Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du Lịch Tới Vốn Vật Chất

nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Yin Soriya (2006), Gaughan & cs. (2009), Wang & Liu (2013), Atik & cs. (2010) đều cho thấy phát triển du lịch có thể làm gia tăng ô nhiễm nước, không khí, rác thải, tiếng ồn.

Thông qua đề nghị người dân tự đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới môi trường tự nhiên của địa phương mình sinh sống, nghiên cứu đã thu được các kết quả về tác động của du lịch tới môi trường không khí, đất, nước, tiếng ồn. Tỷ lệ hộ đánh giá phát triển du lịch không ảnh hưởng tới môi trường không khí, đất, nước chiếm đa số. Tuy nhiên có một phần nhỏ các hộ cho rằng phát triển du lịch đã khiến môi trường không khí, đất, nước trở nên tệ hơn. Ô nhiễm môi trường nước do gia tăng nước thải từ các nguồn; ô nhiễm không khí do việc sử dụng quá mức các phương tiện giao thông; thoái hóa, xói mòn đất do phá rừng hoặc chuyển đổi mục đích sủ dụng. Mặc dù việc tập trung quá đông khách và các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, có tới 46,62% hộ đánh giá tích cực về sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới tiếng ồn.

Nghiên cứu đã xem xét tài nguyên đất và nước như là hai yếu tố chính dùng để đánh giá nguồn vốn tự nhiên trong sinh kế của các hộ nông dân. Ưu thế về quỹ đất, nguồn nước giúp cho người dân có điều kiện để phát triển các chiến lược sinh kế đa dạng. Tuy nhiên, việc thiếu nước sạch, phải sử dụng các nguồn nước tự nhiên ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sản xuất của các hộ nông dân. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn tự nhiên của các hộ nông dân tỉnh Điện Biên cho thấy: phát triển du lịch đã khiến một tỷ lệ nhỏ các hộ thay đổi quỹ đất (tăng hoặc giảm). Trong đó, nhiều hộ giảm quỹ đất do bán hoặc bị thu hồi, giải tỏa. Các hộ gia tăng diện tích đất chủ yếu để mở các cơ sở kinh doanh lưu trú, phục vụ ăn uống, khu du lịch. Môi trường tự nhiên gần như chưa bị ảnh hưởng bởi phát triển du lịch. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ hộ cho rằng phát triển du lịch khiến gia tăng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước. Điều này đòi hỏi chính quyền các cấp cần có biện pháp sớm trước khi sự ảnh hưởng tiêu cực này lan rộng hơn.

4.2.1.4. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn vật chất

Vốn vật chất được hiểu là cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật, phương tiện sản xuất hoặc bao gồm cả những tài sản của cộng đồng và tài sản của các hộ nông dân. Tài sản của cộng đồng chính là các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt như: điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc. Tài sản của hộ nông dân bao gồm tất cả các tài sản phục vụ sản xuất và

sinh hoạt của hộ. Nghiên cứu này tập trung làm rõ hiện trạng tài sản của các hộ nông dân và sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới tài sản của hộ.

Bảng 4.14. Thực trạng nguồn vốn vật chất của các hộ dân


Hộ KDDL

Hộ không

KDDL


Khi bình

phương


Bậc tự do





Giá trị Sig.

Chỉ tiêu

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1. Loại nhà đang ở





9,954

2

0,007***

Nhà đơn sơ

21

8,4

18

4,84




Nhà bán kiên cố

141

56,4

253

68,01




Nhà kiên cố

88

35,2

101

27,15




2. Tài sản hộ gia đình sở hữu








2.1. Ti vi





17,073

1

0,000***

236

94,4

310

83,33




Không có

14

5,6

62

16,67




2.2. Bếp ga, bếp điện





26,708

1

0,000***

233

93,2

288

77,42




Không có

17

6,8

82

22,04




2.3. Tủ lạnh, điều hòa





27,44

1

0,000***

206

82,4

237

63,71




Không có

44

17,6

135

36,29




2.4. Xe máy, xe điện





3,239

1

0,072

242

96,8

348

93,55




Không có

8

3,2

24

6,45




2.5. Bình nóng lạnh








120

48

98

26,34

30,803

1

0,000***

Không có

130

52

274

73,66




2.6. Điện thoại








245

98

338

90,86

12,969

1

0,000***

Không có

5

2

34

9,14




2.7. Máy tính





11,811

1

0,001***

38

15,2

25

6,72




Không có

212

84,8

347

93,28




3. Nhà vệ sinh hộ đang sử dụng

Tự hoại/bán tự hoại/hợp vệ sinh

220

88

275

73,92

18,230

1

0,000***

Thô/không có

30

12

97

26,08




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên - 15

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Kết quả nghiên cứu thể hiện, các hộ nông dân đã thực hiện kiên cố hóa nhà ở và trang bị những tiện nghi, đồ dùng gia đình, loại nhà vệ sinh mà hộ đang sử dụng là những tiêu chí phản án một phần mức sống đang được cải thiện của họ. số lượng nhà đơn sơ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Bên cạnh đó, số lượng gia đình có các vật dụng, tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, điều hòa, bếp ga, bếp điện, bình nóng lạnh, điện thoại, xe máy, xe điện chiếm tỷ lệ cao. Số lượng hộ sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, bán tự hoại, hợp vệ sinh cũng chiếm phần lớn. Để làm rõ sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn tài sản của hộ nông dân, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiểm định Chi – square. Bằng việc phân loại sở hữu các loại tài sản như nhà ở, vật dụng theo loại hộ, nghiên cứu có thể kiểm định sự liên quan giữa biến loại hộ (hộ kinh doanh du lịch và các hộ không kinh doanh du lịch) và các biến đại diện cho tài sản của hộ gia đình. Kết quả kiểm định cho thấy, loại hộ và tài sản có mối liên hệ với nhau. So sánh sự sở hữu các loại tài sản giữa các hộ thấy rằng, tỷ lệ sở hữu nhà kiên cố và sở hữu các tài sản của hộ kinh doanh du lịch đều cao hơn so với hộ không kinh doanh du lịch. Như vậy, phát triển du lịch đã góp phần giúp các hộ gia tăng nguồn vốn tài sản.

4.2.1.5. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn tài chính

Nguồn vốn tài chính bao gồm các nguồn lực tài chính như tiền tiết kiệm, các khoản tín dụng và vay nợ (chính thức và không chính thức), các khoản tiền chuyển về, lương hưu, lương định kỳ mà hộ nông dân có thể tiếp cận và sử dụng để đạt được mục đích sinh kế của họ. Trong nghiên cứu này, tác giả quan tâm tới các nguồn vốn như thu nhập, tiếp cận vốn vay, tiết kiệm của hộ gia đình.

Thu nhập trung bình của hộ nông dân là một phần quan trọng của nguồn vốn tài chính. Nghiên cứu tập trung phân tích sự khác biệt về thu nhập giữa các loại hộ để làm rõ sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới thu nhập. Do đó, kết quả về thu nhập trung bình hàng tháng được phân tích theo loại hộ. Kết quả kiểm định về mối quan hệ giữa biến loại hộ và thu nhập thể hiện hai biến này có mối quan hệ với nhau. So sánh giữa thu nhập của các hộ có các hoạt động kinh doanh du lịch và các hộ không có nhận thấy: Tỷ lệ hộ không kinh doanh du lịch có thu nhập dưới 5 triệu/tháng là 56,99%, cao hơn rất nhiều so với hộ kinh doanh du lịch. Phần lớn hộ kinh doanh du lịch có mức thu nhập nằm trong khoảng 5 - 10 triệu/tháng và từ 10 - 15 triệu/tháng. Số ít hộ nông dân có mức thu nhập từ 15 - 20 triệu/tháng và trên 20 triệu, hầu hết các hộ này đều là các hộ có kinh doanh du lịch.

Bảng 4.15. Thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình



Hộ KDDL


Hộ không KDDL

Thu nhập trung bình

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

< 5 triệu đồng

40

16,00

212

56,99

5 - 10 trđ

167

66,80

140

37,63

10 - 15 trđ

26

10,40

11

2,96

15 - 20 trđ

11

4,40

8

2,15

> 20 triệu đồng

6

2,40

1

0,27

Chi - square

110,208




df

4




Sig.

0,000




Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Điều tra các hộ nông dân về thực trạng vay vốn để làm ăn trên địa bàn cho thấy, tỷ lệ hộ đã vay vốn chiếm 65,27%. Trong đó, các hộ tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc vay từ cá nhân như: người thân, bạn bè, vay nóng. Trong số các hộ đã vay vốn, tỷ lệ hộ vay từ ngân hàng và các quỹ tín dụng nhân dân chiếm 74,9%; tỷ lệ hộ vay cá nhân chỉ chiếm 5,65%. Do việc vay từ các cá nhân thường ít, thời gian ngắn, đặc biệt lãi suất ở một số trường hợp vay nóng thường cao.


Có Không


65,27%

5,65

74,9

%

%


Vay cá nhân

Tỷ lệ hộ vay

Vay ngân hàng, quỹ tín


Hình 4.10. Thực trạng tiếp cận vốn vay của hộ dân

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Mặc dù đa số các hộ dân có thể tiếp cận với vốn vay từ nhiều nguồn, tuy nhiên mức vay còn thấp. Mức vay của của các hộ thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.16. Mức vay vốn trung bình của các hộ dân


Hộ KDDL

Hộ không KDDL

Mức vay trung bình


Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Không vay

97

38,80

119

31,99

< 30 triệu đồng

60

24,00

95

25,54

30 - 50 triệu đồng

70

28,00

136

36,56

50 - 100 triệu đồng

4

1,60

7

1,88

≥ 100 triệu đồng

19

7,60

15

4,03

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Có thể thấy, hầu hết các hộ đi vay vốn để sản xuất chỉ tiếp cận được ở mức vốn dưới 30 triệu và từ 30 - 50 triệu đồng. Tỷ lệ hộ vay trên 100 triệu ở các hộ kinh doanh du lịch cao hơn các hộ không kinh doanh du lịch. Nhưng nhìn chung số lượng hộ vay được mức 50 - 100 triệu và trên 100 triệu rất ít. Mặc dù tỷ lệ tiếp cận được các nguồn vốn vay khá cao nhưng mức vay thấp là trở ngại cho các hộ khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư vào công nghệ mới. Đây cũng là khó khăn chung của các hộ nông dân khi muốn vay vốn để sản xuất do thiếu các điều kiện đáp ứng để vay vốn của các ngân hàng. Do đó, để thúc đẩy sản xuất, Nhà nước cần có các chính sách tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.

Tiết kiệm là một yếu tố trong nguồn vốn tài chính của nông hộ. Kiểm định về mối quan hệ giữa 2 biến: loại hộ và tiết kiệm của hộ nhận thấy, giữa hai biến này có mối liên hệ với nhau. So sánh tỷ lệ hộ nông dân có tiền tiết kiệm thấy rằng, tỷ lệ hộ kinh doanh du lịch có tiền tiết kiệm cao hơn hộ không kinh doanh du lịch. Như vậy, bằng các hoạt động du lịch, nhiều hộ nông dân đã gia tăng thu nhập, từ đó tăng vốn tài chính thông qua tiết kiệm.

Bảng 4.17. Thực trạng tiết kiệm của các hộ gia đình



Hộ KDDL


Hộ không KDDL

Tiết kiệm của hộ

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (hộ)

Tỷ lệ (%)

- Có

220

88,00

258

69,35

- Không

30

12,00

114

30,65

Chi - square




29,216

df




1

Sig.




0,000

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Hình 4.11 cho thấy các mục đích chính khi người dân sử dụng tiền tiết kiệm. Tỷ lệ hộ gửi tiết kiệm ngân hàng không cao, trong khi tỷ lệ hộ sử dụng tiền tiết kiệm để tái đầu tư cho sản xuất và kinh doanh. Như vậy, thay vì gửi tiền trong ngân hàng và hưởng lãi suất, đa số các hộ nông dân đã sử dụng tiền tiết kiệm để phát triển các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, phần lớn các hộ dân cũng dùng tiền tiết kiệm để đầu tư vào giáo dục cho con cái. Một phần nhỏ hộ nông dân sử dụng tiền tiết kiệm để sửa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, cho vay cá nhân,…

Khác

3,14

Gửi ngân hàng

9,62

Đầu tư cho con đi học

64,23

Sản xuất, kinh doanh

80,33

0,00

20,00

40,00

60,00

80,00

Hình 4.11. Mục đích sử dụng tiền tiết kiệm của hộ dân

Nguồn: Kết quả điều tra (2020)

Tiết kiệm trong hộ gia đình có ý nghĩa vô cùng lớn. Một gia đình có tiết kiệm đồng nghĩa với việc họ có ưu thế về vốn trong sản xuất kinh doanh, có nhiều cơ hội trong đầu tư hơn. Ngoài ra, nguồn tiết kiệm thể hiện hộ có nguồn tài chính vững vàng, ổn định, giảm những nguy cơ từ biến động kinh tế.

4.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế qua chỉ số ảnh hưởng sinh kế (LEI)

Phương pháp tính chỉ số ảnh hưởng sinh kế (LEI) được dựa trên phương pháp mà Hahn & cs. (2009) đã đề ra để tính chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế (LVI). Bằng việc xác định các yếu tố chính và yếu tố hợp thành, chuẩn hóa số liệu, tính toán các yếu tố chính, từ đó ước tính được chỉ số ảnh hưởng sinh kế.

Bảng 4.18. Xác định các yếu tố chính và yếu tố hợp thành của chỉ số LEI tại tỉnh Điện Biên


TT

Các yếu tố chính của LEI

Các yếu tố hợp thành



Diện tích đất trung bình của hộ



Thay đổi quỹ đất của hộ


1


Nguồn vốn tự nhiên (N)

Hộ sử dụng nước máy

Hộ có đủ nước sinh hoạt



Ảnh hưởng PTDL tới môi trường đất



Ảnh hưởng PTDL tới môi trường nước



Số lượng lao động của hộ

2

Nguồn vốn con người (H)

Trình độ học vấn cao nhất của lao động



Hộ có lao động được đào tạo, tập huấn



Loại nhà đang ở

3

Nguồn vốn vật chất (P)

Hộ có điều hòa, tủ lạnh



Loại nhà vệ sinh đang sử dụng



Tham gia hội đoàn tại địa phương

4

Nguồn vốn xã hội (S)

Mối quan hệ cộng đồng



Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới mối quan hệ



Thu nhập trung bình hàng tháng của hộ



Thu nhập từ du lịch


5


Nguồn vốn tài chính (F)

Tỷ lệ thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của hộ

Hộ có tiết kiệm



Hộ có vay vốn



Mức vay trung bình của hộ

Trong nghiên cứu này, LEI được tính toán với sự điều chỉnh theo bối cảnh địa phương để đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế của cộng đồng người dân tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và

huyện Mường Nhé. Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu đã được triển khai trong nước và quốc tế cùng với điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân tại tỉnh Điện Biên, nghiên cứu đã xác định được yếu tố chính và các yếu tố hợp thành nhằm đảm bảo ước tính được chỉ số LEI chính xác nhất.

Sau khi xác định được các yếu tố chính và các yếu tố hợp thành, nghiên cứu áp dụng các bước tính toán để chuẩn hóa từng yếu tố hợp thành và tính toán từng yếu tố chính

Yếu tố chính 1 – Nguồn vốn tự nhiên gồm các yếu tố hợp thành liên quan đến tài nguyên đất, nước, môi trường. Luận án đã sử dụng các yếu tố thể hiện quỹ đất của hộ, sự tăng giảm quỹ đất, nguồn nước hộ sử dụng, những ảnh hưởng của du lịch tới môi trường đất, nước để xem xét. Giá trị sau chuẩn hóa của các yếu tố hợp thành và giá trị của yếu tố chính 1 được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 4.19. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn tự nhiên


Giá trị chuẩn hóa

TT

Các yếu tố

TP. Điện

Biên Phủ

Huyện

Điện Biên

Huyện

Mường Nhé

1

Diện tích đất trung bình của hộ

0,04

0,06

0,16

2

Tỷ lệ hộ bị thay đổi quỹ đất

0,15

0,02

0,14

3

Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy

0,63

0,50

0,13

4

Tỷ lệ hộ đủ nước sinh hoạt

0,92

0,82

0,90

5

Tỷ lệ hộ nhận định phát triển du

lịch ảnh hưởng môi trường đất

0,14

0,05

0,45

6

Tỷ lệ hộ nhận định phát triển du

lịch ảnh hưởng môi trường nước

0,27

0,25

0,27

Giá trị của yếu tố chính 1

0,36

0,28

0,34

Nguồn: Phân tích từ kết quả điều tra (2020)

So sánh các giá trị chuẩn hóa của các yếu tố giữa 3 địa bàn nghiên cứu nhận thấy: huyện Mường Nhé là nơi có ưu thế về quỹ đất hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Cùng với thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Nhé bị có sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới quỹ đất của các hộ nông dân lớn hơn so với huyện Điện Biên. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy ở huyện Mướng Nhé rất thấp chứng tỏ các hộ dân nơi đây phải sử dụng các nguồn nước tự nhiên. Điều này tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe do thiếu nước sinh hoạt, sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh. Huyện Mường Nhé cũng là địa phương có tỷ lệ hộ

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí