khép kín trong Tập đoàn, liên quan đến toàn bộ các doanh nghiệp thành viên được tính riêng để Công ty mẹ thay mặt Tập đoàn kinh tế nộp thuế tổng hợp. Riêng Công ty mẹ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ phần vốn góp vào các Công ty con và Công ty khác, nếu các Công ty này đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi cho các bên góp vốn.
Về tín dụng, cho phép Công ty mẹ được bảo lãnh tín dụng cho các Công ty con bằng toàn bộ số vốn của Tập đoàn được ghi trong quyết định thành lập. Thông qua Tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên được huy động vốn để kinh doanh dưới các hình thức: phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu; vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức bên ngoài tổng Công ty; huy động vốn của những người lao động trong tổng Công ty và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Chính sách đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn kinh tế. Cho phép Công ty mẹ (là đại diện của Tập đoàn) được sử dụng năng lực của toàn bộ các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn để tham gia các hoạt động đấu thầu, kể cả đấu thầu quốc tế. Trường hợp trúng thầu, Công ty mẹ được chia gói thầu cho các Công ty con thực hiện. Tuy nhiên, Công ty mẹ là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Chính sách đối với thương hiệu của Tập đoàn kinh tế. Tập đoàn kinh tế có thương hiệu chung. Thương hiệu của Công ty mẹ có thể trở thành thương hiệu chung của Tập đoàn kinh tế. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn kinh tế sử dụng thương hiệu chung này bên cạnh thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn sử dụng thương hiệu của Công ty mẹ trong hoạt động giao dịch kinh doanh nhưng phải được phép của Công ty mẹ và theo thoả thuận với Công ty mẹ.
Thực hiện đồng thời chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, tạo tiền đề thuận lợi cho việc hình thành Tập đoàn kinh tế với chính sách khuyến khích cạnh tranh và hạn chế độc quyền của Tập đoàn kinh tế. Thực hiện các chính sách này cũng là hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn kinh tế. Trước hết là nhanh chóng triển khai các quy định và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn Luật cạnh tranh, nhất là triển khai thành lập và hoạt động của cơ quan
quản lý cạnh tranh và hội đồng quản lý cạnh tranh hoặc kiểm soát độc quyền. Cần mở rộng phạm vi chức năng của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc kiểm soát quá trình tập trung kinh tế bao gồm sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh các doanh nghiệp
V
KẾT LUẬN
iệc thành lập các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là cần thiết khách quan, phù hợp với xu thế chung trên thế giới cũng như yêu cầu phát triển các loại hình kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nó góp phần làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của cả Tập đoàn cũng như từng Công ty thành viên, là giải pháp hữu hiệu cho việc đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học vào sản xuất kinh doanh của các Công ty thành viên; giúp nước ta thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa xây dựng một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa mang lại hiệu quả kinh tế cao và hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế quốc tế...Song, quả thực là còn nhiều khó khăn, tồn tại phải giải quyết để các Tổng Công ty theo mô hình Tập đoàn kinh tế phát triển đúng hướng và mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, đánh giá một cách biện chứng thì bất kỳ một tổ chức kinh tế nào ra đời cũng phải trên cơ sở những điều kiện nhất định và khi đã được hình thành thì nó sẽ phải tự vận động để hoàn thiện và phải tự tạo các điều kiện thuận lợi để có thể đứng vững và phát triển mạnh hơn-Đó cũng là quy luật của sự tồn tại.
Do đó, chúng ta phải nhận thức được rõ vai trò và mục tiêu của việc thành lập Tổng Công ty theo mô hình Tập đoàn kinh doanh nhằm phát huy những thành quả, khắc phục tồn tại để hoạt động của Tập đoàn sẽ đạt được hiệu quả cao nhất cũng như sẽ có một cục diện mới trong tương lai, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. PTS Vũ Đình Bách & GS. TS Ngô Đình Giao(2006), Phát triển các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh ở nước ta hiện nay, NXB Giáo dục, Hà Nội
2. Trần Tiến Cường(2005), Tập đoàn kinh tế – Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, trang 5-27, Hà Nội.
3. GS. PTS Nguyễn Đình Phan(2002), Thành lập và quản lý các Tổng Công ty theo mô hình Tập đoàn kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. GS.PTS Nguyễn Đình Phan (2004), Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. TS. Trần Đăng Tuất (2005), Doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
6. PGS.TSKH Vũ Huy Từ (2005), Mô hình Tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Bộ thương mại (2006), Cơ sở khoa học hình thành Tập đoàn thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội. (http://www.mot.gov.vn/asp/default)
8. Chỉ thị số 11/2 Quyết định 91/TTg ngày 07-03-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh.
9. Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa IX).
10. Luật Doanh nghiệp năm 2005
11. Nghị định 39/Cp ngày 27—6-1995 của Chính phủ về việc ban hành điều
lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Nhà nước.
12. Nghị định số 153/2004
13. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung Ương (khóa IX).
14. Nghị quyết Hội nghị lầnn thứ chín Ban Chấp hành Trung Ương (khóa IX).
15. Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức quản lý tổng Công ty nhà nước và chuyển đổi tổng Công ty nhà nước, Công ty nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
16. Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh
17. Quyết định 58/2005/QĐ- TTg ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn BCVT Việt Nam
18. Quyết định số 06/QĐ- TTg ngày 09/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn BCVT Việt Nam
Các trang web:
1.Báo Công Nghiệp: http://www.irv.gov.vn http://irv.moi.gov.vn/sodauthang/nghiencuutraodoi/ 2005/12/14908.ttvn
2. http://www.vnpost.mpt.gov.vn/bao_2002/so7/chuyende/ t10b5.htm
3. http://www.dantri.com.vn/kinhdoanh/2005/9/78226.vip
4. http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=111857&Chan nelID=91
5. http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=05&i d=c8a29c84c7acf6
6. http://www.vov.org.vn/?page=109&nid=14978
7. Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: http://www.dddn.com.vn (Truy cập ngày 28/9/2007)
8. Báo thanh niên: http://www3.thanhnien.com.vn
9. Thời báo kinh tế Việt Nam: http://www.vneconomy.com.vn/vie/ (Truy cập ngày 31/8/2007)
10.Webside Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam: http://www.vnpt.com.vn ( Truy cập ngày 8/10/2007)
11.Webside Tập đoàn Dầu khí Việt Nam http://www.petrolimex.com.vn (Truy cập ngày 6/10/2007)
12. Website Tập đoàn Tài chính –Bảo hiểm Bảo Việt http://www.baoviet.com.vn/vie/ (Truy cập ngày 7/10/2007)
13. Website Tập đoàn Dệt may Việt Nam http://www.vinatex.com (Truy cập 5/10/2007)
14. Website Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin http://www.vinashin.com.vn
15. Website Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam http://www.vnrubbergroup.com
16. Website Tập đoàn Điện lực Việt Nam http://www.evn.com.vn
17. Website Tập đoàn Than khoáng sản http://www.vinacomin.com.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Doanh nghiệp Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Công ty Hàn Quốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) Tổ chức nội bộ Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam Tập đoàn công nghiệp tầu thủy Việt Nam Tập đoàn đa quốc gia Trách nhiệm hữu hạn Công ty Công ty cổ phần Công ty cao su Công ty cổ phần cao su Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
Có thể bạn quan tâm!
- Xu Hướng Phát Triển Của Tập Đoàn Kinh Tế Khi Việt Nam Hội Nhập Vào Nền Kinh Tế Thế Giới
- Kinh Nghiệm Phát Triển Tập Đoàn Kinh Tế Của Hàn Quốc
- Các Nhóm Giải Pháp Phát Triển Tập Đoàn Kinh Tế Ở Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
Trang 1 3 3 3 3 4 4 4 6 7 8 13 13 14 14 15 16 16 16 17 18 |