Kiểu Nhân Vật Người Trí Thức Tiểu Tư Sản.

yêu thương và thức tỉnh họ. Ở điểm này Thạch Lam có nhiều tiến bộ và khác xa với các nhà văn trong Tự lực văn đoàn.

Sự nghiệp văn chương của Thạch Lam đã được độc giả mọi thời đại khẳng định và đưa nó trở về đúng giá trị đích thực. Những tuyệt tác mà ông để lại cho đời, được người đọc đón nhận bằng sự rung động trái tim, lí trí, bằng sự đánh giá khoa học công bằng và thỏa đáng

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam.

Khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam, chúng ta phải đặt những sáng tác của Thạch Lam với các nhà văn đương thời, và đặc biệt là Tự lực văn đoàn. Tự lực văn đoàn được thành lập năm 1932 do Nguyễn Tường Tam (anh trai của nhà văn) khởi xướng với một tôn chỉ mục đích tạo ra những tác phẩm văn chương có giá trị. Thành phần nòng cốt của Tự lực văn đoàn gồm: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, về sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu và rất nhiều những cộng tác viên khác. Cơ quan ngôn luận của Tự lực văn đoàn là tờ báo Phong Hóa, năm 1936 báo Phong Hóa bị đóng của thì có Ngày Nay thay thế. Tự lực văn đoàn ra đời có những đóng góp nhất định cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trong những người đóng góp đó phải kể đến Thạch Lam, ông là người đóng góp nhiều nhất bằng những tác phẩm văn chương có giá trị, bằng những quan niệm nghệ thuật tiến bộ. Ông tham gia Tự lực văn đoàn vì có mối quan hệ ruột thịt và vì ông là người có sở trường viết văn.

Khác với hai anh thứ nhất và thứ nhì không để ý và tha thiết với văn hóa, cũng có khác với anh thứ ba và thứ tư quá say mê cách mạng, Thạch Lam thường ngồi riêng một góc với vài bạn văn, cách biệt với tất cả như đôi mắt sâu và tối” [1. 370 ] Đóng góp lớn nhất của Thạch Lam là ở hoạt động sáng tác, ông trở thành một cây bút lớn của Tự lực văn đoàn và của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX

Mặc dù trong Tự lực văn đoàn có tôn chỉ mục đích riêng của các sáng tác văn chương, nhưng Thạch Lam vẫn tìm cho mình một con đường đi riêng, một phong cách riêng không lẫn với các nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Ông tham gia sáng tác rất nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, phê bình văn học. Truyện ngắn có tập Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc; tiểu thuyết có Ngày mới; bút kí có Hà Nội băm sáu phố phường; tiểu luận phê bình Theo dòng. Không giống với hai người anh Nhất Linh và Hoàng Đạo có đời sống chính trị phức tạp, Thạch Lam hướng tới một xã hội công bằng và nhiều yêu thương. Chính vì vậy mà phong cách nghệ thuật của Thạch Lam mang một nét riêng biệt so với các nhà văn đương thời và những người anh trong Tự lực văn đoàn. Những sáng tác của ông viết về thế giới nội tâm của nhân vật, ông thường chú ý miêu tả những trạng thái tình cảm, những biến cố tâm lí của nhân vật. Điều này đã làm cho truyện ngắn của Thạch Lam luôn thu hút người đọc. Truyện Hai đứa trẻ là một truyện ngắn không có cốt truyện, nó diễn tả lại trạng thái cảm xúc của Liên trong một khoảng thời gian ngắn ngủi buổi chiều đi dần vào đêm tối ở phố huyện tràn ngập bóng tối. Hay trong Cuốn sách bị bỏ quên ông đã khai thác tâm trạng đối lập của con người, đối lập giữa hiện tại và ước mơ.

Những truyện ngắn của Thạch Lam đi sâu vào khám các trạng thái tâm lí của nhân vật, cách tiếp cận khám phá con người trên phương diện đi sâu vào những thế giới nội tâm, tinh thần của nhân vật đã tạo nên một nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam.

Không giống với phong cách của các thành viên trong Tự lực văn đoàn, Thạch Lam thường viết về những con người có những số phận đau khổ bất hạnh, những lớp người sống dưới đáy xã hội. Mỗi một kiểu nhân vật ông đều đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm, tinh thần của họ. Những nhân vật của ông bao giờ cũng thiên về cảm xúc suy nghĩ. Ví dụ viết về người trí thức tiểu

tư sản Thạch Lam không lí tưởng hóa nhân vật như Khái Hưng, Nhất Linh thích tạo ra những nhân vật lí tưởng. Nhân vật của họ thường là những người xuất thân từ những gia đình giàu có, hoặc quan lại. Họ là những khách tình si (Lộc -Nửa chừng xuân), hay những khách chinh phu (Tiêu sơn tráng sĩ- Khái Hưng, Đôi bạn của Nhất Linh). Còn các nhân vật của Thạch Lam thường rơi vào các hoàn cảnh như: đói nghèo, thất nghiệp, hoặc đang trên con đuờng tha hóa...Đó là những truyện ngắn : Đói, Người bạn trẻ, cái chân què...Nhân vật Sinh trong Đói đã rơi vào tình cảnh túng quẫn, vì đói qua mà Mai vợ anh phải bán mình để lấy tiền. Khi phát hiện được điều đó quá đau đớn. Nhưng rồi cơn đói đã không làm Sinh nhịn được khi nhìn thấy những miếng bánh ngon trước mắt, Sinh đã phải đánh mất nhân cách của mình khi làm điều đó.

Trong khi những cây bút của Tự lực văn đoàn đi sâu vào miêu tả thế giới của những con người nghèo khổ bằng cái nhìn ít thiện cảm, thì Thạch Lam viết về những người nghèo khổ với nỗi lòng thương cảm. Họ là những người chân lấm tay bùn, cả đời lam lũ nhưng vẫn vất vả. Ở kiểu nhân vật này nhà văn như hóa thân vào nhân vật để viết nên những trang văn giàu cảm xúc không giống với các nhà văn đương thời. Đó là mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê, hay cô gái nghèo đi trừ nợ trong Đứa con, là người phu xe trong Một cơn giận...Thông qua những tác phẩm của mình người đọc thấy được thái độ trân trọng đối với những con người nghèo khổ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Một dạng nhân vật nữa được nhà văn tập trung miêu tả nhiều đó là những người phụ nữ. Họ là những người mẹ, người vợ, người chị đảm đang. Ngoài ra Thạch Lam còn phát hiện ra ở những con người lam lũ đó những vẻ đẹp trong tâm hồn của họ. Thạch Lam miêu tả họ và đồng thời thấy được nỗi vất vả của họ, những truyện ngắn viết về kiểu nhân vật này Thạch Lam dường như thấu hiểu những nỗi đau của các nhân vật. Đó là mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê, Tâm trong Cô hàng xén, Hai cô gái giang hồ trong Tối ba mươi . Dù những nhân

vật đó như thế nào thì Thạch Lam vẫn dành cho họ những tình cảm nâng niu trân trọng.

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 4

Bên cạnh những thành công về việc xây dựng riêng cho mình những kiểu nhân vật mà một nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam là thành công trong việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ văn chương điêu luyện, trau chuốt, không cầu kì, giản dị trong sáng thuần Việt, ít sử dụng chữ Nho. Đọc văn của Thạch Lam hôm nay ta vẫn thấy nó thật hiện đại, đó không phải là những câu văn của quá khứ như một số sáng tác của Tự lực văn đoàn. Thạch Lam có một lối viết giàu cảm xúc và nhạc điệu, từ ngữ dùng giản dị, không cầu kì.

Như vậy có thể nói Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, mang một phong cách rất riêng, không giống với bất cứ nhà văn nào trong Tự lực văn đoàn. Đó là một phong cách nhẹ nhàng, những trang văn giàu cảm xúc, thấm đượm tình người. Ông có lối viết đi sâu vào khám phá thế giới tình cảm của con người bằng giọng điệu thủ thỉ tâm tình, bằng những nỗi cảm thông sâu sắc, bằng niềm thương và bằng tình người. Cuộc đời ông gắn bó với sự ra đời và phát triển của Tự lực văn đoàn, bằng một khuynh hướng khác, một cách nhìn và khám khá cuộc sống theo lối riêng mình, Thạch Lam đã xác định được giá trị của mình với bạn đọc bằng một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo.

Chương 2

NHỮNG KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM .

Trong mỗi một tác phẩm văn học, thì hệ thống nhân vật cũng là một nhân tố quan trong trong việc bộc lộ phong cách của người nghệ sĩ, đó cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng so với hệ thống tư tưởng của người nghệ sĩ trong sáng tạo của mình. Đó là kết quả của sự quan sát cuộc sống một cách tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng, sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Qua nhân vật, nhà văn bộc lộ thái độ cảm xúc của mình đối với cuộc sống. Chính vì vậy khi nghiên cứu về một tác giả văn học thì ta phải quan tâm đến hệ thống các nhân vật trong tác phẩm của tác giả đó. Qua những nhân vật, chúng ta sẽ thấy dấu ấn cá nhân của nhà văn trong đó.

Mỗi một nhà văn có một cách xây dựng hệ thống nhân vật của mình, chính vì vậy mà ở mỗi nhà văn hệ thống nhân vật mang một đặc điểm khác nhau. Cùng trong nhóm Tự lực văn đoàn, có những quan điểm sáng tác gần gũi nhau, những nhân vật trong tác phẩm của Nhất Linh luôn mang trong mình một lí tưởng đấu tranh thiên về hành động, trong khi đó lí tưởng của nhân vật trong những sáng tác của Khái Hưng thì mang tính viễn vông, mơ hồ chỉ có tác dụng an ủi con người. Chính vì vậy hình tượng nhân vật của Khái Hưng thường mang tính lạc quan, mơ màng, sống nặng về tình cảm, còn nhân vật của Nhất Linh là những nhât vật luôn đăm chiêu, quằn quại suy nghĩ, để tìm ra con đường đi cho riêng mình. Một mô tuýp thường được lặp đi lặp lại trong thơ và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là hình ảnh người khách chinh phu đang dấn thân vào cuộc đời gió bụi, đang mải mê trong hoạt động bí mật và một “người yêu” phương xa đang mỏi mắt chờ ở nhà. Những khách chinh phu ấy là nhân vật Dũng trong tác phẩm Đoạn tuyệt, Phạm Thái trong Tiêu sơn tráng sĩ. Họ lao vào hành động mà không có một mục đích nhất định. Có thể nói, họ mang trong mình một triết lí “hành động để hành động”. Bản thân sự

hành động đã mang một mục đích tự tại, một ý nghĩ thoát li. Nhu cầu hành động của họ gần như là “siêu hình”. Trong những tác phẩm của Thạch Lam người ta không tìm thấy những nhân vật kiểu như vậy. Nhân vật trong các tác phẩm của Thạch Lam đa phần họ đều là những người thuộc tầng lớp dưới xã hội: Những trí thức tiểu tư sản nghèo, những bác phu, những bác ích cùng khổ, những người phụ nữ lao động cần cù chất phác…Họ là những con người bình dị nhỏ bé và rất thật với những ước muốn lo toan đau khổ. Vì Thạch Lam có cuộc sống gần gũi với những người lao động nghèo khổ trong xã hội. Bản thân cuộc sống của nhà văn cũng rất thanh bạch, ông không thích sự ồn ào, ông không tham gia các hoạt động náo nhiệt ồn ào giống như các anh mình; Nhất Linh, Hoàng Đạo hay Khái Hưng…Với Thạch Lam hoạt động trong tâm linh, trong suy nghĩ là quan trọng hơn cả vì ông không phải là con người của hành động. Chính vì vậy mà nhân vật của ông cũng là những con người thiên về suy nghĩ, cảm xúc nội tâm. Như vậy những nhân vật của Thạch Lam cũng mang những dấu ấn tâm hồn của nhà văn và đó là những nhân vật mang phong cách của tác giả : tinh tế, đa cảm, tha thiết thuần hậu, giàu tinh thần chịu đựng…Chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua ba kiểu nhân vật chủ yếu trong hệ thống nhân vật của Thạch Lam.

1. Kiểu nhân vật người trí thức tiểu tư sản

2. Kiểu nhân vật người dân nghèo

2. 1 . Kiểu nhân vật người trí thức tiểu tư sản.

Một trong số kiểu nhân vật chiếm vị trí nhiều trong các truyện ngắn của Thạch Lam là những người trí thức tiểu tư sản. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn đã miêu tả một lớp người gần gũi với mình, vì vậy đã góp phần tạo nên thành công của kiểu nhân vật này.

Thạch Lam thường hướng ngòi bút của mình vào những trí thức tiểu tư sản lớp dưới. Bởi vì sinh thời, Thạch Lam không có một đời sống sung túc

như các anh trai mình: Nhất Linh Làm giám đốc nhà xuất bản Đời nay , còn Hoàng Đạo làm tham tá ngạch Tây. Theo hồi ức của bà Nguyễn Thị Thế, chị ruột nhà văn “chú rất nghèo vì lương nhà báo chỉ có 30 đồng…vì nghèo nên chú chỉ ước mơ mua một chiếc ghế bành ngồi mà cung không mua được. Mãi sau một người bạn thân biết ý nên mua biếu hai chiếc”

Người trí thức tiểu tư sản trong những tác phẩm của Thạch Lam,khi chưa va chạm với cuộc sống, cũng mang trong mình nhiều khát vọng, băn khoăn tìm kiếm lí tưởng sống cho cuộc đời mình. Chỉ một nét thoáng qua, nhưng người đọc cũng bắt gặp được hình ảnh đã lùi về quá khứ của một thanh niên hăng hái đi theo tiếng gọi của lí tưởng trong Kẻ bại trận. Tuy vậy phần lớn những ước mơ của những con người này thật bình thường, giản dị. Đối với Trường trong Ngày mới, “ thi đỗ rồi đi làm công sở, đó là mục đích của cả một đời”. Nhưng khi đối diện với cuộc sống khắc nghiệt, thì ngay cả những ước mơ nhỏ bé như thế cũng trở nên xa vời. Trong hầu hết những truyện ngắn của Thạch Lam hình ảnh người trí thức hiện lên với một “căn bệnh” đó là nghèo. Họ nghèo vì bị thất nghiệp hoặc bị đe doạ thất nghiệp. “Sinh thở dài, chàng nhớ lại cái ngày bị thải ở sở chàng làm, cái giọng nói quả quyết lạnh lùng của ông chủ, cái nét mặt chán nản, thất vọng của mấy người anh em cùng cảnh ngộ với chàng…Từ đó bắt đầu những sự thiếu thốn khổ sở, cho đến bây giờ.” [47. tr87]. Sống trong một xã hội mà người ta có thể đứng vững và làm nên nhờ những thủ đoạn, mưu mô, những thanh niên trí thức nghèo chỉ có kiến thức sách vở và một tấm lòng thanh sạch thì sẽ là những người bị đào thải trước tiên. Bào trong Người bạn trẻ, cũng mang một tâm sự u uất vì bị nghi oan, một nỗi chán nản đến cao độ vì không sao tìm được cho mình một công việc lương thiện. “Suốt mấy tháng nay tôi đi khắp các nơi ở Hà Nội mà chẳng tìm được việc gì cả. Đến đâu người ta cũng từ chối” [47-tr171]. Đối với những con người như thế, việc làm là một nhu cầu cần thiết. Đó không những

là cách để những con người nhỏ bé ấy tự khẳng định mình, mà còn là phương tiện để giúp họ tồn tại trong xã hội. Khi hiểu được điều đó chúng ta mới thấy được những chán nản, tuyệt vọng của họ, không có gì có thể an ủi nổi. Họ cố gắng vươn lên để có một chỗ đứng trong xã hội dù là rất khiêm nhường. Trong tác phẩm Cuốn sách bỏ quên tình cảnh không may của văn sĩ Thành phải chăng có nét trùng hợp với nhà văn Thạch Lam. Đương thời sách của Thạch Lam thường là những cuốn sách ế nhất Tự lực văn đoàn. Có thể nói khi miêu tả cuộc sống của người trí thức, đặc biệt là người trí thức thất nghiệp, Thạch Lam cũng đã gián tiếp miêu tả hoàn cảnh sa sút, bần cùng hoá của xã hội Việt Nam những năm ba mươi. Ông không miêu tả chúng ở bình diện xã hội rộng lớn, mà ông miêu tả chúng ở chiều sâu tác phẩm, trong từng cảnh đời cụ thể.

Trong những năm trước Cách mạng, nạn thất nghiệp dẫn đến cảnh sống nheo nhóc, túng thiếu của trí thức đã được khá nhiều nhà văn đương thời phản ánh. Trong tác phẩm Mực mài nước mắt của Lan Khải đã giúp được người đọc hình dung được khá rõ hoàn cảnh đó. Họ là những người đem trái tim ánh sáng và những hoài bão lớn lao để hoà nhập vào một cuộc đời nhỏ nhen, tù túng. Chính vì thế mà họ liên tiếp rơi vào những bi kịch. Bắt đàu là bi kịch của cuộc sống, cơm áo, gạo tiền. Sau đó là sự dằn vặt về tinh thần là điều không thể tránh khỏi.

Trong truyện ngắn Đói của Thạch Lam là một tấn bi kịch nhỏ trong số rất nhiều những bi kịch như thế về cuộc đời nghèo đói, khổ sở. Những nhân vật trong các tác phẩm của nhà văn phải đấu tranh, vật lộn vì miếng cơm manh áo của những người trí thức nghèo. Nhiều lúc người đọc như đang tưởng rằng tác giả đang viết về chính cuộc đời của tác giả , vì chỉ có những người đã từng trải qua cơn đói khủng khiếp mới có thể miêu tả tỉ mỉ, chân thực như thế. Trong tình cảnh cùng quẫn đến tột đỉnh thì bản năng con người

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí