Thang Đo Các Khái Niệm Nc Đã Điều Chỉnh Theo Góp Ý Chuyên Gia (Thang Đo Nháp Lần 2)


kiểm định mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM. Trong đó, kết quả sau khi chạy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA trên phần mềm SPSS sẽ được kế thừa đưa vào phần mềm AMOS để phân tích CFA với các chỉ số CMIN/df, CFI, TLI, GFI và RMSEA cho đánh giá giá trị của thang đo (độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và giá trị liên hệ lý thuyết) và đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường và phân tích mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định các giả thuyết và mô hình NC. Phần cuối là kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các tổng thể bằng phân tích One-Way ANOVA.


Kết luận chương 3

Chương 3 trình bày về PPNC sử dụng trong luận án, trình tự NC bao gồm 2 giai đoạn NC định tính và NC định lượng (định lượng sơ bộ và định lượng chính thức). Ở giai đoạn NC định tính, dựa vào các NC trước hình thành nên các khái niệm, mô hình NC đề xuất và thang đo nháp cho các khái niệm NC. Từ tổng hợp ý kiến chuyên gia về mô hình NC và thang đo nháp sẽ hình thành nên mô hình NC ban đầu và thang đo cho NC định lượng sơ bộ. Đến giai đoạn NC định lượng chính thức, các kỹ thuật được sử dụng lần lượt như kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA và cuối cùng là kỹ thuật SEM cho phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình. Tiếp theo, các kết quả NC chi tiết sẽ được trình bày trong chương 4.


CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Tiếp nối chương 3, chương 4 sẽ trình bày kết quả NC mà tác giả đã thực hiện trên thực tế. Cụ thể, kết quả NC sẽ trình bày theo trình tự: (1) Kết quả NC định tính bao gồm phỏng vấn chuyên gia về các khái niệm sử dụng trong mô hình NC và thang đo lường các khái niệm; (2) Kết quả NC định lượng sơ bộ thể hiện qua đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA và (3) Kết quả NC chính thức: kết quả thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo, kiểm định các giả thuyết NC và kiểm định mô hình NC.

4.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Từ kết quả NC có được ở bước NC tài liệu thông qua việc tìm hiểu về các NC trước có liên quan đã xác định được các nhân tố và mô hình NC, cũng như phác thảo được thang đo nháp lần đầu phục vụ cho bước phỏng vấn chuyên gia thông qua dàn bài thảo luận.

Phụ lục 6 là danh sách 13 chuyên gia tham gia vào thảo luận bao gồm: 4 chuyên gia đang công tác tại các trường Đại học (tỉ lệ: 30,8%); 3 chuyên gia đến từ DN kiểm toán và kiểm toán Nhà nước (23,1%); 2 chuyên gia làm việc tại Công ty hoạt động trong lĩnh vực tin học (15,4%); 4 chuyên gia còn lại đang giữ vị trí cao trong các DN kinh doanh (30,8%). Các chuyên gia này đều có điểm chung là thâm niên làm việc trong lĩnh vực chuyên môn hơn 10 năm và đều được đào tạo về kế toán và kiểm toán. Tổng kết kết quả NC định tính

Bằng việc thảo luận với các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và CNTT, tác giả đề tài đã nhận được những ý kiến đóng góp hết sức nhiệt tình và có giá trị cao. Trong đó, nổi bật nhất là ý kiến đề cập đến Rủi ro từ môi trường pháp lý của hầu hết các chuyên gia (8 chuyên gia, chiếm tỷ lệ 61,5%). Kế đến là ý kiến về Rủi ro liên quan đến công nghệ điện toán đám mây (3 chuyên gia, chiếm tỷ lệ 23,1%). Các ý kiến còn lại thì chủ yếu là bổ sung khái niệm NC, bổ sung thang đo hay loại bớt thang đo, chiếm tỷ lệ không đáng kể.


Sau khi xem xét đến bối cảnh NC cũng như phạm vi NC của đề tài, tác giả đã điều chỉnh lại thang đo trong khả năng cho phép vì tất cả các thang đo này đều thừa hưởng kết quả của những nhà NC đi trước. Còn việc bổ sung nhân tố vào mô hình và những thang đo mới như gợi ý thì tác giả xin không đưa vào NC lần này bởi thời gian NC không cho phép bổ sung, cũng như tác giả không có trong tay các tài liệu tham khảo để ủng hộ các quan điểm đó trong lúc này. Tác giả sẽ xem xét đến những bổ sung mà nhóm chuyên gia gợi ý cho NC tiếp tục về chủ đề này trong tương lai. Tương tự, là việc bổ sung nhân tố Rủi ro môi trường pháp lý cũng không được đưa vào NC bởi nó nằm ngoài phạm vi NC của đề tài đã đề cập ở phần mở đầu là chỉ xem xét ở môi trường bên trong của DN. Cả hai điều chưa làm được lúc này có thể xem như một phần hạn chế của NC và sẽ được tiếp tục mở rộng đào sâu NC trong những lần kế tiếp.

Cụ thể, tác giả tập trung vào điều chỉnh lại từ ngữ thang đo cho chính xác và dễ hiểu hơn theo góp ý, đó là loại bỏ cụm từ xuất hiện trong các thang đo “sẽ làm giảm CLHTTTKT” và loại bỏ thang đo Phần mềm không có tính linh hoạt (dễ sửa đổi, dễ cập nhật khi cần), Sự không chính xác của dữ liệu Sự không đầy đủ của dữ liệu theo góp ý của một số chuyên gia.

Kết quả thảo luận về các khái niệm NC trong mô hình và thang đo các khái niệm NC (Phụ lục 7).

Dàn bài thảo luận với chuyên gia (Phụ lục 8).

Sau khi điều chỉnh lại, thang đo nháp lần 2 như sau:

Bảng 4.1 – Thang đo các khái niệm NC đã điều chỉnh theo góp ý chuyên gia (thang đo nháp lần 2)

STT

Khái niệm

NC

Biến đo

lường

Các phát biểu

Diễn giải


1

Rủi ro phần cứng


HWR1

Nguy cơ từ yếu tố môi

trường (độ ẩm, nhiệt độ, nguồn điện, …) đe

Khái niệm Rủi ro

phần cứng và các thang đo liên quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của rủi ro công nghệ thông tin đến chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại Việt Nam - 13





dọa hoạt động của phần

cứng.

được kế thừa toàn bộ từ các NC trước và chỉ điều chỉnh về mặt từ ngữ cho phù hợp với bối cảnh NC theo góp ý của các chuyên gia.


2


HWR2

Lỗ hổng trong quy định về tiếp cận hệ thống

máy tính.

3

HWR3

Sự không tương thích

giữa các phần cứng.

4

HWR4

Hiệu suất sử dụng phần

cứng kém.


5


HWR5

Chế độ bảo trì phần cứng không tốt (không đúng cách, không kịp

thời, …).


6


Rủi ro phần mềm


SWR1

Phần mềm không đáp ứng yêu cầu sử dụng/

yêu cầu quản lý.


Khái niệm Rủi ro phần mềm và các thang đo liên quan được kế thừa toàn bộ từ các NC trước và chỉ điều chỉnh về mặt từ ngữ cho thích hợp với bối cảnh NC theo góp ý của các chuyên gia.


7


SWR2

Sử dụng phần mềm không có bản quyền/

không rõ nguồn gốc.


8


SWR3

Hỗ trợ dịch vụ không

tốt từ nhà cung cấp/ đội ngũ tư vấn phần mềm.


9


SWR4

Sự tiềm ẩn phần mềm độc hại (phần mềm gián điệp, virus, phần mềm tống tiền, …) trong hệ thống máy

tính.



10



SWR5

Lỗ hổng về kiểm soát nhập liệu, xử lý dữ liệu và truy xuất thông tin

trên các phần mềm.



11


SWR6

Không có tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm không đầy

đủ.


12


Rủi ro dữ liệu


DATR1

Kế hoạch khắc phục sự cố về dữ liệu không

được chú trọng.


Khái niệm Rủi ro dữ liệu và các thang đo liên quan được kế thừa toàn bộ từ các NC trước và chỉ điều chỉnh về mặt từ ngữ cho thích hợp với bối cảnh NC theo góp ý của các chuyên gia.


13


DATR2

Kiểm toán chất lượng dữ liệu không được

thực hiện.


14


DATR3

Mã hoá dữ liệu để đảm bảo độ tin cậy, an toàn và bảo mật không được

thực hiện.


15


DATR4

Đe doạ đến từ bên trong tổ chức (bất cẩn, phá hoại dữ liệu, trộm cắp dữ liệu, sử dụng

không đúng cách, ...).


16


DATR5

Đe doạ đến từ bên ngoài tổ chức (sử dụng dữ liệu bất hợp pháp, phá hoại dữ liệu, trộm

cắp dữ liệu, …).



17


Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT


ITAR1

Không bắt kịp với sự

tiến bộ quá nhanh của CNTT.


Khái niệm Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT và các thang đo liên quan được kế thừa toàn bộ từ các NC trước và chỉ điều chỉnh về mặt từ ngữ cho thích hợp với bối cảnh NC theo góp ý của các chuyên gia.

18

ITAR2

CNTT mới khó sử

dụng.


19


ITAR3

Sự không tương thích của CNTT hiện có với các CNTT bổ sung khác (trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), sổ cái đại chúng (Blockchain), kết nối vạn vật (Internet of

things), …).

20

ITAR4

Sự tinh vi/ phức tạp của

CNTT mới.


21


Rủi ro nguồn lực con người


HRR1

Người sử dụng HTTTKT không được đào tạo đầy đủ những

kỹ năng cần thiết.

Khái niệm Rủi ro nguồn lực con người và các thang đo liên quan được thừa hưởng toàn bộ từ các NC trước và chỉ điều chỉnh về mặt từ ngữ cho thích hợp với bối cảnh NC theo góp ý của các chuyên gia.


22


HRR2

Kinh nghiệm và năng lực làm việc kém của đội ngũ hỗ trợ IT/ đội

ngũ kế toán.


23


HRR3

Kiến thức về IT và kế

toán của nhà quản lý kém.



24



HRR4

Ngại thay đổi, ứng dụng công nghệ mới từ người sử dụng (vì thấy nguy cơ bị phát hiện ra sai trái hay lộ ra yếu

kém của mình).



25


Rủi ro cam kết quản lý


MCR1

Sự tham gia vận hành

HTTTKT của nhà quản lý chưa đầy đủ.


Khái niệm Rủi ro cam kết quản lý và các thang đo liên quan được kế thừa toàn bộ từ các NC trước và chỉ điều chỉnh về mặt từ ngữ cho thích hợp với bối cảnh NC theo góp ý của các chuyên gia.


26


MCR2

Giám sát hiệu quả vận hành HTTTKT chưa hoặc không đầy đủ từ

nhà quản lý.


27


MCR3

Nhà quản lý chưa hoặc không ủng hộ thay đổi và buộc nhân viên thay đổi (áp dụng quy trình mới, ứng dụng công

nghệ mới, …).


28


MCR4

Cam kết hỗ trợ các nguồn lực (tài chính, con người, thời gian, trang thiết bị) từ nhà quản lý chưa hoặc không được thực hiện

đầy đủ.


29

Rủi ro văn hóa tổ chức


OCR1

Sự khác biệt về văn hoá

trong việc vận hành HTTTKT (chẳng hạn

Khái niệm Rủi ro văn

hoá tổ chức và các thang đo liên quan





khác biệt về quy trình, tư duy quản lý, xử lý nghiệp vụ trên phần mềm kế toán hay phần

mềm ERP).

được kế thừa toàn bộ từ các NC trước và chỉ điều chỉnh về mặt từ ngữ cho phù hợp với bối cảnh NC theo góp ý của các chuyên gia.


30


OCR2

Các tiêu chuẩn về nhân sự chưa thực sự thu hút và phát triển nhân viên để khơi gợi sự trung thực, lòng trung thành

và sự cống hiến.


31


OCR3

Thiếu hoạt động làm việc đội nhóm và truyền thông qua lại

giữa các bộ phận.


32


OCR4

Nhân viên theo đuổi công việc cá nhân hơn là hợp tác và cạnh

tranh.


33


OCR5

Thiếu sự ổn định trong vận hành HTTTKT (ổn định về nhân sự, chính sách, tài chính, công

nghệ, …).

34


CLHTTTKT

AISQ1

HTTTKT này dễ học

hỏi.

Khái niệm

CLHTTTKT và các thang đo liên quan

được kế thừa toàn bộ

35

AISQ2

HTTTKT này dễ sử

dụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2023