Lý Thuyết Đại Diện – Khía Cạnh Mâu Thuẫn Lợi Ích Giữa Cổ Đông Và Nhà Quản Trị


đông chịu ảnh hưởng từ các quyết định của nhà quản trị. Hơn nữa, sự nỗ lực của nhà quản trị ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nơi mà chủ doanh nghiệp luôn mong muốn mức độ nỗ lực cao của nhà quản trị. Vì vậy, các chủ sở hữu sẽ đánh đổi thông qua cơ chế lương/thưởng để tạo ra cấu trúc động cơ tối ưu. Ngoài ra, hành vi của nhà quản trị còn phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro, chất lượng thông tin về doanh nghiệp của cổ đông và nếu nhà quản trị thờ ơ với rủi ro, cơ chế khuyến khích là vô nghĩa.

Eisenhardt (1989) phân loại lý thuyết đại diện thành mô hình ủy quyền tích cực và chủ sở hữu - người đại diện, trong đó mô hình chủ sở hữu-người đại diện dễ lượng định hơn. Căn cứ vào mối quan hệ hợp đồng, mô hình chủ sở hữu-người đại diện luận giải rằng chủ sở hữu không quan tâm tới rủi ro và đạt mục tiêu kiếm lời, trong khi nhà quản trị ngại rủi ro và là chủ thể hưởng lương. Mô hình đại diện năng động giải thích về nguyên nhân của vấn đề đại diện và chi phí có liên quan. Lý thuyết này đưa ra 2 nội dung: (i) Có sự ràng buộc giữa nhà quản trị và chủ sở hữu qua cơ chế lương thưởng, buộc nhà quản trị phải làm việc dựa trên quyền lợi của chủ sở hữu. (ii) Chủ sở hữu có thông tin về nhà quản trị, do đó hành vi của nhà quản trị được kiểm soát bởi chủ sở hữu.

Các vấn đề được rút ra từ lý thuyết đại diện

Lý thuyết đại diện cho rằng sự tách bạch giữa quyền sở hữu công ty thuộc về các cổ đông và điều hành doanh nghiệp thuộc về các nhà quản trị gây ra sự xung đột về lợi ích khi mỗi bên có mục tiêu và lợi ích khác nhau. Sự phát triển của lý thuyết đại diện không chỉ phản ảnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu và nhà quản trị mà còn giữa các chủ sở hữu với nhau, giữa chủ sở hữu với chủ nợ. Ba vấn đề liên quan đến người đại diện đã được Panda & Leepsa (2017) nêu ra như sau:

Vấn đề thứ nhất là mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản trị.

Sự mâu thuẫn về lợi ích giữa người sở hữu và nhà quản trị bắt nguồn từ sự tách biệt giữa sở hữu và quản trị khi các công ty cổ phần hình thành (Berle & Means, 1932). Chủ sở hữu giao quyền điều hành cho nhà quản trị với kỳ vọng nhà quản trị làm việc vì lợi ích của chủ sở hữu. Tuy nhiên, nhà quản trị thích thù lao của họ được tối đa. Sự khác biệt về lợi ích giữa 2 chủ thể này, cùng với thiếu một


cơ chế kiểm soát sẽ dẫn đến xung đột lợi ích, còn gọi là mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản trị. Hơn nữa, nhà quản trị làm việc tại công ty và có nhiều thông tin hơn các cổ đông, do đó nếu nhà quản trị theo đuổi lợi ích bản thân họ hơn là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, kết quả góp vốn của các cổ đông vào công ty sẽ không đạt như kỳ vọng. Nói cách khác, người đại diện đã gây ra rủi ro đạo đức cho các cổ đông.

Vấn đề thứ hai là mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Trong công ty cổ phần lợi ích của cổ đông lớn và cổ đông nhỏ là khác nhau. Trong đó, cổ đông lớn, chủ thể hoặc nhóm chủ thể nắm giữ đa số cổ phần của công ty, trong khi cổ đông nhỏ chỉ sở hữu phần còn lại. Thông qua quyền biểu quyết cổ đông lớn có thể chi phối các quyết định của công ty theo hướng có lợi cho họ và gây ra tổn thất cho các cổ đông nhỏ (Fama & Jensen, 1983). Ngoài ra, cổ đông lớn cũng có thể chi phối quyết định về tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, đầu tư vào các dự án rủi ro và có khả năng sinh lời thay vì dùng khoản lợi nhuận này để trả cổ tức. Tình trạng này càng dễ xảy ra đối với các công ty có tỷ lệ sở hữu tập trung vào một số người hay một nhóm người. Vì vậy các cổ đông nhỏ khó bảo vệ quyền lợi của chính họ.

Vấn đề thứ ba là mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ sở hữu và chủ nợ.

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 7

Mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và chủ nợ tăng lên khi doanh nghiệp thực hiện các dự án cần tài trợ vốn bằng vay (Damodaran, 1997). Các chủ sở hữu muốn đầu tư vào các dự án rủi ro cao nhưng có khả năng sinh lợi lớn. Rủi ro cao đồng nghĩa với tăng chi phí sử dụng vốn và giảm giá trị các khoản nợ, từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ. Nếu dự án thành công, chủ sở hữu lãi lớn trong khi chủ nợ chỉ nhận lãi cố định. Mặt khác, nếu dự án thất bại, chủ sợ sẽ phải chịu một phần thua lỗ. Sự khác biệt về mức độ chấp nhận rủi ro cũng là một nguyên nhân gây ra xung đột này.

Tóm lại, vấn đề cơ bản của lý thuyết đại diện đề cập đến mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện (Hình 2.3). Tình trạng này phát sinh chi phí nội bộ doanh nghiệp, còn gọi là chi phí đại diện (Jensen & Meckling, 1976). Chi phí đại diện bao gồm chi phí kiểm tra và tìm kiếm người đại diện phù hợp, thu thập


thông tin để ấn định tiêu chuẩn hoạt động, xem xét hoạt động của người đại diện, chi phí kết nối và tổn thất do quyết định không hiệu quả của nhà quản trị.

Hình 2.3. Lý thuyết đại diện – Khía cạnh mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản trị


Thuê người đại diện


Chủ sở hữu

Người đại diện

Lợi ích riêng

Lợi ích riêng


Điều hành doanh nghiệp


Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.2.2 Lý thuyết nhà quản lý


Theo Lý thuyết nhà quản lý (người quản gia), nhà quản trị bảo vệ quyền lợi của cổ đông và đưa ra quyết định đại diện cho họ nhằm vào mục tiêu tạo ra, duy trì sự phát triển doanh nghiệp cũng như gia tăng giá trị tài sản của cổ đông. Mục tiêu của nhà quản trị cũng đồng thời là mục tiêu của cổ đông (Hình 2.4). Đối với các doanh nghiệp hoạt động dựa trên Lý thuyết nhà quản lý, sự điều hành của giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị là nhất quán. Họ là người đáng tin cậy và sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì sự phát triển của doanh nghiệp (Bass, 1960).

Lý thuyết này lập luận rằng giám đốc có thể điều hành một cách hiệu quả không chỉ là vì họ có năng lực mà còn do họ có chung mục tiêu với chủ sở hữu (Donalson & Davis, 1991; Muth & Donaldson, 1998). Khi đó, các nhà quản trị quan niệm thành công của công ty là thành công của chính họ và điều này sẽ góp phần xây dựng thương hiệu của công ty cũng như cá nhân nhà quản trị. Trên cơ sở đó doanh nghiệp được vận hành theo cơ chế trao quyền và chịu trách nhiệm,


giúp việc quản trị hiệu quả ở cả cấp trên và cấp dưới và từng khâu trong quá trình ra quyết định.

Lý thuyết nhà quản lý khác với lý thuyết đại diện về giả định lợi ích của nhà quản lý và chủ sở hữu là đồng nhất, hay mục tiêu của nhà trị đồng thời là mục tiêu của chủ sở hữu. Donaldson & Davis (1991) nghiên cứu về đánh giá vai trò và kết quả quản lý của giám đốc điều hành cho thấy việc giám đốc điều hành đồng thời là chủ sở hữu đem lại thu nhập cao hơn cho các cổ đông. Kết quả này là minh chứng hỗ trợ cho Lý thuyết nhà quản lý về giám đốc điều hành đồng thời là chủ sở hữu sẽ góp phần gia tăng giá trị công ty hay giá trị tài sản của cổ đông.

Hình 2.4 Lý thuyết nhà quản lý: Sự thống nhất mục tiêu


Trao quyền


Lợi nhận và thu nhập

Giá trị bên trong ngoài của động cơ

Cổ đông

Người quản gia


Bảo toàn và tối đa hóa giá trị

tài sản của cổ đông

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.2.3 Lý thuyết về bàn tay hỗ trợ và lý thuyết bàn tay can thiệp có động cơ Lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” (Helping hand theory) cho rằng Nhà nước tạo

môi trường thuận lợi giúp cho doanh nghiệp phát triển (Shleifer & Vishny, 1998). Dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp được thuận lợi về cơ chế chính sách, quy trình, thủ tục kinh doanh, trực tiếp đầu tư vốn hoặc hỗ trợ vay vốn, góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước là một lợi thế. Sở hữu Nhà nước có thể


giúp các nhà quản trị của doanh nghiệp có được mối quan hệ tốt với quan chức chính phủ để có lợi thế về quyền sử dụng đất và thông tin, cũng như giấy phép cho các dự án đặc biệt (Tian & Estrin, 2007). Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể có được lợi thế cạnh tranh trong thu hút đối tác kinh doanh (Hitt & cộng sự, 2000).

Lý thuyết “bàn tay can thiệp có động cơ” là lý thuyết được khởi sướng bởi Frye & Shleifer (1997) và Shleifer & Vishny (1998), trong đó lập luận rằng chính phủ có thể rút nguồn lực của cổ đông từ các công ty đại chúng thông qua con đường: (i) Phí bôi trơn các thủ tục, quy định liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm tăng chi phí hoạt động. (ii) Cổ đông Nhà nước chú trọng mục tiêu thu thuế từ doanh nghiệp hơn là gia tăng giá trị tài sản sở hữu. Kết quả nghiên cứu của Dharwadkar & cộng sự (2000) cho thấy sở hữu ở các nước đang phát triển là một yếu tố có thể làm sói mòn giá trị của cổ đông bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao, doanh nghiệp phải đối diện với vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ trong phân bổ tài sản của doanh nghiệp (Young & cộng sự, 2008), đặc biệt là ở các doanh nghiệp có đại diện sở hữu Nhà nước là chính quyền cấp địa phương (Calabrò & cộng sự, 2011). Vấn đề này càng trở nghiêm trọng hơn do sự khác biệt về quyền lực giữa Nhà nước và các cổ đông khác (Dharwadkar & cộng sự, 2000). Do đó, sở hữu Nhà nước có thể gây ra mâu thuẫn nghiêm trọng giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ, do các cổ đông lớn có quyền lực, có cơ hội chiếm đoạt tài sản của các cổ đông nhỏ (Porta & cộng sự, 2000; Walsh & Seward, 1990).

Như vậy, lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” và lý thuyết “bàn tay can thiệp có động cơ” là hai lý thuyết đối ngược giải thích cho sự ảnh hưởng của Nhà nước tại các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến KHT và GTDN. Vì vậy, sở hữu Nhà nước có thể ảnh hưởng cùng/ngược chiều hoặc không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN.

2.2.4. Lý thuyết chi phí chính trị và lý thuyết quyền lực chính trị


Lý thuyết chi phí chính trị và lý thuyết quyền lực chính trị là hai lý thuyết đối ngược nhau. Trước hết về lý thuyết chi phí chính trị, (Aichian & Kessel, 1962)


cho rằng các doanh nghiệp quy mô lớn hơn và sinh lời tốt hơn chịu ảnh hưởng bởi các chính sách hoặc/và quyết định của Nhà nước, chịu áp lực xã hội (Jensen & Meckling, 1976) và thường bị giám sát chặt hơn từ cả các thị trường tài chính (Boynton & cộng sự, 1992). Ngoài ra, Watts & Zimmerman (1978) lưu ý rằng các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể tái phân bổ tài sản giữa các nhóm khác nhau và do đó mức chuyển giao từ các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn sẽ lớn hơn. Lý thuyết chi phí chính trị có thể được kiểm định qua đánh giá mối quan hệ giữa chi phí thuế - một loại chi phí chính trị - và quy mô doanh nghiệp. Khi đa số các doanh nghiệp quy mô lớn có thuế suất hiệu dụng kế toán cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn, điều này đồng nghĩa với chi phí chính trị tồn tại. Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp cũng có thể là 1 cách đo lường chi phí chính trị (Omer & cộng sự, 1993; Zimmerman, 1983).

Ngược lại với lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết quyền lực chính trị lần đầu tiên được Siegfried (1972) mô tả, giả định là các doanh nghiệp lớn có quyền lực chính trị hơn các doanh nghiệp nhỏ, cho thấy mối tương quan nghịch chiều với thuế suất hiệu dụng kế toán. Các doanh nghiệp lớn có thể sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động đem lại lợi ích thuế như: (i) Tạo mối quan hệ chính trị có thể ảnh hưởng đến cơ chế/chính sách thuế, thậm chí thương lượng về khoản thuế phải nộp. (ii) Thuê đội ngũ tư vấn thuế để hỗ trợ bộ phận thực hiện hoạt động thuế của doanh nghiệp. (iii) Chủ động dùng ưu thế về nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi ích thuế. Lý thuyết này được kiểm định cho kết quả tương tự qua nhiều nghiên cứu: Porcano (1986), Dyreng & cộng sự (2008), Mills & cộng sự (2013).

Tóm lại, lý thuyết quyền lực chính trị và lý thuyết chi phí chính trị là hai lý thuyết đối ngược giải thích đặc điểm của doanh nghiệp đem lại lợi ích hay chi phí, từ đó có thể ảnh hưởng thuận chiều, nghịch chiều hoặc không ảnh hưởng đến GTDN. Hai lý thuyết này đánh giá từ góc độ doanh nghiệp, khác với lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” và lý thuyết “bàn tay can thiệp có động cơ” đánh giá từ góc độ Nhà nước.


Trong trường hợp của Việt Nam sau 35 năm đổi mới, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các công ty phi tài chính niêm yết trong mẫu nghiên cứu của Luận án có giá trị trung bình là 25,29%, ảnh hưởng mang tính đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết. Do vậy, lý thuyết chi phí chính trị và lý thuyết quyền lực chính trị cần được bổ sung để làm rõ đặc điểm về quy mô, phân bổ tài sản của các doanh nghiệp có/không sở hữu kiểm soát của Nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đến GTDN. Đây là căn cứ cho Luận án khi lựa chọn sở hữu Nhà nước làm chỉ tiêu đánh giá vấn đề quản trị tại các công ty niêm yết, đồng thời chia mẫu doanh nghiệp theo mức sở hữu kiểm soát của Nhà nước thành nhóm doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước ở mức ≥ 50% và ≤ 50%, nhằm xác định có tồn tại sự khác biệt trong ảnh hưởng của KHT đến GTDN hay không. Do vậy, các lý thuyết này cũng là căn cứ cho việc luận giải kết quả nghiên cứu được đầy đủ và thuyết phục hơn.

Ngoài ra, Luận án còn giả định hoạt động của doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của các bên liên quan (Lý thuyết các bên liên quan - Stackeholder theory) và phù hợp quy định của pháp luật (Lý thuyết hợp pháp - Legitimacy theory).

2.2.5. Thảo luận lý thuyết giải thích ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp và vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước

Dựa trên các lý thuyết nền, Luận án xây dựng khung lý thuyết về ảnh hưởng của KHT đến GTDN, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất gợi ý, kiến nghị liên quan đến ảnh hưởng của KHT đến GTDN của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam dựa trên dữ liệu của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2019. Trước hết, Luận án phân tích ảnh hưởng chung của KHT đến GTDN, sau đó phân tích ảnh hưởng của KHT đến GTDN khi có điều tiết bởi sở hữu Nhà nước.

2.2.5.1. Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp

Dựa trên khung lý thuyết, Luận án cho rằng KHT ảnh hưởng đến GTDN theo 3 trường hợp như sau:

Ảnh hưởng cùng chiều của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp


KHT ảnh hưởng cùng chiều đến GTDN có nghĩa là KHT đem lại lợi ích thuế, giảm chi phí thuế phải nộp và góp phần gia tăng GTDN. Trong quản trị tài chính, quyết định thuế là một trong các các quyết định của nhà quản trị và kết quả được đo lường bằng chi phí thuế phải nộp của doanh nghiệp. Chi phí thuế chiếm tỷ trọng đáng kể so với khả năng sinh lời của công ty, ở mức 20% theo mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chuẩn được áp dụng từ 1/1/2016 ở Việt Nam7.

Theo lý thuyết nhà quản lý, khi nhà quản tri theo đuổi mục tiêu đối đa hóa lợi nhuận sau thuế vì quyền lợi của cổ đông, giá trị doanh nghiệp cũng tăng lên. Để đạt được mục tiêu này, các điều kiện mà lý thuyết nhà quản lý đã đưa ra bao gồm: (i) Nhà quản trị là người có năng lực. (ii) Mục tiêu của nhà quản trị đồng thời là mục tiêu của cổ đông. (iii) Doanh nghiệp được vận hành theo cơ chế trao quyền, chịu trách nhiệm, quản trị hiệu quả ở cả cấp trên và cấp dưới và từng khâu trong quá trình ra quyết định.

Ảnh hưởng ngược chiều của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp

KHT ảnh hưởng ngược chiều đến GTDN có nghĩa là KHT tạo ra nhiều chi phí hơn cho doanh nghiệp, từ đó làm giảm lợi nhuận sau thuế và kết quả giảm GTDN. Nguyên nhân chính là do sự bất đồng về lợi ích giữa nhà quản trị và cổ đông, trong đó nhà quản trị hướng theo đuổi mục tiêu thương hiệu cá nhân khác với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận gia tăng giá trị công ty của chủ sở hữu. Trong trường hợp này nhà quản trị có thể ngại chấp nhận rủi ro khi thực hiện các quyết định quản trị hoặc bòn rút nguồn lực của doanh nghiệp thành tài sản riêng. Trong cơ chế này hiệu quả quản trị không tạo ra giá trị gia tăng cho công ty hoặc giá trị tài sản của doanh nghiệp bị thất thoát, kết quả là giảm GTDN.

Lý thuyết đại diện đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này bằng: (i) Tuyển dụng mới các nhà quản trị. (ii) Quản trị theo cơ chế kiểm soát và cân bằng. (iii) Tăng cường tính minh bạch và giải trình. Hơn hết một cơ cấu sở hữu đủ lớn và càng lớn


7 Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023