Giá Trị Chuẩn Hóa Các Yếu Tố Hợp Thành Của Vốn Con Người

nhận định môi trường đất bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch cao hơn so với hai địa bàn còn lại. So sánh giá trị của yếu tố vốn tự nhiên của 3 địa bàn nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tài nguyên của cả ba điểm đều ở mức trung bình, trong đó sự ảnh hưởng của du lịch tới vốn tài nguyên của thành phố Điện Biên Phủ là lớn nhất. Thực tế cũng cho thấy, trong 3 địa bàn nghiên cứu, thành phố Điện Biên Phủ là nơi phát triển, tập trung số lượng du khách tới du lịch, nghỉ ngơi là lớn nhất trong tỉnh. Do đó, đây cũng là nơi có nhiều sự thay đổi về các nguồn tài nguyên như đất, nước, môi trường.

Yếu tố chính 2 - Nguồn vốn con người gồm các yếu tố hợp thành thể hiện sức khỏe, trình độ, kỹ năng của người lao động trong hộ. Nghiên cứu sử dụng các yếu tố như số lượng lao động trung bình trong hộ để xem xét về số lượng lao động; yếu tố trình độ học vấn và tỷ lệ hộ có lao động được đào tạo tập huấn về du lịch để xem xét về chất lượng nguồn nhân lực. Giá trị sau chuẩn hóa của các yếu tố hợp thành và giá trị của yếu tố chính 2 được trình bày tại bảng 4.20.

Bảng 4.20. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn con người


Giá trị chuẩn hóa

STT

Các yếu tố

TP. Điện

Biên Phủ

Huyện

Điện Biên

Huyện

Mường Nhé

1

Số lao động trung bình của hộ

0,31

0,37

0,35

2

Mức học vấn cao nhất của lao

động

0,36

0,38

0,36

3

Tỷ lệ hộ có lao động được đào

tạo, tập huấn

0,23

0,27

0,16

Giá trị của yếu tố chính 2

0,30

0,34

0,29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nguồn: Phân tích từ kết quả điều tra (2020)

Kết quả về giá trị chuẩn hóa của các yếu tố hợp thành và yếu tố chính tại 03 huyện, thành phố cho thấy, mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn con người của tỉnh Điện Biên chưa cao. Giá trị của yếu tố con người tại huyện Mường Nhé thấp hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Điều này cho thấy, phát triển du lịch chưa thực sự làm thay đổi nguồn vốn con người nơi đây. Đặc biệt, tỷ lệ hộ có lao động được đào tạo, tập huấn về du lịch của huyện Mường Nhé thấp hơn hẳn so với thành phố Điện Biên Phủ và

huyện Điện Biên, đòi hỏi các nhà quản lý phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân nơi đây được tập huấn nâng cao năng lực.

Yếu tố chính 3 - Nguồn vốn vật chất gồm các yếu tố hợp thành như loại nhà đang ở, vật dụng tiện nghi, loại nhà vệ sinh hộ đang sử dụng. Đối với yếu tố vật dụng tiện nghi là tỷ lệ hộ sở hữu điều hóa, tủ lạnh. Các yếu tố hợp thành được chuẩn hóa, từ đó ước tính giá trị của yếu tố chính thứ 3.

Bảng 4.21. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn vật chất


Giá trị chuẩn hóa

STT

Các yếu tố

TP. Điện

Biên Phủ

Huyện

Điện Biên

Huyện

Mường Nhé

1

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố

0,35

0,34

0,16

2

Tỷ lệ hộ có điều hòa, tủ lạnh

0,70

0,79

0,68

3

Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh tự hoại

0,77

0,88

0,77

Giá trị của yếu tố chính 3

0,61

0,67

0,54

Nguồn: Phân tích từ kết quả điều tra (2020)

Giá trị của yếu tố chính thứ 3 đều lớn hơn 0,5 thể hiện sự thay đổi của vốn vật chất tại cả ba điểm nghiên cứu là khá lớn. Trong đó, huyện Điện Biên có giá trị yếu tố chính thứ 3 là 0,67 cao hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Nhé. Điều này thể hiện ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn vật chất của huyện Điện Biên là lớn nhất. Những thay đổi này đến từ sự phát triển kinh tế, trong đó không thể thiếu động lực phát triển từ ngành du lịch. Xem xét đến giá trị chuẩn hóa của các yếu tố hợp thành có thể thấy, tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố tại huyện Mường Nhé rất thấp do đây là một huyện nghèo của tỉnh, thu nhập của người dân thấp, nhiều hộ còn giữ thói quen du canh du cư.

Yếu tố chính 4 - Nguồn vốn xã hội: Để ước tính giá trị của nguồn vốn xã hội, nghiên cứu xem xét các yếu tố như: tỷ lệ hộ tham gia hội nhóm, đoàn thể tại địa phương, mức điểm trung bình hộ tự đánh giá về mối quan hệ của hộ với hàng xóm, tỷ lệ hộ nhận định mối quan hệ này bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch. Giá trị chuẩn hóa của các yếu tố hợp thành nên nguồn vốn xã hội được tính toán, từ đó tính ra giá trị của yếu tố nguồn vốn xã hội tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé. Kết quả ước tính giá trị yếu tố vốn xã hội được trình bày trong bảng 4.22.

Bảng 4.22. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn xã hội


Giá trị chuẩn hóa

STT

Các yếu tố

TP. Điện

Biên Phủ

Huyện

Điện Biên

Huyện

Mường Nhé

1

Tỷ lệ hộ tham gia hội nhóm, đoàn thể

0,77

0,83

0,46


2

Mức điểm trung bình đánh giá mối quan

hệ của hộ với hàng xóm


0,80


0,85


0,76


3

Tỷ lệ hộ có mối quan hệ với hàng xóm

bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch


0,60


0,70


0,26

Giá trị của yếu tố chính 4

0,72

0,80

0,49

Nguồn: Phân tích từ kết quả điều tra (2020)

Có sự chênh lệch lớn trong giá trị của yếu tố chính 4. Sự biến đổi trong nguồn vốn xã hội của thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé là khác nhau. Trong đó, huyện Điện Biên có giá trị yếu tố xã hội lớn nhất. Điều này thể hiện phát triển du lịch đã ảnh hưởng lớn tới nguồn vốn xã hội tại huyện Điện Biên, trong khi đó, sự ảnh hưởng này tại huyện Mường Nhé chỉ ở mức trung bình. Huyện Mường Nhé cũng có số ít hộ nhận định mối quan hệ của họ với làng xóm bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch. Thực tế, các hoạt động du lịch tại huyện Mường Nhé chưa nhiều, do đó mức độ ảnh hưởng của nó tới quan hệ cộng đồng không cao.

Yếu tố chính 5 – Nguồn vốn tài chính: Giá trị của yếu tố chính vốn tài chính được ước tính bằng cách chuẩn hóa giá trị của các yếu tố hợp thành bao gồm: Thu nhập trung bình hàng tháng, mức thu nhập đến từ du lịch, tỷ lệ thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của hộ, tỷ lệ hộ có tiết kiệm, có vay vốn và mức vốn vay trung bình. Giá trị của các yếu tố hợp thành và giá trị của yếu tố chính 5 được trình bày ở bảng 4.23.

Giá trị của yếu tố tài chính ở thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé khá giống nhau. Giá trị ước tính nhỏ hơn 0,5 cho thấy ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tài chính của các hộ dân tại tỉnh Điện Biên không cao. Tỷ lệ hộ vay vốn tại huyện Mường Nhé cao hơn nhiều so với các địa bàn còn lại chứng tỏ nhu cầu về vốn của các hộ dân tại đây rất cao. Tuy nhiên, mức vốn vay trung bình của các hộ dân khá thấp. Điều này đặt ra cho các nhà

hoạch định chính sách cần phải có chính sách hỗ trợ người dân có thể tiếp cận tới được các nguồn vốn.

Bảng 4.23. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn tài chính


Giá trị chuẩn hóa

STT

Các yếu tố

TP. Điện

Biên Phủ

Huyện Điện

Biên

Huyện

Mường Nhé

1

Thu nhập trung bình hàng tháng

0,16

0,17

0,16

2

Thu nhập từ du lịch

0,11

0,06

0,06


3

Tỷ lệ thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của hộ


0,22


0,20


0,16

4

Tỷ lệ hộ có tiết kiệm

0,69

0,86

0,78

5

Tỷ lệ hộ có vay vốn

0,54

0,62

0,95

6

Mức vốn vay trung bình

0,09

0,10

0,26

Giá trị của yếu tố chính 5

0,30

0,33

0,39

Nguồn: Phân tích từ kết quả điều tra (2020)

Chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI được tính dựa trên giá trị của 5 yếu tố nguồn vốn: vốn tự nhiên (N), vốn con người (H), vốn vật chất (P), vốn xã hội (S), vốn tài chính (F). Chỉ số LEI được ước tính và phân theo địa bàn nghiên cứu là thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé nhằm so sánh mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các địa phương khác nhau.

Bảng 4.24. Kết quả tính toán chỉ số LEI dựa trên 5 yếu tố chính


STT

Yếu tố chính

Số yếu tố

hợp thành

TP. Điện

Biên Phủ

Huyện

Điện Biên

Huyện

Mường Nhé

1

Vốn tự nhiên

6

0,36

0,28

0,34

2

Vốn con người

3

0,30

0,34

0,29

3

Vốn vật chất

3

0,61

0,67

0,54

4

Vốn xã hội

3

0,72

0,80

0,49

5

Vốn tài chính

6

0,30

0,33

0,39


LEI


0,42

0,43

0,37

Nguồn: Phân tích từ kết quả điều tra (2020)

Kết quả ước tính chỉ số LEI cho thấy, chỉ số LEI tại cả 3 địa bàn nghiên cứu đều ở mức trung bình, trong đó chỉ số LEI của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên cao hơn huyện Mường Nhé.

Hình 4 12 Sơ đồ biểu diễn các giá trị vốn tự nhiên vốn con người vốn 1

Hình 4.12. Sơ đồ biểu diễn các giá trị vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tài chính của LEI

Nguồn: Phân tích từ kết quả điều tra (2020)

Huyện Điện Biên có nguồn vốn xã hội bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hoạt động du lịch. Do đây là địa phương có nhiều điểm du lịch. Hoạt động du lịch nơi đây, đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng đã thúc đẩy người dân tại đây mở rộng mối quan hệ, gia tăng sự gắn kết với các hộ xung quanh để cùng phát triển du lịch. Hoạt động du lịch phát triển còn giúp người lao động được nâng cao kỹ năng, trình độ. Qua đó tác động tới nguồn vốn con người của huyện. Nhờ sự hình thành và phát triển của nhiều điểm du lịch, huyện Điện Biên cũng là địa phương có nguồn vốn vật chất thay đổi nhiều nhất. Hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch đã đem lại nguồn thu nhất định cho người dân, từ đó đem lại sự cải thiện trong tài sản sở hữu của các hộ.

Thành phố Điện Biên Phủ là nơi có sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tự nhiên cao hơn so với huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé. Do thành phố trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh. Đây cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở

lưu trú, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nên thu hút nhiều khách du lịch về nghỉ dưỡng trong quá trình du lịch tại tỉnh Điện Biên. Sự gia tăng số lượng khách du lịch, các dịch vụ du lịch để phục vụ khách đã làm ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên chính là nguồn nước và đất đai.

So với các địa phương khác, huyện Mường Nhé có nguồn vốn tài chính chịu ảnh hưởng của phát triển du lịch lớn hơn, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn. Hoạt động du lịch tại đây chưa thực sự phát triển khiến các nguồn thu từ du lịch, tỷ lệ thu nhập từ du lịch của các hộ nông dân tại huyện Mường Nhé đều thấp. Với tiềm năng du lịch sẵn có, phát triển du lịch là hướng đi giúp người dân tại đây cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, huyện cần phải có các biện pháp hỗ trợ về vốn và đào tạo nhân lực đi kèm với chính sách phát triển du lịch.

Như vậy, kết quả tính chỉ số LEI cho thấy phát triển du lịch đã có sự ảnh hưởng nhất định tới nguồn vốn sinh kế của các hộ nông dân. Chỉ số LEI ở cả ba địa bàn nghiên cứu đều nhỏ hơn 0,5 thể hiện sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của các hộ nông dân tỉnh Điện Biên ở mức trung bình. Hay nói cách khác, mặc dù đã có những thay đổi nhưng hiện tại ngành du lịch vẫn chưa tạo ra sự thay đổi lớn trong sinh kế của các hộ nông dân. So sánh giữa các giá trị của các yếu tố trong nguồn vốn sinh kế thấy rằng, giá trị của yếu tố con người tại cả ba địa bàn là thấp nhất. Trong khi đó, con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ thể tạo ra mọi giá trị vật chất – tinh thần để phục vụ lại chính đời sống của mình. Nghiên cứu đã lựa chọn các yếu tố: số lượng lao động, trình độ học vấn cao nhất của lao động trong hộ, tỷ lệ hộ có lao động được đào tạo, tập huấn để xem xét mức độ ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn con người. Giá trị yếu tố con người thấp đòi hỏi tỉnh Điện Biên phải có các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, trong đó, mở rộng đối tượng đào tạo, tập huấn không chỉ trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch mà còn ở các địa phương có hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và các hộ có nhu cầu kinh doanh.

4.2.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới kết quả sinh kế của các hộ dân tỉnh Điện Biên

Các hoạt động du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành kinh tế liên quan. Du

lịch giúp cải thiện sinh kế và có thể coi là một sinh kế thay thế cho một nhóm cư dân. Bên cạch đó, việc tạo ra thu nhập cho người dân tại các điểm du lịch cũng giúp ngăn chặn sự di cư của những người trẻ tuổi sang các khu vực khác.

Để làm rõ hơn sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới thu nhập, nghiên cứu đã đề nghị các hộ dân ước tính nguồn thu từ du lịch hàng tháng.

Bảng 4.25. Thực trạng thu nhập từ du lịch của các hộ gia đình


Chỉ tiêu

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

1. Thu nhập từ du lịch hàng tháng

< 3 triệu đồng

128

51,2

3 – 6 triệu đồng

88

35,2

6 – 10 triệu đồng

28

11,2

≥ 10 triệu đồng

6

2,4

2. Tỷ lệ thu nhập trung bình từ du lịch

< 50%

104

41,63

50 – 70 %

91

36,4

70 – 90 %

39

15,6

≥ 90%

16

6,4

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Thông qua ước tính của các hộ về nguồn thu hàng tháng từ các hoạt động kinh doanh du lịch, tỷ lệ hộ có thu nhập ở các mức khác nhau được tính trên tổng số 250 hộ đã tham gia cung cấp dịch vụ du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đa số các hộ tham gia kinh doanh du lịch có nguồn thu từ du lịch dưới 3 triệu và từ 3 - 6 triệu hàng tháng. Trong các hộ tham gia kinh doanh du lịch, số lượng hộ có tỷ lệ thu nhập từ du lịch chiếm trên 90% chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này cho thấy sự tham gia của các hộ vào hoạt động du lịch chưa cao.

Bên cạnh việc ước tính thu nhập hàng tháng đến từ du lịch của các hộ, để đánh giá kỹ hơn ảnh hưởng của phát triển du lịch tới thu nhập, nghiên cứu phân

tích sự đánh giá của người dân về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới thu nhập của gia đình họ.

Một số lượng nhỏ hộ nhận định phát triển du lịch khiến thu nhập của hộ giảm. Đây đều là những hộ bị thu hồi đất để xây dựng các khu du lịch hoặc các công trình công cộng. Kết quả nghiên cứu của Henry (2012), Tiwari (2014) đều kết luận phát triển đã ảnh hưởng tới quỹ đất của người dân, làm sụt giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động sinh kế truyền thống. Mặc dù tỷ lệ hộ bị thu hồi đất dẫn tới giảm thu nhập chỉ chiếm 1,13% nhưng cũng cho chúng ta thấy được mặt trái của phát triển du lịch. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan tâm tới sinh kế thay thế cho người dân khi thu hồi đất.

Bảng 4.26. Sự thay đổi thu nhập của các hộ gia đình do phát triển du lịch


Chỉ tiêu

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

1. Thay đổi thu nhập



Tăng

245

39,39

Không đổi

370

59,49

Giảm

7

1,13

2. Mức tăng thu nhập hàng tháng

< 5 triệu đồng

199

81,22

5 – 10 triệu đồng

42

17,14

≥ 10 triệu đồng

4

1,63

Nguồn: Kết quả điều tra (2020) Tỷ lệ hộ đánh giá phát triển du lịch đã làm tăng thu nhập cho hộ chiếm 39,39%. Thu nhập hàng tháng của các hộ gia tăng chủ yếu ở mức dưới 5

triệu/tháng (chiếm 81,22%). Số lượng hộ gia tăng thu nhập ở mức trên 10 triệu

đồng/tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Như vậy, phát triển du lịch đã tạo ra cơ hội để nhiều hộ gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, mức gia tăng thu nhập của các hộ còn thấp cho thấy hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch của các hộ chưa cao.

Như vậy, du lịch đã đem đến cho các hộ một nguồn thu nhập bên cạnh nguồn thu từ sinh kế truyền thống, tạo cơ hội cho nhiều hộ gia tăng thu nhập và chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng thu nhập hàng tháng của hộ. Tuy nhiên mức thu nhập và tỷ lệ thu nhập từ thu nhập chưa cao, cùng với mức tăng trong thu

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí