15. Tứ diệu đế: bốn chân lí tuyệt đối: 1) Khổ đế: những quả báo của mê mờ mà chúng sinh mang lấy. 2) Tập đế: những tham, sân, si, vv. và những ác nghiệp, thiện nghiệp. 3) Diệt đế: quả giác ngộ. 4) Đạo đế: đường tới Niết bàn. |
16. Vô ngã: giáo pháp cơ bản của Phật giáo, cho rằng, không có một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật. Cái Ngã cũng chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn, luôn luôn thay đổi, mất mát. |
17. Xuất thế: 1) Chỉ đặc tính của tất cả những gì nhằm giải thoát khỏi ràng buộc thế gian và hướng đến Niết bàn. 2) Từ bỏ cuộc sống thế tục để tu tập Phật pháp. 3) Đức Phật hay Bồ Tát thị hiện ở thế gian để cứu độ chúng sinh. 4) Sự đề cử một vị thiền sư đảm nhiệm việc trú trì một tu viện. |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của phật giáo đối với văn hóa đạo đức các vương triều Lý -Trần - 20
- Ảnh hưởng của phật giáo đối với văn hóa đạo đức các vương triều Lý -Trần - 21
- Ảnh hưởng của phật giáo đối với văn hóa đạo đức các vương triều Lý -Trần - 22
- Ảnh hưởng của phật giáo đối với văn hóa đạo đức các vương triều Lý -Trần - 24
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
(Nguồn: NCS)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI DẤU ẤN PHẬT GIÁO THỜI LÝ - TRẦN VÀ HIỆN NAY
Chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh), trung tâm Phật giáo thời Lý, di tích bảo lưu nhiều tài liệu cổ vật và truyền thuyết, giai thoại về lai lịch và công trạng của Lý Công Uẩn, nơi trụ trì của Quốc sư Vạn Hạnh thời Lý.
Tượng đài Lý Thái Tổ tại Thành phố Bắc Ninh.
Ảnh NCS chụp tháng 02. 2017
Chùa Trấn Quốc (Hà Nội), trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long thời Lý - Trần, nơi Thái hậu Ỷ Lan (triều vua Lý Nhân Tông) nhiều lần đến đàm đạo cùng các vị cao tăng.
Bản vẽ trong Louis Bezacier, Relevés de monuments anciens du Nord Việt - Nam,
Paris 1959
Ảnh NCS chụp tháng 02. 2017
Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) được xây dựng đầu thời Lý. Thời Trần, vua Nhân Tông đến tu hành sau khi nhường ngôi báu, sáng lập lên phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam, nơi có mộc bản kinh Phật được công nhận là Di sản kí ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2012.
Bản vẽ trong Louis Bezacier, Relevés de monuments anciens du Nord Việt - Nam,
Paris 1959
Ảnh NCS chụp tháng 02. 2017
Chùa Một Cột (Hà Nội), kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam, khởi công xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen.
Bản vẽ trong Louis Bezacier, Relevés de monuments anciens du Nord Việt - Nam,
Paris 1959
Ảnh chụp: http://thegioidisan.vn
Chùa Long Đọi (Hà Nam) do vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan khởi dựng năm 1054, vua Lý Nhân Tông tiếp tục phát triển từ 1118 - 1121.
Ảnh NCS chụp tháng 3. 2013
Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (với ý nghĩa tôn sùng sự uy nghiêm, [cầu cho] bậc thánh quân kéo dài tuổi thọ …) do Thông phán Chu Công, quan Trấn thủ tại quận Cửu Chân, Thanh Hóa trùng dựng.
Nguồn: http://thegioidisan.vn
Tháp Báo Thiên (cg. Tháp Đại Thắng Tư Thiên), tòa tháp mang vóc dáng uy nghi, chỗ dựa vững chắc cho kinh đô - trung tâm quyền lực chính trị, cũng như Phật giáo, điểm tựa tinh thần dân tộc thời Lý do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì dựng năm 1057 sau khi xây chùa Báo Thiên năm 1056. Tên chùa và tháp mang ý nghĩa: báo đáp ân của chư Thiên, nhận được suy tư lớn của chư Thiên, cũng là biểu tượng cho khát vọng được Trời - Phật bảo hộ và gia hộ cho đất nước phồn vinh, hòa bình, vĩnh cửu.
Nguồn: vi.wikipedia.org
Bia Linh Xứng và bia chùa Báo Ân thời Lý trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
nói về việc dựng chùa và ghi lại những nghĩa cử cho dân của Lý Thường Kiệt.
Nguồn: http://baotanglichsu.vn