Kết Quả Ước Lượng Var Cho Tất Cả Các Ngân Hàng Việt Nam


chính các ngân hàng Việt Nam và các yếu tố nội tại tác động rất mạnh đến tính gảm thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam. Cụ thể:

Chỉ tiêu ROE không có ý nghĩa giải thích sự thay đổi của tình trạng giảm tính thanh khoản- Liquidity Discount (LD). Kết quả này trái ngược với kết quả tìm được của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) tại Đài Loan vì Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) đã tìm ra khi ROE tăng thì LD của các ngân hàng Đài Loan sẽ sụt giảm.

Khi khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Currentratio) tăng thì các ngân hàng tại Việt Nam đối mặt sự gia tăng tình trạng giảm thanh khoản. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015).

Khi ngân hàng Việt Nam gia tăng việc tài trợ vốn bằng vay nợ (Debt tăng), thì khả năng giảm thanh khoản (LD) tăng, riêng nhưng LD của Safe banks giảm. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) tại Đài Loan.

Biến Cash tăng thì LD của các ngân hàng tại Việt Nam tăng thì LD cũng tăng theo. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015).

Biến SIZE tăng thì LD của các ngân hàng tại Việt Nam tăng, nhưng LD của nhóm Liquidity- vulnerable Banks giảm. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015).

Như vậy, đối với mẫu dữ liệu là các ngân hàng tại Việt Nam, thì LD (Chỉ tiêu đo lường trạng thái giảm tính thanh khoản của ngân hàng) chịu ảnh hưởng từ các nhân tố đặc trưng cho khả năng hoạt động của các ngân hàng, bao gồm, Currentratio (Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn), Debtratio (Tỷ lệ Nợ), Cash (Tỷ lệ tiền mặt trên vốn cổ phần), Size (Quy mô giá trị tài sản của ngân hàng). Trong đó, khác với nghiên cứu của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) thì Currentratio và Cash, giải thích nhiều nhất cho sự biến động của LD. Kết luận này, đã giải đáp được hai câu hỏi nghiên cứu là “các nhân tố nào gây ra sự sụt giảm tính thanh khoản tại các ngân


hàng Việt Nam” và “kết quả nghiên cứu tại Việt Nam có tương đồng với quan điểm của Shih- Kuo Yeh và các cộng sự (2015) đã nghiên cứu tại Đài Loan hay không?”. Với phát hiện này thì, các ngân hàng Việt Nam cần có những giải pháp phù hợp để dự phòng cho trường hợp nền kinh tế sụt giảm, thị trường rơi vào đợt giảm giá giá trị các tài sản, khiến tính thanh khoản của những tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ bị ảnh hưởng.


4.7 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy PVAR


Trong phần 4.5, kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố đặc trưng biểu thị cho khả năng hoạt động của các ngân hàng, ảnh hưởng đến sự sụt giảm tính thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam. Vậy, khi thị trường xảy ra tình trạng giảm tính thanh khoản thì ảnh hưởng như thế nào đến khả năng hoạt động của các ngân hàng?


Bảng 4.12: Kết quả ước lượng VAR cho tất cả các ngân hàng Việt Nam




LD


ROE

CURRENT

RATIO

DEBT

RATIO


CASH


SIZE

LD (-1)

0.289*

0.726

-0.277***

-0.0091*

-0.019**

0.264**


-0.10649

-0.38627

-0.08209

-0.01151

-0.0109

-0.10941

LD (-2)

0.010*

-0.176

0.154***

-0.0171*

-0.008**

-0.175**


-0.08988

-0.32603

-0.06929

-0.00972

-0.0092

-0.09235

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị của công ty - Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam - 10

Nguồn: Tổng hợp từ Eviews 8, ngày 10/09/2017

Giá trị trong ngoặc đơn là giá trị của P- value với mức ý nghĩa tương ứng.

*,**, *** biểu hiện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%


Bảng 4.13: Kết quả ước lượng VAR cho Safe Banks




LD


ROE

CURRENT

RATIO

DEBT

RATIO


CASH


SIZE

LD (-1)

-0.250*

-0.064**

-0.197*

-0.019

-0.0047*

0.481**


-0.29925

-0.01942

-0.19386

-0.0112

-0.00242

-0.21646

LD (-2)

0.431*

0.0145**

0.370*

-0.006

-0.001*

0.014**


-0.2964

-0.01924

-0.19201

-0.0111

-0.0024

-0.2144

Nguồn: Tổng hợp từ Eviews 8, ngày 10/09/2017

Giá trị trong ngoặc đơn là giá trị của P- value với mức ý nghĩa tương ứng.

*,**, *** biểu hiện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%


Bảng 4.14: Kết quả ước lượng VAR cho Crisis- contagious Banks




LD


ROE

CURRENT

RATIO

DEBT

RATIO


CASH


SIZE

LD (-1)

-0.659*

0.0349

-1.435**

0.056

-0.082*

0.996*


-0.62954

-0.1412

-0.39105

-0.05773

-0.087

-0.46476

LD (-2)

-0.855*

-0.1993

-0.360**

-0.0467

-0.244*

-0.161*


-0.5063

-0.1135

-0.31449

-0.04643

-0.070

-0.37377

Nguồn: Tổng hợp từ Eviews 8, ngày 10/09/2017

Giá trị trong ngoặc đơn là giá trị của P- value với mức ý nghĩa tương ứng.

*,**, *** biểu hiện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%


Bảng 4.15: Kết quả ước lượng VAR cho Liquidity- vulnerable Banks




LD


ROE

CURRENT

RATIO

DEBT

RATIO


CASH


SIZE

LD (-1)

-0.050*

2.410

-0.677***

0.040*

0.030

0.405


-0.15459

-1.40912

-0.1604

-0.0323

-0.02283

-0.30431

LD (-2)

-0.144*

-0.339

0.262***

-0.116*

-0.016

-0.095


-0.15742

-1.4349

-0.16333

-0.03289

-0.02325

-0.30988

Nguồn: Tổng hợp từ Eviews 8, ngày 10/09/2017

Giá trị trong ngoặc đơn là giá trị của P- value với mức ý nghĩa tương ứng.

*,**, *** biểu hiện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%


Dựa trên kết quả ước lượng của Bảng 4.12, 4.13, 4.14 và 4.15, thì nhìn chung khi khi thị trường xảy ra tình trạng giảm tính thanh khoản, thì các chỉ số biểu thị cho khả năng hoạt động của các ngân hàng cũng thay đổi theo. Khi mức giảm tính thanh khoản tăng (LD tăng) thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng giảm trung bình khoảng 28%, khả năng thanh toán toàn bộ nghĩa vụ nợ giảm khoảng 9%, lượng tiền mặt cũng giảm khoảng 2%.

Phân tích riêng đối với các nhóm ngân hàng:


Ngân hàng hoạt động hiệu quả an toàn, ít bị ảnh hưởng khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Safe Banks), khi tình trạng giảm thanh khoản có xu hướng gia tăng (LD tăng): khả năng sinh lời (ROE) của ngân hàng giảm ít hơn 6%, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng giảm theo khoảng 20%, lượng tiền mặt sẽ thiếu khoảng 0.4%.

Ngân hàng hoạt động hiệu quả trung bình, bị ảnh đáng kể khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Crisis- contagious Banks), khi tình trạng giảm thanh khoản có xu hướng gia tăng (LD tăng), thì chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và lượng tiền mặt. Cụ thể, khi LD tăng thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn sẽ giảm mạnh, từ 36% lên đến gần như 100% và lượng tiền mặt thiếu hụt tăng gần như 20%.

Ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Liquidity- vulnerable Banks), khi tình trạng giảm thanh khoản có xu hướng gia tăng (LD tăng), thì chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ. Cụ thể, khi LD tăng thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn sẽ giảm mạnh, từ 26% lên đến gần như 67% và khả năng thanh toán tổng các khoản nợ giảm khoản 10%.

Như vậy,

Khi thị trường xảy ra tình trạng giảm tính thanh khoản sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng chỉ trả nghĩa vụ nợ của các ngân hàng cũng như là giá trị của lượng tiền mặt tại các ngân hàng.

Khi thị trường xảy ra tình trạng giảm tính thanh khoản thì khả năng sinh lợi của nhóm Ngân hàng hoạt động hiệu quả an toàn, ít bị ảnh hưởng khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Safe Banks) sẽ giảm theo.

Ngoài ra, các ngân hoạt động hiệu quả trung bình, bị ảnh đáng kể khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Crisis- contagious Banks), là nhóm ngân hàng nhạy cảm nhất khi thị trường sụt giảm thanh khoản.

Với những kết luận bên trên, có thể thấy khi thị trường có dấu hiệu rơi vào trạng thái giảm thanh khoản, thì sẽ có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các ngân


hàng. Cụ thể, tình trạng giảm tính thanh khoản sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng chi trả nghĩa vụ nợ của các ngân hàng, cũng như là giá trị của lượng tiền mặt tại các ngân hàng. Ngoài ra, khả năng sinh lợi của các ngân hàng (được đại diện bằng biến ROE) cũng giảm theo.


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN


Dựa trên việc phân tích kết hợp các mô hình GLS, GLM, FEM REM và PVAR, nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam”, đã đạt được những kết quả chính sau đây:

Đầu tiên, tương tự với nghiên cứu của Shin – Kuo Yeh và các cộng sự (2015), tác giả cũng chia các ngân hàng Việt Nam trong dữ liệu mẫu thành ba nhóm ngân hàng, dựa trên giả thuyết về khả năng chịu đựng của các ngân hàng khi xảy ra trạng thái giảm tính thanh khoản trên thị trường: Ngân hàng hoạt động hiệu quả an toàn, ít bị ảnh hưởng khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Safe Banks), Ngân hàng hoạt động hiệu quả trung bình, bị ảnh đáng kể khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Crisis- contagious Banks) và Ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi thị trường sụt giảm thanh khoản (Liquidity- vulnerable Banks). Dựa theo số liệu thống kê, thì trong suốt giai đoạn từ 2010 đến 2016 thì hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam cũng có kết quả khả quan, với tỷ suất sinh lợi ROE 6%. Mức giảm tính thanh khoản (Liquidity Discount- LD) của các ngân hàng tại Việt Nam cũng được cải thiện theo thời gian. Ngoài ra, ba nhóm ngân hàng cũng có mức giảm tính thanh khoản khác nhau và thay đổi khác nhau theo thời gian. Đặc biệt, các ngân hàng hoạt động hiệu quả trung bình, bị ảnh đáng kể khi thị trường sụt giảm tính thanh khoản (Crisis- contagious Banks), là nhóm ngân hàng nhạy cảm nhất khi thị trường đang ở trạng thái giảm tính thanh khoản.

Bên cạnh đó, nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị công ty: Bằng chứng thực nghiệm taị các ngân hàng Việt Nam đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra ban đầu:

Thứ nhất, xác định được các nhân tố nội tại nào gây ra sự sụt giảm tính thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam, bao gồm Currentratio (Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn), Debtratio (Tỷ lệ nợ), Cash (Tỷ lệ tiền mặt trên vốn cổ phần), Size (Quy mô giá trị tài sản của ngân hàng). Trong đó, Currentratio (Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) và Cash (Tỷ lệ tiền mặt trên vốn cổ


phần), là hai yếu tố ảnh hưởng nhất đến mức giảm tính thanh khoản (LD) của ngân hàng.

Thứ hai, khi thị trường xảy ra tình trạng giảm tính thanh khoản thì sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng chỉ trả nghĩa vụ nợ của các ngân hàng cũng như là giá trị của lượng tiền mặt tại các ngân hàng. Ngoài ra, khả năng sinh lợi của các ngân hàng (được đại diện bằng biến ROE) cũng giảm theo.

Mặc dù kết quả nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu ban đầu đề ra, nhưng nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế, như là: dữ liệu của các ngân hàng tại Việt Nam không đầy đủ, nên mẫu dữ liệu của tác giả chỉ gồm 09 ngân hàng và cũng chỉ thu thập được trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2016. Vì thế, việc phân tích sẽ vẫn chưa đạt được kết quả chi tiết hơn và cũng không thể đạt được sự so sánh rằng

,mức giảm tính thanh khoản trước khủng hoảng tài chính năm 2008 và sau 2008 khác nhau như thế nào. Ngoài ra, khi phân tích ảnh hưởng của trạng thái thanh khoản đến giá trị công ty, cụ thể ở đây là các ngân hàng Việt Nam cũng nên xem xét đến các yếu tố khác như là các biến vĩ mô đại diện cho sự biến động của thị trường và các biến đại diện cho chính sách quản lý kinh tế Việt Nam.

Tóm lại, tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế, nhưng nghiên cứu “Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến giá trị công ty: Bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam” đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp cho những nhà quản trị tại các ngân hàng có thể sử dụng trọng việc quản trị thanh khoản và có biện pháp xử lý phù hợp trong trường hợp thị trường ghi nhận sự sụt giảm tính thanh khoản.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí