Ảnh hưởng của phật giáo đối với văn hóa đạo đức các vương triều Lý -Trần - 22


106. Trần Lê Sáng (Chb.) (1997), Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 2, Nxb. Khoa

học xã hội, Hà Nội.


107. Đới Khang Sinh (2000), Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo Trung Quốc, Bản dịch tiếng Việt lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

108. Thích Phước Sơn (2010), Phật học khái yếu, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, Tp.

HCM.


109. Bùi Duy Tân (2007), Bùi Duy Tân tuyển tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.


110. Văn Tân (Chb.) (1997), Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

111. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 1, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.

112. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 2, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.

113. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 3, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.

114. Trịnh Xuân Thắng (2016), “Vai trò của Phật giáo trong việc xây dựng lối sống nhân ái con người Việt Nam”, Công tác Tôn giáo, (4), tr. 31 - 33.

115. Thích Mật Thể (1942), Việt Nam Phật giáo sử lược, Trung ương Hội Phật giáo Bắc Kỳ, Hà Nội.

116. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.


117. Trần Ngọc Thêm (2006), “Nhận diện văn hóa và văn hóa học”, Thông tin văn hóa và phát triển, (7), tr. 17 - 26.

118. Ngô Đức Thịnh (Chb.) (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


119. Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích bản khắc in 1715, (1990), Thiền uyển tập anh, Phân viện Nghiên cứu Phật học, Nxb. Văn học, Hà Nội.

120. Hoàng Thị Thơ (2002), “Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị trường”, Triết học, (7), tr. 30 - 35.

121. Hoàng Thị Thơ (2002), “Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo, (1), tr. 44 - 49.

122. Trần Thuận (2001), “Tâm không - Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo thời Trần”, Khoa học xã hội, (4), tr. 50.

123. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập III, Nxb. Thành

phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.


124. Nguyễn Đăng Thục (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập IV, Nxb. Thành

phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM.


125. Võ Thị Bích Thúy (2001), Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

126. Nguyễn Tài Thư (Chb.) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập I, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội.


127. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

128. Nguyễn Tài Thư (2009), “Xu hướng nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần

Nhân Tông”, Nghiên cứu Tôn giáo, (6), tr. 13 - 20.


129. Như Tịnh (2008), “Kết hạ an cư đối với tu sĩ Phật giáo”, Nghiên cứu Phật học, (6), tr. 4 - 7.

130. Nguyễn Thị Toan (2015), “Tinh thần nhập thế trong tư tưởng phật giáo của Trần Nhân Tông”, Khoa học xã hội Việt Nam, (9), tr. 86 - 92.


131. Lê Bá Trình (2007), “Phát huy những điểm tương đồng của chủ nghĩa xã hội và tôn giáo để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”, Nghiên cứu Tôn giáo, (9), tr. 8 - 12.

132. Nguyễn Minh Triết (2008), “Diễn văn khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc”, Nghiên cứu Tôn giáo, (5), tr. 3 - 5.

133. Thích Giác Toàn, Trần Hữu Tá (Chủ biên) (2010), Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

134. Lê Hữu Tuấn (2001), “Công cuộc đổi mới và hướng đi của Phật giáo Việt

Nam” Nghiên cứu Phật học, (6), tr. 17 - 22.


135. Lê Hữu Tuấn (2010), “Đạo Phật với với tuổi trẻ: để sống tốt hơn trong thế giới ngày nay” Nghiên cứu Tôn giáo, (2), tr. 21 - 29.

136. Nguyễn Quốc Tuấn (2012), Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam,

Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.


137. Thích Thanh Từ (2010), Thiền sư Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.


138. Thích Thanh Tứ (2006), “Phật giáo trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Quốc phòng toàn dân, (2), tr. 45 - 51.

139. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2006), Bách khoa thư Hà Nội, tập 7, Khoa học xã hội và nhân văn, Nxb. Văn hóa thông tin - Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội.

140. Đặng Nghiêm Vạn (Chủ nhiệm) (2005), Vai trò của tôn giáo trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa ở thủ đô, Đề tài Khoa học cấp Thành phố, Hà Nội.

141. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

142. Viện Sử học (1981), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, Nxb. Khoa

học xã hội, Hà Nội.


143. Viện Thông tin Khoa học xã hội, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

144. Viện Triết học (1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

145. Viện Triết học (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển tập 1 (Tư tưởng Việt Nam từ đầu Công nguyên đến cuối đời Lý), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

146. Viện Triết học (2004), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển, tập II (Tư tưởng Việt Nam thời Trần - Hồ), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

147. Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Lí luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

148. Viện Văn học (1976), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X - thế kỉ XVII,

Nxb. Văn học, Hà Nội.


149. Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý Trần, Tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

150. Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý Trần, Tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

151. Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý Trần, Tập 2, quyển thượng, Nxb. Khoa

học xã hội, Hà Nội.


152. Trần Nguyên Việt, Bài giảng Lịch sử Triết học phương Đông, Cao học Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.

153. Trần Thúc Việt (2002), “Vị trí Phật giáo trong đời sống xã hội Đông Nam

Á”, Văn hóa nghệ thuật, (6), tr. 96 - 98.


154. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay, Viện Văn hóa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

155. Huỳnh Khái Vinh, Nguyễn Thanh Tuấn (2004), Bàn về khoan dung trong văn hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

156. Phạm Thị Vinh (Chb.) (2007), Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

157. Trần Quốc Vượng (tái bản 2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm,

Nxb. Văn học, Hà Nội.


158. Max Weber (2008), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

159. Phạm Hữu Xuyên (2006), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về đề cao sự tương đồng, tôn trọng sự khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội”, Nghiên cứu Tôn giáo, (5), tr. 8 - 14.

160. Lê Thành Y (2009), “Phật giáo trong phát triển bền vững”, Nghiên cứu Phật học, (2), tr. 31 - 35.

161. http://btgcp.gov.vn


162. http://philosophy.vass.gov.vn


163. https://sites.google.com


164. http://tapchiqptd.vn


165. http://vanhoahoc.vn


166. http://vuonhoaphatgiao.com


167. http://www.tuyengiao.vn


168. http://www.mod.gov.vn


169. www.vanbanphapluat.com


170. www.xaydungdang.org.vn


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI


NGUYỄN THỊ THANH HẢO


ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI

VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC CÁC VƯƠNG TRIỀU LÝ - TRẦN


PHỤ LỤC LUẬN ÁN


HÀ NỘI - 2017

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của phật giáo đối với văn hóa đạo đức các vương triều Lý -Trần - 22


GIẢI THÍCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG LUẬN ÁN (THEO QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO)


1. Giác ngộ: trạng thái tỉnh thức, lúc con người bỗng nhiên trực nhận tính không,

thấu hiểu được thể tính mọi hiện tượng.

2. Khổ: chân lí đầu tiên trong bốn chân lí của Phật giáo chỉ trạng thái khổ não

bức bách thân tâm. Sinh, lão, bệnh, tử là bốn cái khổ chúng sinh phải chịu. Muốn hết khổ thì phải thấu hiểu Tứ diệu đế, dứt được ham muốn, tu hành đắc đạo.

3. Luân hồi: những đời sống tiếp nối nhau, trạng thái bị luân chuyển của một

loài hữu tình khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết bàn.

4. Luật nhân quả: quy luật tự nhiên, công bằng, xuyên suốt từ quá khứ đến hiện và tới tương lai. Mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều có nguyên nhân từ trước. Việc làm ở kiếp trước là nhân, điều nhận được là quả ở kiếp này.

5. Thập nhị nhân duyên: giáo lí quan trọng, bao gồm 12 điều kiện: 1) Vô minh: sự không thấu hiểu Tứ diệu đế, không hiểu khổ là tính chất căn bản của đời sống.

2) Hành: hành động tạo nghiệp. 3) Thức: nền tảng cho đời sống tiếp theo. 4) Danh sắc: tâm lí và vật lí của bào thai mới. 5) Lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hình, ý. 6) Xúc: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. 7) Thụ: cảm nhận của con người với thế giới bên ngoài. 8) Ái: luyến ái xuất phát từ ham muốn, vô minh. 9) Thủ: điều cá nhân muốn chiếm hữu cho mình. 10) Hữu: sự tồn tại, sự sống, thế giới.

11) Sinh: sự xuất hiện của thế giới và cá nhân. 12) Lão tử: vì có sinh nên có hoại

diệt.

6. Nghiệp: quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả. Mỗi tác động (nghiệp) dưới một điều kiện nhất định sẽ tạo thành một quả. Khi quả chín sẽ rơi trở lại người tạo ra nó.

7. Ngũ uẩn: năm món tích tụ, hợp thành thân tâm của con người, của chúng sinh bao gồm: 1) Sắc uẩn: ngũ căn ngũ trần và những vật hữu hình - nhóm yếu tố vật

chất. 2) Thọ uẩn: nhóm yếu tố tinh thần, cảm thọ và cảm xúc. 3) Tưởng uẩn:


nhóm yếu tố tinh thần làm chức năng tưởng tượng hình dung ngoại cảnh. 4) Hành uẩn: nhóm yếu tố tinh thần mà công năng chủ yếu là ý muốn, ý muốn quyết định.

5) Thức uẩn: đối cảnh bèn sinh hiểu biết, phân biệt sự vật là nhóm yếu tố tinh

thần, làm công năng hay biết và phân biệt.

8. Nhân duyên: từ gọi chung nhân và duyên, chỉ việc mọi sự vật đều không có thực thể (ngã), đều sinh ra từ nhiều nhân duyên hòa hợp. Nhân là nguyên nhân bên trong trực tiếp sinh ra kết quả. Duyên chỉ cho nguyên nhân gián tiếp giúp đỡ

bên ngoài.

9. Nhập thế: việc thực hành đạo của Phật tử. Một nền Phật giáo được xây dựng

bởi những người “vào gánh vác việc đời không xa lánh cõi đời” được gọi là Phật giáo nhập thế hay Phật giáo dấn thân.

10. Niết bàn: mục đích mà các Phật tử cầu mong đạt đến: ra khỏi rừng mê tối, hết phiền não, không còn luyến ái, tới cảnh an lạc tuyệt đối, vĩnh viễn thoát khỏi kiếp luân hồi và hưởng phúc lạc vô biên.

11. Sắc không: được ghép từ hai từ đối nghĩa: sắc tướng và hư không, chỉ việc sự vật vốn không có trong thực tế và rỗng không, do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra.

12. Thiền: tâm trạng tập trung, bình yên, lắng đọng đạt được qua những phương pháp tu tập khác nhau.

13. Thoát: (cg. giải thoát), mọi ảnh hưởng khổ vui của thân tâm đều được giải tỏa.

14. Từ bi: tư tưởng của Phật giáo Đại Thừa, gồm hai đức hạnh chính của Phật giáo và cũng là cơ sở tâm lí của một vị Bồ Tát. Hai đức tính này được biểu hiện qua lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi luân hồi, biểu thị bằng Bồ Tát Quan Âm (Bồ Tát Đại Bi) và Phật Di Lặc (Từ Thị).

Lí luận Tứ Vô Lượng Tâm gồm đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả gọi tắt là bốn đức từ,

bi, hỉ, xả. Từ: lòng lành giúp người. Bi: lòng thương người, cứu vớt người. Hỉ:

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí