Khuyến Nghị Nhằm Nâng Cao Tỷ Suất Sinh Lời Nhtmcp Việt Nam


Bảng 5.1 Tổng hợp kết quả hồi quy



(1)

(2)

(3)


OLS

RE

SGMM

VARIABLES

ROE

ROE

ROE





OWN

-0.0127

-0.00533

-0.0330**


(0.0133)

(0.0181)

(0.0158)

CAP

-0.278***

-0.330***

-0.191


(0.0765)

(0.0819)

(0.150)

CR

-1.246**

-1.013*

-1.070


(0.523)

(0.581)

(0.869)

OC

-0.208***

-0.247***

-0.234***


(0.0233)

(0.0220)

(0.0473)

Size

0.0180***

0.0118**

0.0279***


(0.00478)

(0.00549)

(0.00719)

LA

0.0193

0.0277

0.0333


(0.0291)

(0.0342)

(0.0433)

DOP

0.0437*

-0.00875

0.0272


(0.0262)

(0.0245)

(0.0293)

GDP

0.755

-0.00611

-0.415


(0.543)

(0.324)

(0.326)

CPI

0.578

0.174***

0.105*


(0.366)

(0.0460)

(0.0563)

Constant

-0.214*

0.0337

13.45***


(0.114)

(0.116)

(4.363)

Year Dummy

Yes

No

Yes

Observations

160

160

160

R-squared

0.699

0.591


Number of id


20

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 9


Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA

Theo kết quả nghiên cứu của phương pháp SGMM đã chỉ ra được mối quan hệ âm giữa hình thức sở hữu và tỷ suất sinh lời của NTHMCP Việt Nam, điều đó có nghĩa là nhóm NHTMCP do nhà nước nắm cổ phần chi phối có tỷ suất sinh lời thấp hơn, kết quả này phù hợp với kỳ vọng và nghiên cứu của Kiều Hữu Thiện và cộng sự (2014) cùng


nhiều nghiên cứu ngoài nước khác. Nguyên nhân là do các Ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm cổ phần chi phối phân bổ vốn chưa hiệu quả, dặc biệt là các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước mà các doanh nghiệp nhà nước này được nhận định là hoạt động không hiệu quả,bên cạnh đó áp dụng lãi suất cho vay thấp đã ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.

Tương tự với kết quả nghiên cứu của. Emery (1971), Akhavein và cộng sự (1997), Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002), Goddard (2004), bài luận văn đã tìm ra được quy mô Ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lời của Ngân, kết quả ngược lại so với nghiên cứu của Stiroh và Rumble (2006). Tuy nhiên dựa vào thực trạng hiện này đối với các NHTMCP Việt Nam thì kết quả trên hoàn toàn phù hợp vì quy mô các NHTMCP Việt Nam còn khá nhỏ, việc gia tăng quy mô đối với các NHTMCP Việt Nam hiện nay không làm giảm hiệu quả hoạt động mà sẽ góp phần tăng thêm tiềm lực cạnh tranh cho các ngân hàng.

Quản lý chi phí hoạt động là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và kết quả bài luận văn cũng đã tìm được mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động và tỷ suất sinh lời của Ngân hàng. Kết quả này phù hợp với lập luận của Athanasoglou (2008), Alexiou và Sofoklis (2009) Trujillo-Ponce (2013) và kỳ vọng ban đầu.

Nhân tố đại diện cho tình hình kinh tế vĩ CPI có tương quan dương đối với tỷ suất sinh lời. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Alexious và Sofoklis (2009), Kasman (2010), Kunt và HuiZinga (1999).

Bên cạnh đó phân tích thực trạng hình thức sở hữu và tỷ suất sinh lời của các NHTMCP cũng cho thấy được là trong giai đoạn từ năm 2007-2014 thì các NHTMCP có tỷ suất sinh lời cao hơn các NHTMCP do nhà nước nắm cổ phần chi phối.

5.2 Khuyến nghị nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời NHTMCP Việt Nam

Kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy ảnh hưởng của hình thức sở hữu, quy mô ngân hàng và vốn chủ sở hữu, lạm phát. Như vậy để nâng cao tỷ suất sinh lời, sức mạnh


cạnh tranh trong xu hướng hội nhập quốc tế đòi hỏi các ngân hàng thương mại cổ phần cần tiếp tục đẩy mạnh và củng cố hoạt động các ngân hàng theo hướng:

5.2.1 Điều chỉnh cơ cấu sở hữu hợp lý:

Từ thực trạng và kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy mối quan âm giữa hình thức sở hữu của NHTMCP do nhà nước nắm cổ phần chi phối và tỷ suất sinh lời của ngân hàng đo đó để phát huy hết khả năng và lợi thế của các ngân hàng này thì cần có lộ trình điều chỉnh cơ cấu sở hữu hợp lý, cắt giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các ngân hàng này. Hiện nay NHNN cũng đang thực hiện đề án này, và kết quả này cũng đã ủng hộ cho chủ trương của NHNN hiện nay.

Tuy nhiên để thực hiện một cách hiệu quả nhất thì cần có lộ trình rò ràng và nghiên cứu kỹ lưỡng vì vai trò của các ngân hàng này là hết sức quan trọng trong việc trong quản lý và điều hành chính sách phát triển và ổn định của hệ thống tài chính.

5.2.2 Gia tăng quy mô hoạt động:

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy quy mô tổng tài sản có mối quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam. Điều đó có nghĩa là quy mô tài sản càng lớn sẽ làm gia tăng tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Do đó, cần tăng quy mô ngân hàng bằng cách gia tăng tổng tài sản của ngân thông qua gia tăng vốn của Ngân hàng. Các ngân hàng cần xây dựng chính sách cân đối trong quá trình phân phối kết quả tài chính cho việc chi trả cổ tức cổ đông và giữ lại phần lợi nhuận phù hợp bổ sung vào vốn chủ sở hữu để tăng qui mô vốn nhằm mục đích để tái đầu tư.

Để gia tăng quy mô thì các NHTMCP có thể nghiên cứu và xem xét tiến hành sát nhập các Ngân hàng để trở thành một ngân hàng có đủ tiềm lực về tài chính. Đối với các ngân hàng yếu kém nên tiến hành sát nhập, hợp nhất để gia tăng quy mô hoạt động nâng cao tỷ suất sinh lời. Việc sáp nhập giữa các ngân hàng phù hợp sẽ phát huy tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, tận dụng được thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng… Ngoài ra, việc hợp tác, sáp nhập cũng giúp cho các ngân hàng tiết giảm được nguồn lực xã hội, chi phí đầu tư và vận hành, thời gian phát triển mạng lưới…


5.2.3 Quản lý hiệu quả chi phí hoạt động

Kiểm soát chi phí là vấn đề mà mọi ngân hàng phải thường xuyên quan tâm và kết quả thực nghiệm cũng cho thấy mối tương quan âm giữa chi phí hoạt động và tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam. Đặc biệt hiện nay tình hình khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta, lạm phát, suy giảm kinh tế đã tác động rất lớn đến tình hình tài chính của ngân hàng, chính vì cần phải tiết kiệm tối đa về chi phí, chống lãng phí là việc làm rất cần thiết nhất hiện nay để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả nâng cao tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Do đó cần tăng cường công tác kiểm soát về chi phí, cắt giảm chi phí một cách hợp lý, đặc biệt tập trung và phát triển đa dạng các sản phẩm ngân hàng trực tuyến, đó là phân khúc tiềm năng phát triển còn rất lớn ở Việt Nam, để vừa giảm thiểu chi phí hoạt động, vừa tăng thu nhập cho ngân hàng.

5.2.3 Các giải pháp khác:

Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm thì lạm phát đồng biến với tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam do đó các nhà quản trị ngân hàng cần phải dự đoán được lạm phát kỳ vọng và điều chỉnh lãi suất phù hợp để đạt mức lợi nhuận cao hơn.

Để nâng cao lợi nhuận của mình, các ngân hàng cần không ngừng mở rộng sang các hoạt động khác, nhất là hoạt động dịch vụ bên cạnh hoạt động tín dụng. Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 cũng có nội dung liên quan đến đa dạng hóa thu nhập, từng bước giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, tăng thu nhập vào các hoạt động phi tín dụng. Điều đó là xu thế tất yếu trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trong ngành để mỗi Ngân hàng có thể tồn tại và phát triển.

Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các Ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam.Triệt để xóa bỏ cơ chế bao cấp dưới mọi hình thức, để tạo động lực cạnh tranh nâng cao tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần, tạo động lực cạnh tranh để nâng cao hiệu quả.


5.3 Hạn chế của mô hình và hướng nghiên cứu tiếp theo

Do hạn chế về mặt số liệu nên nghiên cứu chưa xem xét các loại hình sở khác có tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng hay không và mức độ tác động của nó là cao hay thấp hơn so với ngân hàng trong nước. Để mô hình toàn diện hơn, giải thích đầy đủ ảnh hưởng của các hình thức sở hữu đến tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam, định hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng nghiên cứu đối với các loại hình sở hữu khác đồng thời bổ sung các biến giải thích khác liên quan đến quản trị ngân hàng như mức độ tập trung sở hữu của các cổ đông lớn nhất trong một ngân hàng, tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu tư nhân…Sử dụng đa dạng các chỉ tiêu để đo lường tỷ suất sinh lời của ngân hàng như NIM, ROA và gia tăng thời gian nghiên cứu.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Từ việc xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, tác giả đã kết luận được các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của Ngân hàng. Từ đó, tác giả tập trung vào các nhân tố tác động được kiểm định qua các bước phân tích đề ra các giải pháp bao gồm “Điều chỉnh cơ cấu sở hữu hợp lý”, “Gia tăng quy mô hoạt động”, “Quản lý hiệu quả chi phí hoạt động” để góp phần nâng cao lợi nhuận, tối đa hóa tỷ suất sinh lời của Ngân hàng.



DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Báo Thanh niên, 2012, Chất vấn Thống đốc ngân hàng về “lợi ích nhóm, http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/chat-van-thong-doc-ngan-hang-ve-loi- ich-nhom-479546.html [Ngày truy cập: 18 tháng 9 năm 2015]

2. Cổng thông tin bộ tư pháp, 2015, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, http://moj.gov.vn/

3. Đinh Tuấn Minh, 2012, Giải quyết nợ xấu có tính hệ thống trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012, 143-159

4. Kiều Hữu Thiện, Phan Mạnh Hùng, 2014, Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, Bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng 2013, Học viện Ngân hàng.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013, Báo cáo thường niên 2013

6. Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú, Đinh Xuân Cường, Lại Anh Ngọc, Phạm Bảo Khánh, 2015, Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu, 213-241

7. Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Tấn Hùng, 2011, Chuyển biến sở hữu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và tác động của nó, Tạp chi khoa học, kinh tế và kinh doanh

8. Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương, 2013, Tác động của quyền sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 31 – 37

9. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoàng, Giáo trình Tài chính công và phân tích chính sách thuế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chi Minh

10. Trầm Thị Xuân Hương, 2013, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chi Minh

11. Trịnh Quang Anh, 2013, Vấn đề nợ xấu ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam và giải pháp xử lý, Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013, 598-606



Danh mục tài liệu tiếng nước ngoài

1. Alexiou, C., &Sofoklis, V., 2009. Determinants of Bank Profitability: Evidence from the Greek Banking Sector. Economic Annals, LIV No. 182, 93-118.

2. Antoniadis I., Lazarides T.M, Sarrianides N., 2010, OWN and performance in the Greek banking sector, International Conferrence on applied Economics - ICOAE 2010.

3. Arellano, M. and O. Bover, 1995, Another Look at the Instrumental Variable Estimation of Error-Components Models, Journal of Econometrics 68, 29-51. Blundell, R. and S. Bond, 1998, Initial Conditions and Moment Restrictions in Dynamic Panel Data Models, Journal of Econometrics 87, 115-143.

4. Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, D. M., 2008. Bank-specific, industry- specific and macroeconomic determinants of bank profitability. International Financial Markets Institutions and Money 18 , 121–136.

5. Baltagi, B. H., 2005, Econometric Analysis of Panel Data, West Sussex, England, John Wiley & Sons, Ltd

6. Berger, I.E., Cunningham, P. and Drumwright, M.E, 2007. Mainstreaming corporate social responsibility: developing markets for virtue, California Management Review, 49, 132–157.

7. Berle, A. & Means, G., 1932, The Modern Corporation and Private Property, MacMillan, New York, N.Y.

8. Bourke, P. , (1989), Concentration and other Determinants of Bank Profitability in Europe, Journal of Banking and Finance, 65-80.

9. Brigham, EF, Gapenski LC and MC Ehrhardt (1999), Financial Management: Theory and practice, The Dryden Pres, 9th edition, pp. 72-98.

10.Claessens, Stijn, AsliDemirguc-Kunt, Harry Huizinga, 2001, How Does Foreign Entry Affect Domestic Banking Markets?, 891-911.

11. Coriat & Weinstein, 2011. Những lý thuyết mới về doanh nghiệp. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Đôn Phước, Hà Nội, Nhà xuất bản tri thức


12. Cornett, M. M., Guo, L., Khaksari, S., &Tehranian, H., 2010. The impact of state OWN on performance differences in privately-owned versus state-owned banks: An international comparison, Journal of Financial Intermediation, 19, 74-94

13.D. Roodman, 2009, How to do xtabond2: An introduction to difference and system GMM in Stata, Stata Journal 9: 86–136.

14. Demirguc-Kunt, Asli and Harry Huizinga, 1999, Determinants of commercial bank interest margins and profitability: some international evidence, World Bank Economic Review 13, 379-408.

15. Demsetz, H., 1983, The structure of OWN and the theory of the firm, Journal of Law and Economics 26, 375–390.

16. Dietrich, A., &Wanzenried, G., 2011, Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland, Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, 21, 307-327

17.ElitzaMileva, 2007, Using Arellano – Bond Dynamic Panel GMM Estimators in Stata Tutorial with Examples using Stata 9.0 (xtabond and xtabond2), Economics Department, Fordham University.

18.F.Fama & C.Jensen, 1983, Seperation of OWN and Control, Journal of Law and Economics, Vol.26, No.2, 301-325

19.García-Herrero, A. Gavilá, S. and Santabárbara, D., 2009, What explains the low profitability of Chinese banks?, Journal of Banking and Finance 33 (11). 2080-2092

20.Gedajlovic, E. & D. Shapiro (2002), OWN and Firm Profitability in Japan. Academy of Management Journal, 45:3: 575-585

21. Goddard, J., Molyneux, P., Wilson, J., (2004), The profitability of European banks: a cross-sectional and dynamic panel analysis. Manchester School, 72(3), 363-381.

22.Gursoy, G. &Aydogan, K., 2002, Equity OWN, Risk Taking and Performance: An Empirical Investigation in Turkish Listed Companies, Emerging Markets Finance and Trade, 38(6), 6-25.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí