ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ QUỲNH MAI
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUANG
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Quỳnh Mai
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH 6
1.1. Tài nguyên nước và an ninh nguồn nước6
1.1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên nước 6
1.1.2. Một số vấn đề về an ninh môi trường và an ninh về nước 8
1.1.3. Biến động môi trường nước và an ninh con người 13
1.1.4. Mối quan hệ giữa an ninh nguồn nước và quyền con người 16
1.1.5. Các thách thức, rủi ro về an ninh nguồn nước trong khu vực Châu Á 18
1.2. Một số vần đề lý luận về quyền tiếp cận nước sạch 23
1.2.1. Lịch sử quyền về nước 24
1.2.2. Cơ sở pháp lý của quyền tiếp cận nước sạch của người dân 28
1.2.3. Nội dung của quyền sử dụng nước 36
1.2.4. Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên 38
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 45
2.1. Thực trạng về an ninh môi trường nước của Việt Nam và an
ninh nguồn nước tại đồng bằng sông Hồng45
2.1.1. Thực trạng về an ninh môi trường nước của Việt Nam 45
2.1.2. Thực trạng an ninh nguồn nước tại đồng bằng sông Hồng 52
2.1.3. Những vấn đề ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước tại đồng bằng
sông Hồng 54
2.2. Quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông
Hồng: khả năng tiếp cận, tính bền vững và tính công bằng 56
2.2.1. Khả năng tiếp cận 56
2.2.2. Tính bền vững 62
2.2.3. Tính công bằng 65
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CƠ CHẾ ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC
SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 68
3.1. Hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường 68
3.1.1. Hội nhập quốc tế về bảo vệ môi trường 69
3.1.2. Hợp tác quốc tế trong việc sử dụng nguồn nước trên các lưu vực
sông quốc tế và bảo đảm thực hiện quyền 70
3.2. Giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước
vùng đồng bằng sông Hồng từ cách tiếp cận quyền với nước sạch 71
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thể chế đảm bảo quyền con người đối với môi trường 71
3.2.2. Tăng cường phối hợp, phân cấp, nâng cao năng lực các cơ quan quản
lý đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên nước 74
3.2.3. Giải pháp quản lý nguồn nước, hạn chế suy giảm nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nước và xử lý các nguồn gây ô nhiễm ở lưu
vực sông Hồng 77
3.2.4. Công tác cải tiến quản lý nguồn nước ngầm, nước mặt, đảm bảo quyền
sử dụng nước và giảm thiểu xu hướng khai thác nước quá mức 82
3.2.5. Bảo đảm tính cộng đồng và tính công bằng trong quản lý sử dụng nước 85
3.2.6. Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ | |
AICHR | Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights) |
ASEAN | Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) |
ICESCR | Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966 (International Covenant on Economic, Social and Cultural Righs, 1966) |
MRC | Ủy hội sông Mê-kông quốc tế (Mekong River Commission) |
RRDRWASS | Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng (Red River Delta Rural Water Supply and Sanitation) |
UDHR | Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, 1948 (Universal Declatation of Human Rights, 1948) |
Ủy ban Công ước | Ủy ban về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội |
WTO | Tổ chức thương mại thế giới (The World Trade Organization) |
WB | Ngân hàng thế giới (World Bank) |
Có thể bạn quan tâm!
- An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 2
- Biến Động Môi Trường Nước Và An Ninh Con Người
- Một Số Vần Đề Lý Luận Về Quyền Tiếp Cận Nước Sạch
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 1.1: | Các yếu tố của hệ thống an ninh con người | 14 |
Bảng 2.1: | Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam | 46 |
Bảng 2.2: | Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam | 59 |
Bảng 2.3: | Tổng hợp kết quả thực hiện cấp nước và vệ sinh các tỉnh đến tháng 8/2011 | 63 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn và là một loại hàng hóa công cộng thiết yếu cho đời sống và sức khỏe. Một cuộc sống theo đúng nghĩa của nó không thể thiếu quyền có nước uống. Trái đất ước tính có 1,4 tỉ km3 nước, nhưng trừ đi những phần nước mặn, nước đóng băng và nước ở sâu dưới lòng đất không thể khai thác được, thì chỉ còn lại 0,75% để phục vụ con người. 0,75% ấy lại được phân chia không đồng đều. Nước sạch không phải là nguồn tài nguyên dành cho tất cả mọi người bởi vẫn còn 11% (khoảng 783 triệu người) vẫn không được
tiếp cận nguồn nước an toàn. Thêm vào đó, sự khác biệt lớn cũng diễn ra giữa khu vực nông thôn và thành thị. Khoảng 96% dân số khu vực đô thị đã được tiếp cận nguồn nước chất lượng so với con số 81% của khu vực nông thôn.
Không thể phủ nhận rằng an ninh nguồn nước trên thế giới đang bị đe dọa do chịu tác động từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Lượng mưa giảm sút đáng kể, sông ngòi, hồ ao cạn kiệt là tình trạng đang diễn ra phổ biến tại nhiều khu vực. Và người ta dự đoán rằng nước sẽ là “vàng xanh” của tương lai và thay vì là nguyên nhân của chiến tranh thì vì tính thiết yếu của nước các quốc gia cần sự hợp tác hơn. Sự ra đời của Công ước về luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào các mục đích phi giao thông được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa họp 41 thông qua năm 1997 lần đầu tiên điều chỉnh khá toàn diện quan hệ giữa các quốc gia trong lĩnh vực sử dụng các nguồn nước quốc tế đã góp phần chung tay để bảo đảm an ninh nguồn nước cho các quốc gia.
Nhìn thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận nước sạch, sau hơn 15 năm tranh luận, vào ngày 28 tháng 7 năm 2010, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu công nhận quyền tiếp cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một trong những quyền căn bản của con người, được đứng riêng, độc lập với các quyền cơ bản khác, dù là sự công nhận khá muộn màng.
Tại Việt Nam, tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hạ lưu các hồ chứa trên cả nước và nước dưới đất ở nhiều vùng đang diễn ra ngày càng
nghiêm trọng. Ngoài nguyên nhân khách quan do diễn biến theo quy luật tự nhiên của tài nguyên nước, do điều kiện khí hậu, thủy văn, do tác động của biến đổi khí hậu, còn do tác động của con người, như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm... Nước sạch đang ngày một khan hiếm. Vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng không nằm ngoài quy luật này. Với mục tiêu 85% số dân nông thôn, 95% dân số tại thành thị được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015 hướng tới 100% dân số được sử dụng nước sạch vào năm 2020, thì việc đảm bảo an ninh nguồn nước cũng như vấn đề quyền tiếp cận nước sạch của người dân ở Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng cần được nhận thức một cách đầy đủ, có hệ thống và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vì những lý do nêu trên tác giả đã chọn đề tài “An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - thực trạng và giải pháp” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề về an ninh nguồn nước và việc sử dụng nước sạch tại đồng bằng sông Hồng tuy không phải là vấn đề mới tại Việt Nam, nhưng hiện nay là vấn đề mới trong khoa học pháp lý, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực nhân quyền. Vấn đề về an ninh nguồn nước được các nhà khoa học Việt Nam tập trung nghiên cứu dưới góc độ thủy lợi và phát triển bền vững. Quyền tiếp cận nước sạch cũng chỉ được các nhà luật học Việt Nam nghiên cứu như là một phần nhỏ trong quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong cách sách chuyên khảo, tạp chí. Mỗi tác giả nghiên cứu, khai thác an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch dưới nhiều khía cạnh riêng của mình. Điển hình là các công trình:
Bài viết “Suy giảm tài nguyên nước và nguy cơ mất an ninh nguồn nước ở Việt Nam”của tác giả Lê Bắc Huỳnh, 2013, đăng trên trang web của Cục quản lý tài nguyên nước – Bộ tài nguyên môi trường. Bài viết đã đề cập đến thực trạng an ninh nguồn nước tại Việt Nam dưới góc độ phát triển bền vững.
Nghiên cứu của John Scanlon, Angela Cassar và Noémi Nemes với đề tài “Nước là quyền con người?” trong chương trình Luật môi trường của Tổ chức