ chức hệ thống sự kiện. Thông qua việc tổ chức hệ thống sự kiện nhằm thực hiện các chức năng cơ bản của nó là phơi bày các xung đột xã hội và thể hiện các số phận, tính cách con người.
Theo tác giả trong cuốn lí luận văn học có hai loại xung đột làm cơ sở cho việc xây dựng cốt truyện: đó là xung đột cục bộ và xung đột phổ biến.
“Xung đột cục bộ gắn liền với một biến động, một nguyên nhân cụ thể nào đó. Khi biến động và nguyên nhân của nó được giải quyết thì xung đột cũng hết. Đó là xung đột trong các truyện cổ tích” [2.169]
Còn “cốt truyện được xây dựng trên cơ sở xung đột phổ biến thì chức năng của nó là bộc lộ xung đột, phạm vi của cốt truyện nhỏ hơn xung đột, nên kết thúc truyện thường mang tính chất để ngỏ, sau kết thúc tình trạng mâu thuẫn không bị triệt tiêu” [2.170]
Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, nhìn chung có thể chia cốt truyện thành 2 loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Trong cốt
truyện đơn tuyến, hệ thống các sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Vì vậy cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa. Cốt truyện đơn tuyến thường tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học. Cốt truyện của Truyện Kiều, Tắt đèn, Bắc Sơn thuộc loại cốt truyện đơn tuyến.
Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn. Hệ thống sự kiện trong cốt truyện đa tuyến được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính của tác phẩm. Ví dụ cốt truyện các tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina của L.TônxTôi thuộc loại cốt truyện đa tuyến [5.99 – 100]
Từ những tiền đề lí luận trên đây, chúng tôi soi tỏ vào bốn tiểu thuyết Đọa Đầy, Phụ Tình, Mùa hoa Bjoóc loỏng, Đất bằng thì thấy rằng nhà văn Vi Hồng đã xây dựng những cốt truyện đơn tuyến với những xung đột cục bộ, cốt chuyện hiện đại song cách xây dựng vẫn ảnh hưởng khá sâu sắc từ văn học dân gian. Tuy nhiên bằng sự khéo léo điều phối các sự kiện, tình tiết trong tác phẩm tiểu thuyết của Vi Hồng vẫn tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn ở người đọc.
Ở hai tiểu thuyết Mùa hoa Bjoóc loỏng và Phụ tình các sự kiện được xắp xếp theo mạch thời gian rất rò nét, các sự kiện cũng đơn giản, thậm chí được lặp đi lặp lại nhiều lần - một kiểu sắp xếp các sự kiện rất quen thuộc trong các truyện cổ tích, thần thoại….
Tiểu thuyết Mùa hoa Bjoóc loỏng có tất cả 19 chương xoay quanh ý thức chống lại ma gà của một số người tiên tiến mà đại diện là Hạ Chi – Cô