Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 12


luôn bị ức hiếp, thua thiệt, nhưng cuối cùng họ được hạnh phúc, sung sướng còn những kẻ độc ác thì ngược lại.

Với tư duy dân gian, quan niệm dân gian tác giả Vi Hồng thể hiện rất rò nét hai tuyến nhân vật thiện - ác, tốt - xấu, nhiều lúc ngòi bút của ông có phần cường điệu, phóng đại về cái ác, cái xấu trong tác phẩm của mình. Bởi ông cho rằng cái ác, cái xấu “Nó được ngụy trang dưới muôn hình vạn trạng. Người miền núi thật thà, ngây thơ dễ mắc lừa như bao lần chịu đựng thảm họa trước cái ác” [3.9]

Nói về sự ảnh hưởng của văn học dân gian trong cách xây dựng nhân vật với sự phân tuyến thiện - ác, tốt - xấu rò ràng, thì không chỉ có Vi Hồng, song có lẽ chưa ở đâu mật độ các cuộc đấu tranh giữa cái thiện - cái ác lại dày đặc và biểu hiện dữ dội như trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

Chịu sự chi phối của cốt truyện nên trong tiểu thuyết Đất bằng Đọa đầy thì sự phân tuyến nhân vật rất rò nét.

Nhân vật đại diện cho cái thiện trong tiểu thuyết của Vi Hồng thường là những con người vừa đẹp người vừa đẹp nết còn những nhân vật đại diện cho cái ác thì ngược lại. Vẻ đẹp của nàng Va Đáo trong tiểu thuyết Phụ tình được tác giả tả: “Nàng vẫn trào lên một sức sống thanh xuân, cái vẻ đẹp càng lộ như một bông hoa đang độ nở căng, làm cho viên tri châu phải ngẩn ra trước mặt Va Đáo đến một lúc lâu mới cất tiếng được” [8.82]. Ở đây tác giả đã lấy vẻ đẹp của “ bông hoa” đang nở ở thời kì đẹp nhất để so sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt vời của nàng Va Đáo.

Vẻ đẹp của nàng Bội Hoan – người con gái xinh đẹp duy nhất của dòng họ La tham lam vốn toàn người xấu xí, dị dạng cũng được so sánh với hoa: “ La Bội Hoan đẹp như một bông hoa rơi lạc vào dòng nước khoáy của mưởng Nặm Khao. Cô có khuôn mặt, dáng người xinh đẹp….” [10.121]. Rồi nụ cười


của nàng trong mắt Ki Nọi – người yêu cô cũng đẹp: “ như một đóa hoa vách núi ” [10.124].

Ta hãy xem tác giả tả chàng trai Ki Nọi trong tiểu thuyết Đọa đầy: Ki Nọi có “ánh mắt sáng ngời ngợi… như một cánh cung đen sẫm vạch suốt một ven trời, khuôn mặt bầu bầu với vầng trán thông minh của Ki Nọi lặng phắc như một vách núi vạn năm dầu dãi nắng mưa” [10.10].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Vi Hồng luôn để cho tính cách nhân vật của mình phát triển theo một quy luật tự nhiên, ít bị thay đổi. Đại diện cho cái thiện là Đào Tha Đát, với bản tính lương thiện, nhân hậu ngay cả khi bị người ta hại ông cũng chỉ nghĩ rất đơn giản: “kẻ độc ác ấy sớm muộn thì cũng bị trời đánh” [10.150]. Suy nghĩ của Đào Tha Đát có phần ấu trĩ song nó cũng rất hợp với người hiền lành, họ chỉ muốn sống một cuộc sống yên ổn hoà hợp. Đào Tha Đát chấp nhận oan ức, không nghi ngờ, đến nỗi bản thân phải ngồi tù, vợ con li tán, nhà cửa mất. Đây là kiểu nhân vật hiền lành tốt bụng bị ức hiếp này ta thấy rất nhiều trong các truyện kể dân gian.

Hai nhân vật chính trong tiểu thuyết Phụ tình là Va Đáo, Lai Cảng cũng là những nhân vật có tính cách nhân hậu, trước những thách thức mà họ vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của những con người biết hi sinh vì người khác.

Ảnh hưởng của văn hoá dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng - 12

Va Đáo người phụ nữ đẹp, thủy chung đã giành cả cuộc đời mình để đi tìm vầng hạnh phúc chói loà, tìm cha cho con gái. Trước lòng tốt của Lai Cảng nhiều lúc cô định buông xuôi tất cả: “Nàng Va Đáo nghe một người con trai theo mình đã ba năm nay van xin tình yêu, nàng cũng thấy rân rân trong từng khúc ruột. Ba năm anh ta gánh vác mọi việc nặng nhọc…nhưng nàng không thể cho Lai Cảng, con người đáng thương, đáng quý hoa hái nụ của lòng mình. Vì mình có bao giờ yêu một ngườicon trai khác ngoài Thế Ru Của lòng mình” [8.6]. Cuộc đời cô đã trải qua biết bao nhiêu thử thách, song cô vẫn chỉ giành tình yêu cho Thế Ru. Ngay cả khi cô lấy Thể Soai- cha Tốc


Thiêng , người chết dưới mũi dao “pịa mịt” của cô cũng là vì tình thương và sự hối hận. Sau hai năm Thể Soai chết, Va Đáo dạy cho hai con gái của anh ta có nghề để kiếm sống và cô lại tiếp tục đi tìm tình yêu của đời mình.

Đọc tiểu thuyết Phụ tình có lẽ người đọc cũng rất ấn tượng với nhân vật Lai Cảng- một anh chàng xấu xí nhưng có giọng lượn ngọt ngào và đặc biệt ấn tượng ở sự chân thành, ở cách yêu say đắm của nhân vật này. Đằng đẵng theo Va Đáo suốt hai mươi năm đã có lúc Lai Cảng quên cả tính mạng mình để trở che cho mẹ con Va Đáo nhưng tình yêu ấy mãi vẫn chỉ là tình yêu đơn phưong. Vì quá yêu Va Đáo nên nhiều lúc Lai cảng có những hành động khiến người đọc thấy ghét anh song rồi lại nhận thấy ở anh một tấm chân tình, một người biết hi sinh vì người khác ắt hẳn đó không phải là người xấu.

Với những nhân vật đại diện cho cái ác thì Vi Hồng lại miêu tả về ngoại hình cũng xấu xí, dị dạng đôi khi có lúc cực đoan. La Đăm Đông có ánh mắt “lác độc, lác địa, lác đến quái gở ”, “cái mắt lươn sáng như mắt rắn” [10.13]; Pác Tàm hám lợi “có cái mồm bẹt như mồm ếch” [10.16]; còn Tảo Pá Ngạn: “tiếng cười âm vang như có tiếng vàng, tiếng đồng va nhau xủng xoảng. Đó là tiếng cười của những kẻ giàu có, nhưng đầu óc lại u ti mịt mù những khói cùng sương” [10.30]

Tha Móoc – con trai La Đăm Đông có bộ mặt âm dương trông rất đáng sợ, lại hay có tính ăn trộm: “mặt dài như mặt ngựa. Cằm nhọn như cái cọc trước khi cắm xuống đất. Hai con mắt tuy không lác nhưng ti hí, hắn ăn cắp đủ thứ” [10.147]

Về điều này đã có nhận xét “nhân vật của ông thường có sự thống nhất giữa ngoại hình và tính cách….đã đẹp nết thì rất đẹp người và ngược lại. Đây là kiểu mô típ quen thuộc của các nhân vật trong văn học dân gian” [18.24]


Trong hai tác phẩm Đoạ đầy Đất bằng cuộc đấu tranh giữa cái thiện, cái ác diễn ra gay gắt và đã có sự trả giá bằng cái chết cho cái ác, còn cái thiện được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Nhà văn đã xây dựng hai tuyến đối lập nhau để phản ánh thực tại của người dân miền núi còn lạc hậu, cuộc sống của người dân còn bị các thế lực cường quyền, những tập tục mê tín chi phối sâu sắc.

Cái xấu cái ác của hai nhân vật Pá ngạn và La Đăm Đông trong Đoạ đầy được tác giả miêu tả với cấp độ tăng tiến. Để đạt được mục đích Pá Ngạn từng bước lên kế hoạch, câu kết với Đăm Đông để hại gia đình Tha Đát. Để tuyên truyền mê tín hắn làm đủ mọi trò lừa bịp hòng thu phục dân chúng. Từ những việc bắt cóc người, làm giả cái chết của Ki Eng, làm giả Ki Eng sống lại sau một trăm ngày,sai người giết Quỳnh The, giả làm con ma trắng…tất cả những việc đó không ngoài mục đích để chứng tỏ với mọi người về sự linh thiêng của mình. Sự độc ác của Pá Ngạn khi sai người giết Quỳnh The thì Đăm Đông - kẻ cùng hội cùng thuyền cũng phải thốt lên: “Tao cũng thấy mưu kế của Pá Ngạn là độc ác” [10.172]

Với nhân vật Đăm Đông cũng vậy - với tính cách không hề bị thay đổi dường như sự độc ác đã ăn sâu vào từng thớ thịt của hắn. Từ đầu đến cuối tác phẩm ta không hề thấy một giây lát hắn mảy may động lòng trước những đau khổ của người khác. La Đăm Đông vốn là nô lệ được Đào Tha Đát tin cẩn và đối xử rất tử tế: “Chỉ có Đăm Đông và một vài “tua khỏi” ông tin như người nhà, ruột thịt” [10.43] . Đáng nhẽ hắn phải biết ơn Tha Đát, nhưng vì lòng tham, sự ngu dốt hắn lại bị Pá Ngạn dựt dây đã lấy oán trả ơn, hại cả gia đình Tha Đát. Tha Đát bị chúng hại phải đi tù, Ki Eng bị câm, thậm chí hắn còn đang tâm đổi đứa con xấu xí lấy đứa con đẹp như tiên của Đăm Đông. Hành động đỉnh điểm cho sự tham lam và ngu dốt là hắn muốn giết Ki Eng để làm thần giữ của cho mình. Nhưng cũng chính vì thế mà hắn phải nhận một kết


cục đích đáng, đau đớn hơn là con trai hắn chối từ hắn và định giết hắn. Tiểu thuyết Vi Hồng luôn đề cao cái thiện, lên án, tố cáo cái ác qua đó cũng cho thấy tình yêu thương sâu sắc của tác giả đối với đồng bào dân tộc thiểu số giúp họ cảnh giác với cái ác, tránh xa cái ác, có ý thức đấu tranh với cái ác và hướng tới cái thiện.

Tiểu thuyết Mùa hoa Bjoóc loỏng Phụ tình dường như ta không bắt gặp những con người xấu xa đến cùng cực, xấu xí từ ngoại hình đến tính cách mà tác giả tập trung miêu tả hành động mê tín thái quá của một số nhân vật như: mẹ Hạ Chi, cha mẹ Cặm Cang… đóng giả ma gà để phản đối tình yêu của con mình đối với những con người được gọi là ma gà. Vì thế cũng không có những xung đột gay gắt giữa các nhân vật trong tác phẩm, không có sự phân tuyến tuyệt đối giữa cái thiện – cái ác, cái tốt – cái xấu. Song kết thúc giành cho những nhân vật có ý thức đấu tranh với hủ tục phong kiến cũng dành được những kết thúc có hậu.

Ngoài những nhân vật điển hình cho cái thiện, cái ác ta còn nhận thấy trong tiểu thuyết của Vi Hồng cũng xuất hiện một số nhân vật trung gian. Tiêu biểu nhất cho loại nhân vật này chính là Mạc Trọc trong tiểu thuyết Đất bằng. Trong tác phẩm nhân vật này xuất hiện với tần số khá nhiều so với những nhân vật khác và mỗi lần xuất hiện lại khiến cho người đọc có một cảm tưởng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Mạc Trọc là con người có tính cách tâm lí khá phức tạp. Trong quá khứ “lão đã đón đường cướp những tay buôn thuốc phiện được nhiều tiền và vàng bạc. Lão đã từng giết cả một nhà tên phú ông lấy hết của cải. Bao nhiêu vàng bạc tiêu hết, lại đi cướp của giết người. Lại có những ngày đói ăn, ăn lá rừng thay cơm. Đã cướp túi ổi của trẻ chăn trâu, những xâu quả hồng dài của những đứa vào trẩy hồng”…[11.224], và lão đã từng nói với Đáp về chỗ cất giấu vàng: “Tao đã từng giết người để lấy hàng ngàn cân vàng, tao biết vàng” [11.205]


Nếu chỉ đọc đến đây người đọc sẽ có cái nhìn thiếu thiện cảm về nhân vật này. Nhưng đọc những trang viết về công cuộc khai phá Đin Phiêng thì Mạc Trọc lại là con người hăng say lao động xây dựng cuộc sống mới: “Lão Mạc Trọc chặt một cây to bằng cái bịch lúa. Bao giờ lão cũng tìm cây to nhất để lão chặt. Cái cây đã toang hoác, một người vào đấy ngồi cũng còn rộng” [11.142], lão hăng say gánh những đòn gánh cá “oằn cả cái đòn gỗ nghiến” [11.181] ra chợ huyện bán lấy tiền mua thóc cho hợp tác xã, lão báo cáo về thạp vàng với chính quyền…Đến đây, người đọc lại nhận thấy phần tốt đẹp trong con người lão. Tuy nhiên cuối tác phẩm lão lại nghe lời xúi giục của Tảo Mu làm hại trâu, bò, lợn, gà của mọi người, nhần lời giết Then Kì. Người đọc lại thấy đây là nhân vật có tính cách xấu. Nhưng lão đã kịp nhận ra những điều sai trái của mình, đặc biệt lão dám tố cáo tội ác của Tảo mu và tự nhận lỗi lầm. Đỉnh điểm của sự thay đổi trong lão là hành động tự rút dao đâm vào ngực mình tự vẫn để tạ tội cung bà con. Những hành động của lão thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn với nhau song thực chất đó lại là sự vận động hợp logic trong tính cách của nhân vật này. Trong quá khứ, đây là một người xấu, nhưng khi tham gia vào công cuộc xây dựng đời sống mới, từng ngày trong tính cách con người này đã có sự thay đổi rò rệt khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Lão cũng có những giây phút suy tư, thậm chí khóc trước sự giỏi giang, hạnh phúc, biết quan tâm đến người khác của bọn trẻ: “Mạc Trọc khóc vì tiếng hát của Nhình và vì sự chăm sóc hồn nhiên của bọn trai non gái trẻ đối với lão. Lần đầu tiên trong đời lão, lão nhận ra con người có tấm lòng với cái miệng ngọt ngào, rộng lượng. Càng nghĩ, lão càng khóc. Lão nhớ đến những cử chỉ, nhữngbữa anh em xẻ phần cơm canh cho mình. Lão nhớ, lão quý những miếng vá, những đường chỉ trên những cái quần áo rách của lão”. [11.201].


Như vậy, chính công cuộc xây dựng đời sống mới ở Đin Phiêng cũng là công cuộc xây dựng lại bản chất người trong con người Mạc Trọc, đưa lão lại gần hơn với cộng đồng.

Hay ở nhân vật Sấc Tầu – tướng cướp hung bạo, hắn đã từng ra lệnh cho tay sai giết biết bao nhiêu mạng người nhưng hắn cũng là người say mê tiếng lượn ngọt ngào. Mặc dù rât ghen song vì yêu tiếng lượn hắn vẫn phải để cho vợ và Sáy Phủ - tay sai của mình làm đôi bạn lượn của nhau.

Sau này trước giọng lượng mê hồn của Va Đáo khiến hắn trân trọng nàng và bỏ ý định chiếm đoạt cô.

Ca Đai trong tiểu thuyết Đọa đầy không giết Quỳnh The theo lệnh của Pá Ngạn, sau này còn giúp vợ chồng Ki Nọi tiêu diệt loài ong Tó Hống khiến cho người đọc vừa thấy đây là con người vừa đáng thương vừa đáng trách bởi sau bao tội con người này cũng nhận ra những gì cần làm và không nên làm.

Từ sự phân tích trên đây cho thấy Vi Hồng có nhiều bước tiến mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Dấu ấn của văn học dân gian vẫn đậm nét song cùng với đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật đa tính cách, nhân vật với nội tâm phong phú cũng được Vi Hồng đề cập đến. Tất cả là minh chứng rò nét về sự kết hợp hợp hài hòa yếu tố của văn học dân gian và văn học hiện đại.


Tiểu kết


Khi tác phẩm chứa đựng trong nó cái nhìn độc đáo và sự khéo léo của nhà văn, nó sẽ mang một vẻ đẹp mới. Trong các tiểu thuyết của Vi Hồng, chất liệu văn học dân gian tạo ra vẻ đẹp giống với những câu chuyện cổ tích mà ở trong đó hình ảnh tạo ra vẻ đẹp của ý nghĩa ẩn tàng, ngôn ngữ tạo ra vẻ đẹp tượng thanh tượng hình đầy biểu cảm.

Tác giả đã khắc họa thành công thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, phù hợp nhất cho nhân vật, từ sự thống nhất về cách miêu tả ngoại hình với tính cách nhân vật Vi Hồng đã tạo nên một dấu ấn độc đáo trong lòng người đọc. Nhà văn không chỉ tỏ ra sắc sảo khi miêu tả ngoại hình nhân vật mà còn nhạy cảm tinh tế trong khám phá đời sống nội tâm nhân vật. Đặc biệt phải kể đến sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại và truyền thống trong cách kết cấu tác phẩm. Những điều này khiến người đọc nhận diện rò nét hơn phong cách sáng tác của ông.

Ngày đăng: 04/08/2022