Một Số Gợi Ý Nhằm Nâng Cao Mức Độ Cam Kết Tổ Chức Của Người Lao Động Thông Qua Hoạt Động Trách Nhiệm Xã Hội‌


động tích cực đến cam kết tổ chức của người lao động. Đây cũng là kết quả Turker (2009) thu được trong nghiên cứu của mình. Trong khi đó, Maignan & Ferrell (2001), dựa trên mô hình trách nhiệm xã hội của Carroll (1979), vốn không xem xét đến các bên liên quan, đưa ra kết quả chỉ có thành phần từ thiện của công dân tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cam kết tổ chức của người lao động.

Qua nghiên cứu, Turker (2009) kết luận Hoạt động trách nhiệm hướng đến khách hàng có tác động tích cực đến biến phụ thuộc Cam kết tổ chức , biến độc lập còn lại Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ không có tác động đến cam kết tổ chức của người lao động. Trong khi đó, qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực ngân hàng , kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy hai biến độc lập trên đã được ghép chung lại thành biến Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và cơ quan công quyền. Biến mới này không có mối liên hệ với mức độ cam kết với tổ chức của người lao động . Sự khác biệt trên giữa hai nghiên cứu có thể được giải thích thông qua đặc thù của lĩnh vực ngân hàng (ngành cung cấp dịch vụ, quan điểm “khách hàng là thượng đế”; chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng nhà nước và chính phủ) nên người lao động không thấy có mối liên hệ nào giữa các hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và cơ quan công quyền với cam kết tổ chức của mình.


Tóm lại, Chương 4 trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu , đánh giá độ tin cậy và kiểm định giá trị các thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng và cam kết với tổ chức của người lao động. Kết quả phân tích hệ số Cronbach alpha và EFA cho thấy nhóm Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ đã được ghép lại thành nhóm mới Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và cơ quan công quyền. Việc ghép nhóm này cũng khiến cho mô hình nghiên cứu thay đổi, từ 4 xuống còn 3 biến độc lập tác động vào 01 biến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy cho kết quả ch ỉ có Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội và Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến


người lao động là có tác động tích cực đến cam kết tổ chức của người lao động. Yếu tố còn lại Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng và cơ quan công quyền không có mối tương quan cụ thể với yếu tố cam kết tổ chức.

Với kết quả này , nghiên cứu cung cấp những th ông tin quan trọng làm cơ sở cho việc đề ra những biện pháp c ụ thể nhằm tác động đến cam kết với tổ chức của người lao động thông qua hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


Ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến cam kết tổ chức của người lao động - 9

Nội dung Chương 5 sẽ trình bày những vấn đề tổng quát liên quan đến kết quả nghiên cứu , đề xuất một số giải pháp quản trị liên quan đến các hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng từ đó góp phần nâng cao mức độ cam kết với tổ chức của người lao động. Đồng thời, những hạn chế của đề tài nghiên cứu , những hướng nghiên cứu tiếp theocũng sẽ được đề xuất trong chương này.

5.1 Kết luận‌

Thông qua kết quả nghiên cứu đã được trình bày và phân tích ở Chương 4, một số kết luận chính được rút ra từ nghiên cứu như sau:

Một cách tổng q uát, người lao động thích được làm việc trong một tổ chức có trách nhiệm với xã hội, hoạt động trách nhiệm xã hội của các ngân hàng có tác động tích cực đến cam kết với tổ chức của nhân viên. Tuy nhiên, mức độ tác động của các thang đo đo lường hoạt động trách nhiệm xã hội đến cam kết tổ chức của người lao động có sự khác biệt rò rệt.

Thang đo hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động có tác động mạnh nhất (β = 0.520 với mức ý nghĩa Sig . = .000)đến cam kết tổ chức của người lao động. Có thể thấy đây là mối tương quan hoàn toàn hợp lý vì những hoạt động trách nhiệm xã hội này tác động trực tiếp đến lợi ích của người lao động.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế , của xã hội , các vấn đề về môi trường , phát triển bền vững, thế hệ tương lai ngày càng được quan tâm nhiều hơn . Không ai muốn làm việc trong một ngân hàng hay doanh nghiệp vận hành ngược lại các lợi ích chung của xã hội . Chính vì vậy , qua phân tích hồi quy , kết quả nghiên cứu cho thấy những hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan xã hội và phi xã hội có tác động tích cực đến mứ c độ cam kết tổ chức của người lao động (β =

0.193 với mức ý nghĩa Sig. = .007).

Một kết quả thú vị được rút ra từ nghiên cứu này là các hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến khách hàng được ghép nhóm với những hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến chính phủ tạo thành nhóm mới Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng


đến khách hàng và cơ quan công quyền. Nhóm mới được hình thành không có tác động đến mức độ cam kết với tổ chức của người lao động (β = 0.029 với mức ý nghĩa Sig . = .677 >0.01). Do đặc thù của ngành, nhân viên tại các ngân hàng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cho rằng việc phục vụ khách hàng, tuân thủ pháp luật, đóng thuế đầy đủ là những hoạt động bắt buộc phải thực hiện chứ không phải là những hoạt động mang tính trách nhiệm với xã hội. Vì vậy, người lao động không thấy có mối tương quan nào giữa những hoạt động trên với cam kết tổ chức.

Từ những kết quả trên, nghiên cứu này có ý nghĩa:

Về mặt phương pháp nghiên cứu : dựa vào nghiên cứ u gốc của Turker (2009) và đặc điểm thực tế của ngành ngân hàng , nghiên cứu đã góp phần vào việc xây dựng một hệ thống thang đo phù hợp đo lường hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng.

Về mặt thực tiễn , nghiên cứu giúp cho ban quản trị các ngân hàng hiểu rò hơn về tác động tích cựccủa các hoạt động trách nhiệm xã hội đến cam kết tổ chức , từ đó gợi ý một số biện pháp cụ thể tron g quá trình quản lý nh ằm nâng cao mức độ cam kết với tổ chức của người lao động thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng.

5.2 Một số gợi ý nhằm nâng cao mức độ cam kết tổ chức của người lao động thông qua hoạt động trách nhiệm xã hội‌

Theo như kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở Chương 4, những hoạt động trách nhiệm xã hội của ngân hàng hướng đến người lao động và các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội có tác động tích cực đến cam kết tổ chức của người lao động. Do đó, để góp phần nâng cao mức độ cam kết tổ chức của người lao động , giữ chân người tài , ban quản trị ngân hàng cần tăng cường những hoạt động trách nhiệm xã hội này, cụ thể:

5.2.1 Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động‌

Theo kết quả phân tích bảng 4.15, trong các biến quan sát đo lường cho Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người lao động, biến quan sát “Những quyết định quản trị liên qua n đến người lao động thường công bằng ” có mức điểm trung


bình thấp nhất 3.4172. Tiếp đó là biến quan sát “Ban quản trị ngân hàng quan tâm trước hết đến mong muốn và nhu cầu của người lao động ” với số điểm trung bình 3.4417. Việc cải thiện mức điểm trung bình của 2 biến quan sát này sẽ làm tăng điểm trung bình của Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến người động từ đó tăng cường mức độ cam kết của người lao động.

Để cải thiện kết quả của biến quan sát “Những quyết định quản trị liên quan đến người lao động thường công bằng ”, ban quản trị ngân hàng có thể xem xét đến một số biện pháp cụ thể như: minh bạch hóa các quyết định quản trị liên quan đến người lao động, đặc biệt là các chế độ về lương, thưởng, phân công công việc; chuẩn hóa các quy định về xem xét, đánh giá kết quả công việc; người lãnh đạo khi ra các quyết định quản trị liên quan đến người lao động phải căn cứ trên các quy định, quy chuẩn cụ thể, không đánh giá dựa trên cảm nhận cá nhân.

Đối với biến quan sát “Ban quản trị ngân hàng quan tâm trước hết đến mong muốn và nhu cầu của người lao động ”, trong quá trình nghiên cứu định tính, có một số ý kiến cho rằng hiện nay, ban quản trị ngân hàng quan tâm trước hết đến mục tiêu lợi nhuận, quyền lợi cổ đông, các chương trình, chính sách dành cho người lao động nhiều khi chỉ làm cho có, chưa thực sự hiệu quả. Do đó để cải thiện kết quả của biến quan sát này, tác giả cho rằng trước hết cần thay đổi nhận thức của chính ban quản trị ngân hàng. Ban lãnh đạo cần phải nhìn nhận rằng người lao động chính là tài sản quý giá nhất của ngân hàng, việc thu hút, giữ chân người tài chính là nguồn gốc của lợi nhuận, cổ tức của cổ đông. Ngoài ra, các biện pháp khác có thể áp dụng để thể hiện sự quan tâm của ban quản trị ngân hàng đến mong muốn và nhu cầu của người lao động như: bốtrí, điều động nhân sự trên cơ sở tự nguyện, theo nhu cầu và năng lực của nhân viên một cách hợp lý; trong giai đoạn khó khăn như hiện nay không thực hiện sa thải hàng loạt nhân viên mà cần phải tái cơ cấu lực lượng lao động, phân công công việc một cách hợp lý để đạt được kết quả công việc cao nhất.


5.2.2 Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội‌

Trong các biến quan sát đo lường cho biến độc lập Hoạt động trách nhiệm xã hội hướng đến các bên liên quan mang tính xã hội và phi xã hội, biến“Ngân hàng chúng tôi tham gia vào các hoạt động hướng đến việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường tự nhiên ” có kết quả kiểm định trung bình thấp nhất, ở mức3.5521 (Tham chiếu bảng 4.14). Do đặc điểm của ngành kinh doanh dịch vụ, ít tác động đến môi trường xung quanh nên nhiều ngân hàng chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin, các vấn đề về môi trường ngày được quan tâm nhiều hơn, do đó, đây là một trong những hoạt động trách nhiệm xã hội mà các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm, cần có những hành động cụ thể. Một số đề xuất bao gồm: tham gia, đóng góp cho các chương trình, dự án cải tạo, bảo vệ môi trường của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ; cung cấp vốn với mức lãi suất ưu đãi cho các dự án, kế hoạch kinh doanh có cân nhắc đến yếu tố môi trường, góp phần cải tạo môi trường; khuyến khích người lao động tham gia vào các chương trình, dự án bảo vệ môi trường mà ngân hàng có đóng góp hoặc tham gia.

5.3 Hạn chế và kiến nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo‌

Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã gặp một số hạn chế như sau:

Về phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi rộng là các ngân hàng hoạt động trên địa bàn Tp . HCM, chưa phân tích sâu vào từng loại hình ngân hàng riêng như ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài , ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại nhà nước để thấy rò sự khác biệt về hoạt động trách nhiệm xã hội , mức độ cam kết tổ chức của người lao động ở từng loại h ình ngân hàng.

Về mô hình nghiên cứu : nghiên cứu chưa xem xét đến mức độ nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của hoạt động trách nhiệm xã hội cũng như tác động của biến này đến mối tương quan giữa hoạt động trách nhiệm xã hội với cam


kết tổ chức. Vì đề tài tập trung nghiên cứu tác động của hoạt động trách nhiệm xã hội đến cam kết tổ chức nên trong đề tài của mình , tác giả không xem xét đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến cam kết tổ chức của người lao động như văn hóa tổ chức, sự hài lòng với công việc.

Từ những hạn chế trên, nghiên cứu gợi mở những hướng nghiên cứu mới:

Nghiên cứu chuyên sâu về môt loại hì nh ngân hàng nhất định hoặc chuyển phạm vi nghiên cứu sang một ngành nghề, lĩnh vực khác.

Đưa thêm biến điều tiết nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động trách nhiệm xã hội và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến cam kết tổ chức của người lao động vào mô hình nghiên cứu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục tài liệu tiếng Việt

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank. Agribank

- giữ vững vai trò Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. [online] http://agribank.com.vn/101/782/gioi-thieu/thong-tin-chung.aspx. [Ngày truy cập: 21/10/2013]

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Agribank.Agribank phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng. [online] http://agribank.com.vn/101/786/gioi-thieu/dinh-huong-phat-trien.aspx. [Ngày truy cập: 21/10/2013]

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sải Gòn Thương tín – Sacombank.Báo cáo thường niên 2012 [online] www.sacombank.com.vn/nhadautu/baocaothuongnien/BCTN_2012.pdf‎. [Ngày truy cập: 21/10/2013]

Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, 2008.‘Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước ở Việt Nam’, Tạp chí quản lý kinh tế, Số 23, Trang 3 – 11.

Nguyễn Đình Thọ, 2012.Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – Thiết kế và thực hiện. Tp. HCM: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội

Quốc Anh, 2012. CSR trong doanh nghiệp: “Điều khôn ngoan nên làm”. [online] http://dddn.com.vn/doanh-nghiep/csr-trong-doanh-nghiep--dieu-khon-ngoan- nen-lam-20120420024311940.htm. [Ngày truy cập: 21/10/2013]


Danh mục tài liệu tiếng Anh

Aguilera, R., Rupp, D. E., Williams, C. A., and Ganapathi, J. 2007. ‘Putting the s back in corporate social responsibility: A multilevel theory of social change in organizations’, Academy of Management Review, 32(3): 836-863.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022