Khung Savant Trong Lập Kht Của Karayan & Swenson (2007)


Từng thành phần KHT


KHTD/BVE


Chênh lệch vĩnh viễn/Giá trị vốn cổ phần

Phần chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán & thu nhập chịu thuế do sự khác biệt về ghi nhận một số khoản doanh thu và chi phí giữa quy định của thuế & quy định của kế toán so với giá trị vốn cổ phần


Wahab & cộng sự (2010, 2012),

Mgammal (2019)


TTD/BVE


Chênh lệch tạm thời/Giá trị vốn cổ phần

Phần chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán & thu nhập chịu thuế do sự khác biệt về thời điểm ghi nhận một số khoản doanh thu và chi phí giữa quy định của thuế & quy định của kế toán so với giá trị vốn cổ phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 5



TLOSS/BVE

Lỗ được trừ thuế/Giá trị vốn cổ phần

Lỗ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế so với giá trị vốn cổ phần


Wahab & cộng sự (2010, 2012),

Mgammal (2019)


TFTR/BVE

Thu nhập do chênh lệch thuế suất nước ngoài/Giá trị vốn cổ phần

Thu nhập do chênh lệch thuế suất nước ngoài so với giá trị vốnc cổ phần


TUNC/BVE

Các khoản khác/Giá trị vốn cổ phần

Các khoản chênh lệch khác so với giá trị vốn cổ phần

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước


Cash ETR -Thuế suất hiệu dụng bằng tiền: Đối với ETR bằng tiền, phản ảnh được cả chênh lệch tạm thời và vĩnh viễn giữa thu nhập kế toán và thu nhập tính thuế, tránh việc phản ảnh quá mức gánh nặng thuế (Hanlon & Shevlin, 2009). ETR bằng tiền phản ánh các hoạt động tránh thuế bao gồm chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp (chẳng hạn như chiến lược chuyển giá, các sắp xếp về chia sẻ chi phí, cắt bỏ thu nhập bằng sử dụng nợ trong doanh nghiệp), đầu tư vào các tài sản được ưu đãi thuế (chẳng hạn như trái phiếu chính quyền địa phương), khấu hao nhanh, nợ thuế… Phương pháp đo lường này phản ảnh sự thay đổi trong việc tránh thuế nói chung mà không cần phải xác định chính xác là chiến lược tránh thuế nào. ETR bằng tiền sử dụng thu nhập tính thuế ở mẫu, không phải thu nhập kế toán trước thuế. Do vậy trong ngắn hạn, chỉ tiêu này sẽ phù hợp khi đánh giá KHT trong mối quan hệ với dòng tiền và đặc biệt là dữ liệu về số thuế phải trả và thu nhập tính thuế của doanh nghiệp phải được công khai (Armstrong & cộng sự, 2012). Tuy nhiên theo Kirkpatrick & Radicic (2020) chỉ tiêu này có một số hạn chế như bị ảnh hưởng bởi khoản hoàn thuế, các khoản khấu hao, các khoản trả sau hoặc các khoản đầu tư quá mức vì mục đích thuế.

Book Tax Difference - Chênh lệch thuế theo sổ sách (BTD). Bản chất của BTD chính là phần chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, được hình thành do sự khác biệt giữa chuẩn mực và chế độ kế toán với quy định của thuế về các khoản mục doanh thu tính thuế và chi phí được trừ. Ở các quốc gia có 2 hệ thống báo cáo: kế toán và thuế, nhà nghiên cứu cần thu thập tờ khai quyết toán thuế do cơ quan thuế hoặc doanh nghiệp công khai. Tuy nhiên ở những nước chỉ có một hệ thống báo cáo, thông tin về 2 loại thu nhập này được giải trình trong báo cáo tài chính3.

BTD phản ánh số tiền thuế được miễn, giảm và không phải nộp của doanh nghiệp trong kỳ, còn gọi là phần thuế tiết kiệm (tax saving). Thước đo này ít phổ biến hơn so với ETR bởi không cho biết tương quan giữa số thuế phải chịu khi


3 Các nước yêu cầu: (i) Hai hệ thống báo cáo: Anh, Mỹ, Đan Mạch, Cannada, Úc. (ii) Một hệ thống báo cáo: Nhật, Đức, Pháp và Ý (Saka & cộng sự, 2019)


tăng thêm một đồng thu nhập. Vì vậy, khi đo lường KHT sử dụng cách này một số nghiên cứu đã điều chỉnh so với giá trị tổng tài sản, để biết được so sánh mức tiết kiệm này với 1 đồng giá trị tài sản của doanh nghiệp (Desai & Dharmapala, 2009; Ling & cộng sự, 2018).

Theo Desai & Dharmapala (2009) ở Mỹ việc đo lường phần tiết kiệm thuế là như nhau khi tính theo ETR kế toán hoặc BTD. Tuy nhiên, số liệu về ETR kế toán trên các báo cáo tài chính công khai của doanh nghiệp niêm yết dễ tiếp cận hơn. Mặt khác, điều khó khăn cho nghiên cứu là lợi nhuận chính xác của doanh nghiệp là không thể quan sát được. Cho nên để khắc phục điều này các nhà nghiên cứu thường sử dụng thu nhập sổ sách như là biến đại diện cho lợi nhuận chính xác của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của (Desai & Dharmapala, 2005, 2006) thường dùng BTD là thước đo tránh thuế.

Tuy nhiên Dyreng & cộng sự (2008) lại cho rằng các bài báo đưa ra minh chứng là BTD hàm chứa thông tin về chất lượng thu nhập kế toán và không phản ảnh kết quả tránh thuế (Badertscher & cộng sự, 2006; Hanlon, 2005). Ngoài ra nếu doanh nghiệp có giá trị BTD lớn, cơ quan thuế sẽ thanh tra.

Tóm lại, có nhiều chỉ tiêu đo lường KHT phù hợp với mục tiêu và điều kiện khác nhau của mỗi nghiên cứu. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu đo lường nào tùy thuộc vào sự sẵn có của các dữ liệu này. Mức độ chi tiết về các dữ liệu thuế tại mỗi quốc gia cũng hoàn toàn khác nhau, trong đó các nước theo chế độ kế toán Mỹ, kế toán quốc tế cung cấp dữ liệu đáp ứng cho các bên có liên quan có thể đánh giá tổng thể KHT qua ETR kế toán, ETR bằng tiền hoặc đánh giá từng thành phần trong kế hoạch thuế như thuế thu nhập hoãn lại, chênh lệch tạm thời, chênh lệch vĩnh viễn, lỗ được trừ thuế, chênh lệch thuế suất với nước ngoài hoặc các khoản được trừ từ tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc giá trị lợi ích thuế chưa chắc chắn. Các nhà đầu tư và các bên quan tâm đến dữ liệu thuế ở Việt Nam có thể tiếp cận là từ báo cáo tài chính doanh nghiệp công khai. Thu nhập tính thuế và tiền thuế thực nộp là các dữ liệu bí mật của cơ quan thuế. Theo quan điểm của Hoffman (1961), Scholes (2015) và Karayan (2007), KHT cần phản ánh nhiều loại thuế,


hàm chứa toàn bộ quyết định hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như quyết định thuế nói riêng. Vì vậy, ETR kế toán là phù hợp hơn các thước đo khác, theo đó đề tài Luận án này sẽ sử dụng ETR kế toán để đo lường cũng như đại diện cho biến độc lập KHT trong mô hình nghiên cứu.

2.1.1.4. Phương pháp tiếp cận trong kế hoạch thuế

Quan điểm của Scholes và Wolfson (1992)


“Thuế và chiến lược doanh nghiệp” là một tài liệu quý cho những ai quan tâm đến KHT, lần đầu tiên được xuất bản năm 1992; Scholes & Wofson (1992) đã đề xuất khung xây dựng KHT cần tuân thủ 3 nguyên tắc là: (i) Tất cả các biên liên quan (cả khách hàng, người lao động, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh) phải được xem xét trong KHT. (ii) Đề cập đến tất cả các loại thuế (kể cả khoản thuế hiện4 - “explicit taxes” và các khoản thuế ẩn5 - “implicit taxes”). (iii) Tất cả các loại chi phí (bao gồm cả chi phí thuế - “tax cost” và chi phí không phải thuế - “nontax cost”).

Theo Scholes & Wolfson (1992), các phương pháp thực hiện KHT đối với thu nhập gồm: (i) Chuyển từ loại thu nhập này sang loại thu nhập khác. (ii) Chuyển thu nhập từ chủ thể này sang chủ thể khác. (iii) chuyển thu nhập từ thời điểm này sang thời điểm khác. Dựa trên các phương pháp cơ bản này, Scholes & Wolfson (1992) tập trung vào chiến lược thuế đối với lương thưởng, kế hoạch hưu trí của người lao động, KHT đa quốc gia, KHT khi thành lập/hoạt động/lựa chọn cấu trúc vốn và thanh lý doanh nghiệp, mua bán sáp nhập, bất động sản và quà tặng.

Khung lý thuyết về KHT của Scholes & Wolfson (1992) được áp dụng trong nhiều nghiên cứu. Shackelford & Shevlin (2001) đã thừa nhận cách tiếp cận tích cực của khung xây dựng kế hoạch thuế của Scholes & Wolfson (1992) trong đánh giá vai trò của các loại thuế đối với các tổ chức. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu thực


4 Thuế hiện (explicit taxes) là khoản thuế người chịu thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước.


5 Thuế ẩn (implicit tax) là khoản thuế không phải nộp do lựa chọn hình thức đầu tư thay thế có ưu đãi thuế.


nghiệm đã dựa vào khung xây dựng kế hoạch thuế của Scholes &Wolfson (1992) để phát triển nghiên cứu như Ling & cộng sự (2018), Wahab & Holland (2012).

Quan điểm của Karayan & Swenson (2007)


Karayan & Swenson (2007) cho rằng giảm nghĩa vụ thuế phải nộp của doanh nghiệp có thể đạt được thông qua một trong bốn phương thức: tạo mới (creation), chuyển đổi (conversion), thời điểm (timing) và thay đổi (splitting). Trong đó:

- Tạo mới: lập thêm chi nhánh hoặc công ty mới tại nơi có thuế suất thấp.


- Chuyển đổi: việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập được tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn.

- Thời gian: việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn.


- Chia tách là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế.

Ngoài ra, Karayan & Swenson (2007) nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng của KHT không chỉ là giảm thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, Karayan & Swenson (2007) đã đề xuất mô hình SAVANT để giúp các nhà quản trị đạt mục tiêu thuế, thống nhất với các mục tiêu khác trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. “SAVANT” được viết tắt bởi các thuật ngữ tiếng Anh như “Strategy” - Chiến lược, “Anticipation” - Dự báo, “Value-Adding” - Tạo giá trị tăng thêm, “Negotiating” - Thương lượng, và “Transforming” - Chuyển đổi. Hình 2.1 khái quát các chiến thuật như sau:

Hình 2.1 Khung SAVANT trong lập KHT của Karayan & Swenson (2007)


Chiến lược

Dự báo

Tạo giá trị

Thương lượng

Chuyển đổi


Nguồn: Karayan & Swenson (2007)


Chiến lược: Chiến lược trong lập KHT được hiểu là việc cân nhắc lợi ích thuế phù hợp với chiến lược chung của công ty nhằm phát huy thế mạnh của công ty cả cấp độ hoạt động kinh doanh, công ty và quốc tế. Một KHT hiệu quả phải hợp khớp với chiến lược công ty. Do vậy, trường hợp công ty muốn phát triển một loại hình kinh doanh mới có lợi về thuế (lỗ được trừ) nhưng không phù hợp với năng lực kinh doanh của công ty thì công ty không nên lựa chọn phương án kinh doanh chỉ vì mục tiêu thuế. Ngoài ra, chiến lược chung của công ty thể hiện được lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh cả về lợi ích thuế, chẳng hạn như công ty triển khai hoạt dộng kinh doanh tại địa bàn được ưu đãi thuế, vận dụng khoản nợ thuế hoặc thực hiện khấu hao nhanh đối với tài sản cố định. Do vậy, các khoản tiết kiệm từ ưu đãi thuế giúp công ty có thêm vốn mua tthiết bị hoặc đầu tư dự án mới.

Dự báo: Dựa trên kết quả dự tính thuế liên quan đến các giao dịch sẽ thực hiện, doanh nghiệp có hoạt động KHT sẽ tiến hành lựa chọn thời điểm thực hiện giao dịch sao cho đem lại lợi ích thuế xác định tình trạng thuế và thời điểm thực hiện, vì thường ảnh hưởng của giao dịch diễn ra trong 1 thời gian dài, doanh nghiệp chọn thời điểm cho có lợi về thuế. (i) Chuyển đổi để đạt lợi ích thuế chắc chắn: chẳng hạn như doanh nghiệp có thể chuyển thời điểm nhận thu nhập chịu thuế vào thời kỳ thuế suất thấp và các khoản được trừ vào thời điểm có thuế suất cao. (ii) Ghi nhận sớm khoản lỗ được trừ: Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, khoản lỗ của doanh nghiệp được trừ khỏi thu nhập chịu thuế trong vòng 5 năm tiếp theo. Vì vậy, ghi nhận sớm các khoản chi phí của doanh nghiệp, đặc biệt là có kết quả lỗ đáng kể, có thể tạo cho doanh nghiệp lợi ích thuế từ các khoản lỗ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế. (iii) Sắp xếp lại để đạt lợi ích thuế không chắc chắn, chẳng hạn như đón bắt thay đổi chính sách đối với 1 số ngành nghề trong tương lai, ví dụ công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Việt Nam, …

(iv) Dự báo về sự thay đổi giá sản phẩm/hàng hóa của doanh nghiệp trước sự thay đổi của chính sách thuế, dự đoán xem tăng giá hay giảm giá…

Thương lượng: Doanh nghiệp cần đàm phán với cơ quan thuế và các bên có liên quan để đạt lợi ích thuế. Thương lượng với các bên có liên quan là một phần


quan trọng trong KHT, bởi vì lợi ích hay chí phí được chuyển giao cho các bên thông qua cơ chế giá (Hình 2.2). Ở Việt Nam, bằng chứng ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ô tô ở Việt Nam đề xuất Nhà nước ưu đãi thuế6.

Hình 2.2 Cơ hội chuyển thuế cho các bên liên quan


Giá thấp hơn

Giá cao hơn

Nhà cung cấp

Công ty

Khách hàng

lương thấp hơn

Lao động

Nguồn: Karayan & Swenson (2007)


Chuyển đổi: Phương pháp này nhằm chuyển đổi các loại thu nhập nhất định thành lợi nhuận, các loại chi phí nhất định thành lỗ và các thu nhập chịu thuế thành thu nhập không chịu thuế. Đối với các khoản lỗ được trừ từ đầu tư tài chính và bất động sản, doanh nghiệp chỉ được trừ khi có đủ lợi nhuận. Do vậy doanh nghiệp có thể chuyển từ lỗ của hoạt động tài chính sang lỗ của của hoạt động kinh doanh. Nói chung các hoạt động chuyển đổi như sau:

- Thu nhập/lợi nhuận chịu thuế thành thu nhập/ lợi nhuận không chịu thuế.


- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh thành thu nhập từ hoạt động tài chính.


6 Thực tế nhiều văn bản về hỗ trợ thuế đối với ngành sản xuất và lắp ráp ô tô được ban hành trong thời gian qua: (i) Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đã bổ sung Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô, thực hiện từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022. (ii) Nghị định số 57/2020/NĐ-CP đã bổ sung các chủng loại xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên vào đối tượng áp dụng ưu đãi của chương trình để thúc đẩy phát triển các dòng xe thân thiện với môi trường. (iii) Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí