Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam 1738937919 - 2


Keywords: IT risks, the quality of AIS, the quality of accounting information.


PHẦN MỞ ĐẦU

5.3.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Sự ra đời và phát triển không ngừng của công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là công nghệ ứng dụng trong cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp (DN). Bên cạnh những lợi thế mà công nghệ mang lại thì cũng kèm theo đó là những thách thức và rủi ro liên quan mà DN phải chấp nhận đối mặt. Bất kỳ DN nào thì cũng phải xây dựng cho mình một hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) phục vụ cho quản lý và ít nhiều nó bị chi phối bởi CNTT. Khi mà rủi ro CNTT xuất hiện, nếu chúng không được kiểm soát tốt thì HTTTKT của đơn vị sẽ bị đe doạ, CLHTTTKT bị giảm sút, từ đó dẫn đến chất lượng thông tin kế toán (CLTTKT) bị ảnh hưởng và nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết sách sai lầm nếu sử dụng những thông tin kém chất lượng.

Những NC do diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố trong báo cáo 2020 về các rủi ro hàng đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cho thấy rủi ro CNTT được xếp vào một trong 5 nhóm rủi ro cao bên cạnh các rủi ro về kinh tế, môi trường, địa chính trị và xã hội. Các rủi ro CNTT được nêu rõ trong báo cáo bao gồm hậu quả bất lợi của tiến bộ công nghệ, sự cố cơ sở hạ tầng và mạng thông tin, các cuộc tấn công mạng quy mô lớn và sự cố hàng loạt về gian lận hoặc đánh cắp dữ liệu. Từ kết quả này, diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra nhận định và cảnh báo nếu chúng xảy ra, có thể tác động tiêu cực đáng kể cho một số quốc gia hoặc các lĩnh vực, ngành nghề trong vòng 10 năm tới (Báo cáo rủi ro toàn cầu của WEF, 2020).

Quản lý dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế số. Đe doạ liên quan đến an toàn thông tin mạng sẽ khó tránh khỏi đối với hầu hết các tổ chức. Kết quả NC được tập đoàn công nghệ Bkav công bố trong báo cáo đánh giá an ninh mạng năm 2020 cho thấy thiệt hại do virus máy tính gây ra ở Việt Nam ở mức khá cao, trên 1 tỷ USD (khoảng


23,9 ngàn tỷ đồng). Các ngân hàng bị mất hàng trăm tỷ đồng do bị tấn công an ninh mạng; tấn công theo một cách thức mới có chủ đích đã nhắm đến nhiều tổ chức và DN … Dịch Covid­19 tràn lan vào năm 2020, đã khiến hàng loạt DN, cơ quan và tổ chức chuyển sang làm việc trực tuyến. Các phần mềm làm việc online được sử dụng ngày một nhiều. Việc nhiều tổ chức phải chuyển hệ thống lên mạng để nhân viên có thể tiếp cận và làm việc trực tuyến đã tạo cơ hội cho bọn xấu lợi dụng, tấn công và trộm cắp thông tin (Báo cáo đánh giá an ninh mạng của Bkav, 2020).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 405 trang tài liệu này.

Quan điểm hiện đại cho răǹ g: “Kếtoán làngôn ngữcua kinh doanh” vànhiệm

vụ của kếtoań

Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam 1738937919 - 2

làphải cung cấp cho nhàquan

trị nhưñ g thông tin cóchất lượng và

hưũ

ićh đê

ra quyết định. Để

làm được điều này đòi hoi kếtoán cần quan tâm

nhiêù

hơn đến chất lượng của thông tin được tạo ra từcać

ưń g dung CNTT hiện

co,́ chẳng hạn phải nhận diện ra được nhưñ g rui ro vàphân tích được mức độ ảnh hưởng của chuń g đến chất lượng của thông tin. Để nhận diện vàđánh giáđược nhưñ g rủi ro trong môi trươǹ g xử lýbằng tay đãkhóthìnay để nhận diện vàđánh

giáchuń g trong môi trươǹ g xử lýbằng máy tính lại caǹ g khóhơn bơi những đặc

thùvốn cócủa môi trươǹ g naỳ . Cho nên đòi hỏi ban quản trị điều hành của DN

phải cósự đầu tư đúng mưć phải đạt được.

vàcoi vấn đềnày làmột trong những mục tiêu cần

Theo Romney và Steinbart (2018), HTTTKT có nhiệm vụ xử lý dữ liệu nhằm giúp người dùng có đủ thông tin để đi đến quyết định đúng đắn. HTTTKT mà được xây dựng tốt sẽ tạo ra giá trị cho tổ chức bao gồm: (1) cải thiện chất lượng và chi phí dịch vụ/ sản phẩm sẽ được cắt giảm, (2) cải thiện hiệu quả, (3) chia sẻ tri thức, (4) cải thiện sự hữu hiệu và hiệu quả của chuỗi cung ứng, (5) cải thiện cấu trúc của KSNB và (6) cải thiện việc ra quyết định. Qua đây có thể thấy rằng muốn có được thông tin có chất lượng thì bản thân HTTTKT phải có chất lượng.


Các NC về rủi ro CNTT ảnh hưởng đến HTTTKT trong môi trường máy tính của Davis (1997), Korvin và cs (2004), Rajeshwaran N và Gunawardana K. D (2008), Wang và He (2011), Yang và Jiang (2014), Zhuang (2014), Fang và Shu (2016) và Susanto (2018), cho thấy đã phát hiện ra các rủi ro CNTT ảnh hưởng đến HTTTKT trong môi trường máy tính dựa vào dữ liệu thứ cấp và sử dụng kết quả của các NC trước đây, các sách chuyên khảo hoặc phỏng vấn các DN để xác định các rủi ro, từ đó các giải pháp được đưa ra hoặc thảo luận nhằm bảo vệ cho HTTTKT của các DN. Nhưng tất cả vẫn chưa cho thấy NC thực nghiệm nào đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này. Do vậy, rất cần thiết những NC tiếp

theo để bổ

sung NC về

kiểm định các

ảnh hưởng rủi ro CNTT đối với

CLHTTTKT.

Tiếp theo, những NC các nhân tố ảnh hưởng đối với CLHTTTKT (Wongsim, 2013; Carolina, 2014; Napitupulu, 2015; Wisna, 2015; Omar và cs, 2016; Meiryani và Susanto, 2018; Darma J. và cs, 2018; Nguyen và Nguyen, 2020) hay những NC

các nhân tố ảnh hưởng đối với CLHTTTKT

và hàm ý

ảnh hưởng của nó lên

CLTTKT (Al­Hiyari và cs, 2013; Rapina, 2014; Meiryani, 2014; Shien, 2015; Fitriati và Mulyani, 2015; Fitrios, 2016; Mkonya và cs, 2018) đã thành công khi xác lập các nhân tố tổ chức: cam kết/ hỗ trợ từ nhà quản lý, nguồn lực con người, cơ cấu tổ chức, cam kết từ tổ chức, và văn hoá tổ chức. Kết quả NC cũng cho thấy chúng có ảnh hưởng lên CLHTTTKT và CLTTKT tại DN. Tuy nhiên, các NC này chủ yếu đề cập các nhân tố tổ chức mà chưa thấy đề cập đến nhân tố CNTT dưới góc nhìn của rủi ro CNTT.

Ở trong nước, liên quan đến HTTTKT có các NC về chủ đề ERP: Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trong môi trường ERP (Nguyễn Bích Liên, 2012); các nhân tố tác động đến thành công dự án ERP (Nguỵ Thị Hiền và Phạm Quốc Trung, 2013), … Số còn lại là các NC về HTTTKT nói chung như:

nhân tố ảnh hưởng lên hiệu quả của HTTTKT trên nền máy tính (Phan Đức

Dũng và Phạm Anh Tuấn, 2015); tác động của CNTT đến HTTTKT (Trịnh Viết


Giang, 2017); nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT (Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018), …

Từ các minh chứng trên cho thấy ở Việt Nam: (1) HTTTKT của các DN trong thời đại số ngày nay luôn bị đe doạ và thực tiễn cần quản trị rủi ro CNTT hiệu quả để CLTTKT được đảm bảo và (2) là sự thiếu hụt lý thuyết để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Những NC ở trên thế giới và tạiViệt Nam về CLHTTTKT và CLTTKT trong những năm qua cũng được một số nghiên cứu viên thực hiện. Tuy nhiên, xuất phát từ các khía cạnh, quan điểm khác nhau đã cho thấy những kết quả NC rất đa dạng và thú vị. Theo sự tìm hiểu của tác giả về các NC đã thực hiện, đặc biệt là

ở Việt Nam thì chưa thấy có NC về ảnh hưởng của rủi ro CNTT đối với

CLTTKT, nên theo tác giả hướng NC này cũng là chủ đề có thể khám phá. Từ thực trạng trên, “Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đêń


chất

lượng thông tin kếtoań

trong cać

doanh nghiệp tại Việt Nam”

được tác giả

chọn lựa là chủ đề NC cho luận án này.

6.3.1. Mục tiêu nghiên cưú

 Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát của đề

tài là NC

ảnh hưởng của rủi ro CNTT đối với

CLTTKT trong các DN tại Việt Nam.

 Mục tiêu cụ thể:

Các mục tiêu cụ thể để hiện thực hoá mục tiêu tổng quát được xác định như sau:

­ (1) Nhận diện các rủi ro CNTT ảnh hưởng đến HTTTKT;

­ (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các rủi ro CNTT đến CLHTTTKT và CLTTKT; và

­ (3) Hàm ý quản lý của kết quả NC cho các bên liên quan.

7.3.1. Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu cho NC, những câu hỏi NC được xác định tương ứng bao gồm:

­ Câu hỏi 1: Các rủi ro CNTT nào ảnh hưởng đến HTTTKT?

­ Câu hỏi 2: Các rủi ro CNTT được nhận diện ảnh hưởng như thế nào đến CLHTTTKT và CLTTKT?

­ Câu hỏi 3: Các hàm ý quản lý nào được đưa ra cho các bên có liên quan từ kết quả của NC?

8.3.1. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng NC của luận án là các rủi ro CNTT ảnh hưởng đến CLTTKT trong các DN tại Việt Nam.

 Đối tượng khảo sát

Để có thể đạt được những mục tiêu của NC, việc lựa chọn các đối tượng khảo sát sẽ là các kế toán viên, kiểm toán viên, nhà quản lý kế toán – tài chính và quản lý DN làm việc tại các DN ở Việt Nam, đang sử dụng HTTTKT trên thực tế.

 Phạm vi nghiên cứu

­ NC tìm hiểu mối quan hệ giữa các rủi ro CNTT với CLTTKT, được xem

xét trong phạm vi môi trường nội bộ DN mà không xem xét đến môi

trường bên ngoài như quy định pháp lý và công nghệ điện toán đám mây.

­ Cać

doanh nghiệp được nghiên cưú

trong đềtài là các DN ở Việt Nam,

không phân biệt quy mô, loại hình, lĩnh vực và ngành nghề.

­ Thời gian khảo sát từ tháng 02/2020 đến tháng 03/2020.

9.3.1. Phương pháp nghiên cứu

PPNC được sử dụng trong NC này là phương pháp hỗn hợp. Trong đó, PPNC định tính giúp tác giả nhận diện ra các nhân tố rủi ro CNTT có ảnh hưởng đến CLHTTTKT, tìm hiểu các đặc điểm của các khái niệm NC, xây dựng thang đo


các khái niệm và mô hình NC. Tiếp đến, phương pháp định lượng được triển khai nhằm kiểm định ảnh hưởng của rủi ro CNTT đến CLHTTTKT, đồng thời kiểm định ảnh hưởng của CLHTTTKT lên CLTTKT và từ đó có cơ sở để mang đến các hàm ý về quản lý cho các DN.

5.1. Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu định tính

­ Mục đích: xác lập các nhân tố rủi ro CNTT ảnh hưởng đến CLHTTTKT;

xây dựng thang đo các nhân tố thang đo CLTTKT.

rủi ro CNTT, thang đo CLHTTTKT và

­ PPNC sử dụng: PPNC tài liệu và chuyên gia.

­ Công cụ NC: thảo luận, phỏng vấn sâu qua điện thoại và email.

­ Công cụ thu thập dữ liệu: dàn bài thảo luận (sử dụng câu hỏi mở kết hợp câu hỏi đóng).

­ Đối tượng phỏng vấn: kế toán trưởng, kiểm toán độc lập (kiểm toán

CNTT), quản lý IT, CFO, CEO và nhà NC tại các trường Đại học.

­ Phương pháp chọn mẫu: phỏng vấn, thảo luận với đối tượng để


thu

thập dữ liệu cần thiết cho xây dựng lý thuyết; việc phỏng vấn, thảo

luận từng đối tượng cho đến khi tìm được điểm bão hòa, tức không thu thập được gì thêm sẽ dừng lại.

­ Quy mô mẫu: tùy bối cảnh NC để xây dựng lý thuyết. Do chủ đề NC về mối quan hệ giữa rủi ro CNTT với CLHTTTKT phát sinh trong vận hành HTTTKT tại DN; đồng thời để cỡ mẫu lựa chọn mang tính đại diện và NC có hàm lượng khoa học cao nên những chuyên gia tham gia vào phỏng vấn được lựa chọn dựa vào các tiêu chí: (1) phải là những chuyên gia có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm về quản lý DN, quản lý CNTT và kế toán, (2) phải là những chuyên gia có thâm niên làm việc nhiều năm liên quan đến các chuyên môn như đã đề cập ở trên, tối thiểu là 10 năm và (3)


gắn liền với sự tham gia của các giảng viên hay NC viên đang làm công tác chuyên môn cùng lĩnh vực tại các trường Đại học.

 Nghiên cứu định lượng

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Khi NC sơ bộ thì hai kỹ thuật dùng trong xử lý dữ liệu là kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích EFA để đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo. Kết quả của bước này cho ra thang đo cuối cùng và có chất lượng hơn để phục vụ NC định lượng chính thức.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng chính thức

­ Mục đích: đo lường CLHTTTKT, CLTTKT và các nhân tố tác động đến chúng; kiểm định và lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình. Kiểm tra sự khác biệt trong đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro CNTT đến CLHTTTKT giữa các nhóm đối tượng được khảo sát.

­ PPNC: khảo sát.

­ Công cụ NC: gởi email.

­ Công cụ thu nhận dữ liệu: bảng hỏi chi tiết.

­ Đối tượng phân tích: các DN.

­ Đối tượng khảo sát: kế toán viên, kiểm toán viên, nhà quản lý kế toán – tài chính và quản lý DN.

­ Phân tích dữ liệu thu thập: kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha; kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo bằng phân tích EFA; phân tích CFA; kiểm định các giả thuyết NC và lượng hóa tác động của các nhân tố trong mô hình bằng kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc SEM.

5.2. Dữ liệu thu thập và công cụ phân tích dữ liệu

Ngày đăng: 07/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*