Chiến lược phân tích EFA để đánh giá thang đo trong luận án này được thực hiện trên 2 nhóm riêng biệt: nhóm các nhân tố độc lập và nhóm nhân tố phụ thuộc.
Phép trích PAF (Principal Axis Factoring) được sử dụng với mục đích tìm ra mối quan hệ tiềm ẩn của các biến quan sát, từ đó giúp xác định các nhân tố và các biến quan sát thuộc từng nhân tố. Đối với đề tài có sự xuất hiện của biến trung gian vừa đóng vai trò độc lập vừa đóng vai trò phụ thuộc thì phép quay không vuông góc Promax được ưu tiên sử dụng. Đặc biệt, sau phân tích EFA, đề tài sẽ thực hiện phân tích SEM thì việc sử dụng phép quay Promax cùng phép trích PAF sẽ phù hợp hơn (Dean, 2009).
Phân tích EFA cho nhóm nhân tố độc lập
Do thang đo Rủi ro phần mềm có 1 biến SWR6 và thang đo Rủi ro văn hoá tổ chức có 2 biến OCR4 và OCR5 không đạt nên bị loại ở phân tích Cronbach’s Alpha và 3 biến này tiếp tục bị loại khi tham gia phân tích EFA.
Phụ lục 19 cho thấy kết quả chạy phân tích nhân tố khám phá EFA lần1, biến HRR2 có hệ số tải nhỏ hơn 0,5. Loại HRR2, chạy kiểm định EFA lần 2 cho các biến độc lập thì xuất hiện 2 biến DATR1 và HRR1 có hệ số tải nhỏ hơn 0,5. Tiếp tục loại HRR1, chạy lại kiểm định EFA lần 3, thì 2 biến quan sát HRR3 và HRR4 của nhân tố Rủi ro nguồn lực con người tải lên thành 1 nhân tố riêng biệt. Theo Hair và cs (2019) thì thang đo phải có ít nhất 3 biến quan sát trở lên thì mới đạt yêu cầu về độ tin cậy nên ta tạm thời loại biến Rủi ro nguồn lực con người HRR ra khỏi mô hình vì có khả năng không lý giải được cho biến phụ thuộc là CLHTTTKT và CLTTKT. Tuy nhiên, ta cũng cân nhắc giữ lại nhân tố Rủi ro nguồn lực con người khi tiến hành phân tích định lượng chính thức với cỡ mẫu lớn hơn có thể sẽ có ý nghĩa giải thích hơn.
Tiến hành chạy kiểm định EFA lần 4, ta có chỉ số KMO là 0,855 nên thích hợp cho phân tích nhân tố. Sig. của kiểm định Bartlett’s bằng 0,000 (sig. này bé hơn 0,05), minh chứng này cho thấy các biến quan sát có tương quan nhau.
Về tổng phương sai trích được (Extraction Sums of Squared Loadings) là 58,937% > 50%. Kết quả này cho thấy 58,937% sự biến thiên của dữ liệu đã được giải thích bởi 5 nhân tố được trích.
Phân tích EFA cho nhóm nhân tố phụ thuộc
Nhìn bảng kết quả ma trận xoay nhân tố phụ thuộc, ta thấy hệ số tải của biến AIQ6, AISQ1 và AISQ2 đều < 0,5 nên ta loại bỏ các biến này và chạy lại lần 2 thì chỉ số KMO là 0,920 nên phù hợp cho phân tích nhân tố. Sig. của kiểm định Bartlett’s
= 0,000 (sig. này < 0,05), cho thấy các biến quan sát thật sự có tương quan với nhau. Với tổng phương sai trích (Extraction Sums of Squared Loadings) bằng 55,869%
> 50%. Kết quả này cho thấy 55,869% sự biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi
2 nhân tố được trích.
Kết quả phân tích EFA cho nhóm nhân tố phụ thuộc được chi tiết ở phụ lục 20.
4.2.1.3. Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ
Từ phân tích định lượng sơ bộ chỉ ra các thang đo đều đạt độ tin cậy, đủ điều kiện tham gia EFA. Trong đó:
- Có 1 biến SWR6 thuộc nhân tố Rủi ro phần mềm bị loại (tên biến: Không có tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm không đầy đủ).
- 2 biến OCR4 (Nhân viên nhiệt huyết theo đuổi công việc cá nhân hơn là hợp tác và cạnh tranh).và OCR5 (Thiếu sự ổn định trong vận hành HTTTKT) bị loại thuộc về nhân tố Rủi ro văn hoá tổ chức.
- 1 biến AIQ6 (TTKT được trình bày khách quan) thuộc nhân tố CLTTKT bị loại.
- 2 biến AISQ1 (HTTTKT này dễ học hỏi) và AISQ2 (HTTTKT này dễ sử dụng) thuộc nhân tố CLHTTTKT cũng bị loại.
- 2 nhân tố Rủi ro phần mềm SWR và Rủi ro dữ liệu DATR có các biến quan sát hội tụ lại thành một nhân tố mới, tạm gọi là Rủi ro phần mềm và dữ liệu.
- Cuối cùng đặc biệt là 4 biến quan sát thuộc nhân tố Rủi ro nguồn lực con người
HRR bị loại khỏi mô hình.
Việc quyết định loại hẳn các biến quan sát, đặc biệt là loại một nhân tố nào đó trong mô hình còn tuỳ thuộc vào giá trị nội dung mang ý nghĩa giải thích của biến quan sát hay nhân tố đó. Cho nên, việc loại hẳn chúng sẽ được xem xét kỹ ở bước NC
định lượng chính thức tiếp theo sau đây với cỡ mẫu lớn hơn sẽ có tính đại diện cao hơn.
Theo bảng kết quả ma trận xoay các nhân tố lần cuối của các nhóm nhân tố độc lập và phụ thuộc ở bước NC định lượng sơ bộ, chúng ta có các nhân tố được định nghĩa lại như sau:
Bảng 4.4 – Tổng hợp các biến quan sát sau khi phân tích EFA sơ bộ
STT
Nhân tố | Các biến quan sát giữ lại | Các biến quan sát bị loại | Phân loại biến | |
1 | SWR | SWR5, DATR4, SWR1, SWR3, DATR5, SWR2, DATR3, DATR2, SWR4, DATR1 (10 biến) | Không có (nhân tố SWR và DATR có sự hội tụ) | Độc lập |
2 | HWR | HWR2, HWR5, HWR4, HWR3, HWR1 (5 biến) | Không có | Độc lập |
3 | ITAR | ITAR4, ITAR2, ITAR1, ITAR3 (4 biến) | Không có | Độc lập |
4 | HRR | Không có | Tất cả | Độc lập |
5 | MCR | MCR2, MCR3, MCR1, MCR4 (4 Biến) | Không có | Độc lập |
6 | OCR | OCR3, OCR1, OCR2 (3 Biến) | OCR4 và OCR5 | Độc lập |
7 | AISQ | AISQ7, AISQ3, AISQ9, AISQ4, AISQ8, AISQ5, AISQ6 (7 Biến) | AISQ1 và AISQ2 | Phụ thuộc/ Trung gian |
8 | AIQ | AIQ4, AIQ8, AIQ9, AIQ5, AIQ1, AIQ3, AIQ7, AIQ2 (8 Biến) | AIQ6 | Phụ thuộc |
Tổng số biến quan sát độc lập: 26 biến | ||||
Tổng số biến quan sát phụ thuộc: 15 biến |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Nc Định Lượng (Nguồn: Xây Dựng Từ Tác Giả)
- Thang Đo Các Khái Niệm Nc Đã Điều Chỉnh Theo Góp Ý Chuyên Gia (Thang Đo Nháp Lần 2)
- Tóm Tắt Kết Quả Kiểm Định Sơ Bộ Độ Tin Cậy Các Thang Đo Bằng Cronbach’S Alpha
- Cho Thấy Không Biến Quan Sát Nào Bị Loại Do Corrected Item-Total Correlation Của Các Biến Đều > 0,3 Và Cronbach’S Alpha Của Nhân Tố > 0,6. Vậy Thang
- Ma Trận Xoay Các Nhân Tố Phụ Thuộc (Giai Đoạn Nc Chính Thức)
- Hệ Số Hồi Quy Chuẩn Hoá Của Các Biến Phụ Thuộc Standardized Regression Weights: (Group Number 1 – Default Model)
Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.
Nguồn: Tập hợp bởi tác giả
Như vậy, phân tích Cronbach’s Alpha chỉ ra các thang đo đều đạt độ tin cậy. Điều này cho thấy bảng hỏi khảo sát nháp lần 2 này có thể sử dụng tốt cho NC định lượng
chính thức và từ đây ta có bảng hỏi chính thức. Bên cạnh đó, kết quả phân tích EFA sơ bộ cũng đã chứng minh các nhân tố có tính phân biệt và hội tụ cao. Trong đó, có 2 trường hợp đặc biệt là các biến quan sát của 2 nhân tố độc lập ban đầu là Rủi ro phần mềm và Rủi ro dữ liệu đã hội tụ về nhau, tức các biến quan sát có tính tương quan với nhau, cùng giải thích cho 1 nhân tố và nhân tố Rủi ro nguồn lực con người không đạt yêu cầu nên tạm loại bỏ. Việc hình thành nên nhân tố mới và loại bỏ hẳn 1 nhân tố trong mô hình sẽ được quyết định chính xác khi thử lại lần nữa trên cỡ mẫu lớn hơn ở giai đoạn NC chính thức.
4.2.2. Nghiên cứu chính thức
4.2.2.1. Mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên chính thức
Thông qua các kết quả định lượng sơ bộ, cho thấy rằng các thang đo có độ tin cậy cao và thang đo nháp lần 2 đủ điều kiện trở thành thang đo chính thức cho 9 khái niệm NC với 51 biến quan sát. Trong bước phân tích EFA sơ bộ, các biến quan sát của hai yếu tố rủi ro phần mềm và rủi ro dữ liệu đều hội tụ về cùng một nhân tố, nhưng nhân tố Rủi ro nguồn lực con người có nguy cơ loại khỏi mô hình do không đạt yêu cầu hội tụ khi phân tích EFA. Điều này cho thấy các nhân tố mới có thể được hình thành và mô hình NC có thể được điều chỉnh. Tuy nhiên, cỡ mẫu sử dụng trong NC định lượng sơ bộ là rất nhỏ (n = 100) nên để xác định chắc chắn có cần điều chỉnh mô hình hay không, tác giả vẫn đưa vào sử dụng mô hình NC như đã đề xuất ở đầu chương 2 cho NC chính thức. Và nếu cần điều chỉnh sẽ điều chỉnh sau.
4.2.2.2. Kết quả thống kê mô tả
Theo Hair và cs (2019), khi NC có thực hiện cả 2 kỹ thuật phân tích EFA và CFA thì nên ưu tiên lấy mẫu theo phân tích EFA vì phân tích EFA đòi hỏi phải có cỡ mẫu đủ lớn thì mới đạt độ tin cậy. Công thức từ kinh nghiệm NC của Hair và cs chỉ ra cách chọn mẫu theo tỉ lệ 5:1 giữa số quan sát: số biến đo lường. Vậy mẫu cần thiết theo NC này là 51*5 = 255 quan sát.
Thực tế, có 408 phiếu trả lời thu về (mỗi công ty là 1 phiếu). Sau khi đã gạn lọc ra những phiếu trả lời không đủ tiêu chuẩn (40 phiếu) do đáp viên trả lời cùng 1 kết quả cho nhiều câu hỏi khác nhau; một số phiếu trả lời từ các trường Đại học, THCS,
bệnh viện cũng được loại bỏ vì không phù hợp. Số phiếu còn lại đạt tiêu chuẩn là 368
> 255 (cỡ mẫu tối thiểu) nên cỡ mẫu này có thể nói là đạt và mang tính đại diện cho đám động NC.
Thống kê về một số đặc điểm của người trả lời khảo sát Bảng 4.5 – Một số đặc điểm về người được khảo sát
Đặc điểm mô tả
về người trả lời khảo sát
Tần suất | Tỷ lệ (%) | |
Vị trí công việc Nhân viên kế toán Nhà quản lý về tài chính – kế toán Kế toán tổng hợp Khác | 368 218 43 69 38 | 100 59,2 11,7 18,8 10,3 |
Thâm niên làm việc < 5 năm Từ 5 năm đến ≤ 10 năm > 10 năm | 368 234 99 35 | 100 63,6 26,9 9,5 |
Trình độ Cao đẳng Đại học Sau Đại học | 368 32 311 25 | 100 8,7 84,5 6,8 |
Tuổi < 30 30 – 40 > 40 | 368 249 104 15 | 100 67,7 28,3 4,1 |
Nguồn: Kết quả được tập hợp qua phân tích từ phần mềm SPSS Phần lớn những người trả lời khảo sát là nhân viên kế toán đang làm việc tại các công ty, chiếm 59,2%; số này có thâm niên làm việc thấp nhất (từ 2 năm đến 5 năm) và đa số còn khá trẻ, khoảng từ 25 đến 29 tuổi (67,7%). Kế đến, là kế toán tổng hợp chiếm 18,8%, đa số những người đang giữ vị trí này trong công ty có tuổi đời từ 30
đến dưới 40 (28,3%); điều này cũng dễ hiểu bởi ở tầm tuổi này thì mới có sự cân nhắc nắm giữ vị trí này bởi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm làm việc. Trong khi, nhà quản lý về tài chính – kế toán (gồm kế toán trưởng, giám đốc tài chính) chiếm 11,7%, tuổi đời nhóm này thường nằm trong khoảng từ 35 đến 40 và trên 40, một số ít trong số họ khoảng 30. Số còn lại chủ yếu là giám đốc có tuổi trên 40 và kiểm toán viên (10,3%). Ở 2 nhóm đang nắm giữ vị trí chủ chốt trong công ty là nhà quản lý kế toán
– tài chính và giám đốc cần tuổi đời sau 30, thậm chí là 40 và trên 40 vì cần đến kinh nghiệm, các kỹ năng quản lý và đặc biệt là tính cách họ chín chắn và quyết đoán hơn. Xét về trình độ học vấn, hầu hết các đối tượng được khảo sát có trình độ bậc Đại học và bậc sau Đại học (91,3%), số ít còn lại là Cao Đẳng (8,7%).
Thống kê về một số đặc điểm của DN tham gia khảo sát Bảng 4.6 – Một số đặc điểm về DN tham gia khảo sát
Đặc điểm mô tả về
DN tham gia khảo sát
Tuần suất | Tỷ lệ (%) | |
Loại hình DN DN tư nhân DN nhà nước DN TNHH DN cổ phần DN 100% vốn nước ngoài Khác | 368 39 14 149 123 35 8 | 100 10,6 3,8 40,5 33,4 9,5 2,2 |
Lĩnh vực kinh doanh Thương mại/ dịch vụ Sản xuất Xây dựng Khác | 368 243 47 29 49 | 100 66 12,8 7,9 13,3 |
Quy mô DN Nhỏ Vừa | 368 144 97 | 100 39,1 26,4 |
Đặc điểm mô tả về
DN tham gia khảo sát
Tuần suất | Tỷ lệ (%) | |
Lớn | 127 | 34,5 |
Phần mềm sử dụng Phần mềm kế toán ERP Khác | 368 263 57 48 | 100 71,5 15,5 13 |
Nguồn: Kết quả được tập hợp qua phân tích từ phần mềm SPSS Bảng phân tích thống kê về các DN tham gia khảo sát cho thấy, loại hình DN TNHH chiếm số đông (40,5%); kế đến là DN cổ phần (33,4%). Trong khi đó, DN 100% vốn nước ngoài và DN tư nhân có tỷ lệ xấp xỉ nhau (9,5% so với 10,6%). Các
DN khác chiếm số ít là trung tâm đào tạo, ban quản lý dự án (2,2%).
Các DN được khảo sát có số DN nhỏ là 144 DN (39,1%) và đa số các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại/ dịch vụ. Điều này phù hợp với thực trạng hiện nay ở Việt Nam là đa số DN có quy mô nhỏ thì có xu hướng chọn lĩnh vực kinh doanh là thương mại/ dịch vụ để thuận tiện cho việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Các DN còn lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và khác (đào tạo, kiểm toán và ngân hàng) có tỷ lệ gần bằng nhau lần lượt là 12,8%, 7,9% và 13,3%. Số DN vừa và lớn tham gia khảo sát trong NC này cũng khá đông (224 DN, chiếm 60,9%). Thực tế, cho thấy các DN vừa và lớn thường rất chú trọng trong việc đầu tư CNTT phục vụ cho công tác quản lý để hướng đến thế mạnh cạnh tranh và đạt hiệu quả như mong muốn nên có xu hướng là các DN vừa và lớn có công tác tổ chức HTTTKT bài bản hơn các DN nhỏ.
Và điều cuối cùng là, tất cả các DN tham gia khảo sát đều có đang sử dụng các phần mềm trong công tác quản lý tại DN (đạt 100%). Có thể kể đến như là phần mềm kế toán, ERP, kiểm toán và ngân hàng. Điều này chứng tỏ các DN đã và đang ngày càng chú trọng đến việc ứng dụng CNTT cho việc tổ chức thực hiện HTTTKT tại DN của mình.
Các thống kê chi tiết khác về đối tượng và công ty tham gia khảo sát xin xem thêm kết quả ở phần Phụ lục 21, phiếu khảo sát NC định lượng sơ bộ và chính thức (Phụ lục 22) và Danh sách các công ty tham gia khảo sát chính thức (Phụ lục 23).
4.2.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Ở cấp độ NC chính thức, phân tích Cronbach's alpha tiếp tục được thực hiện để xác nhận lại độ tin cậy của thang đo, nhưng với cỡ mẫu lớn hơn n = 368. Chi tiết độ tin cậy của từng thang đo thể hiện như sau:
Độ tin cậy của thang đo Rủi ro phần cứng
Kết quả lần này chỉ ra rằng vì hệ số tương quan biến tổng cho tất cả các biến (Corrected Item-Total Correlation) đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha cho nhân tố > 0,6 nên không có biến quan sát nào bị loại. Do đó, thang đo rủi ro phần cứng là đáng tin cậy và cả 5 biến quan sát đều được giữ lại. (Phụ lục 24)
Độ tin cậy của thang đo Rủi ro phần mềm
Thang đo này cho thấy, như trước đây, biến SWR6 có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) là 0,270 <0,3; do đó nên loại bỏ biến này và tiến hành chạy lại lần 2. Hầu hết người sử dụng phần mềm hiểu và thao tác được trên phần mềm do được huấn luyện trực tiếp tại chỗ theo kiểu “cầm tay chỉ việc” và khi cần giải quyết xử lý nghiệp vụ hay sự cố đều được các tư vấn viên bên phía tư vấn hoặc nhà cung cấp phần mềm tư vấn qua điện thoại hoặc kết nối qua các phần mềm điều khiển từ xa như Teamviewer, Ultraviewer, ... Do vậy, tài liệu hướng dẫn sử dụng không còn quá quan trọng đối với người sử dụng nên việc biến SWR6 liên quan đến tài liệu sử dụng phần mềm bị loại cũng là điều chấp nhận được. (Phụ lục 25)
Lần 2 cho thấy do hệ số tương quan biến tổng cho tất cả các biến (Corrected Item- Total Correlation) đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố > 0,6 nên không loại biến quan sát nào nữa. Vậy thang đo Rủi ro phần mềm đáng tin cậy với 5 biến quan sát. (Phụ lục 26)
Độ tin cậy của thang đo Rủi ro dữ liệu
Đối với thang đo Rủi ro dữ liệu, không loại biến nào do hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến (Corrected Item-Total Correlation) đều > 0,3 và hệ số