Kênh Thông Tin Khách Biết Đến Văn Hoá Ẩm Thực Bến Tre

ngon. Mọi người xem tôi như một thành viên trong nhà, đi du lịch nhiều nơi, nhưng Bến Tre để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

Du lịch Bến Tre ngày càng phát triển, phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch. Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy thông tin về du lịch Bến Tre mà du khách biết đến qua truyền hình/Internet chiếm tỷ lệ lớn nhất, được cụ thể qua Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kênh thông tin khách biết đến văn hoá ẩm thực Bến Tre

Marketing văn hóa ẩm thực Bến Tre Phản hồi Tỷ lệ % tích

Tần số Tỷ lệ % luỹ

Các hội trợ, triển lãm

29

19.6%

60.4%

Các lễ hội ẩm thực

20

13.5%

41.7%

Người dân tự đưa lên mạng Internet

46

31.1%

95.8%

Website của cơ quan chức năng

24

16.2%

50.0%

Qua sách, báo, phát quảng cáo

8

5.4%

16.7%

Tặng sản vật ẩm thực cho khách

21

14.2%

43.8%

Tổng cộng

148

100.0%

308.3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 17

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 cuả NCS

Ẩm thực Bến Tre được sử dụng như một yếu tố hấp dẫn khách du lịch, một tài nguyên du lịch để phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực. Chưa có nghiên cứu cụ thể chi tiết về các giá trị của văn hóa ẩm thực, việc khai thác và phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực chủ yếu thuần túy thông qua các món ăn đồ uống nổi bật, có tính phổ biến, đại chúng được nhiều người biết đến. Trong quá trình triển khai, các hoạt động giới thiệu ẩm thực thuần túy là những hoạt động chế biến, trình diễn để khách du lịch tiềm năng thưởng thức là chủ yếu, chưa có những hoạt động mang tính tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sâu sắc về món ăn đồ uống và văn hóa ẩm thực Việt. Các sản phẩm du lịch ẩm thực tuy đã có quan tâm nhưng tính chất của sản phẩm này chưa chuyên nghiệp, mới chỉ mang tính hỗ trợ cho các sản phẩm du lịch chính, chưa đóng vai trò là sản phẩm quan trọng. Cơ quan quản lý nhà nước chưa có định hướng và chủ trương cụ thể trong việc phát triển dòng sản phẩm này, việc phát triển và bán sản phẩm này mang tính tự phát. Nhận thức của xã hội về loại hình sản phẩm ẩm thực chưa cao, chưa coi trọng vị trí của loại hình này trong hệ thống các sản phẩm du lịch. Ẩm thực được quan tâm khai thác như là một yếu tố văn hoá, có vai trò trong quảng bá, tuyên truyền giới thiệu hình ảnh quê hương Bến Tre thông qua các sự kiện về lễ hội.

3.5.2. Đánh giá chung

3.5.2.1. Những điểm mạnh và nguyên nhân

- Những điểm mạnh

Từ bức tranh tổng thể về ẩm thực người Việt ở Bến Tre, nghiên cứu sinh có thể nhận thấy những điểm mạnh sau: Đầu tiên phải kể đến, đó là, ẩm thực địa phương tại Bến Tre được thừa hưởng những giá trị truyền thống từ hàng ngàn năm của ẩm thực Việt với những giá trị cốt lõi đặc thù, mang phong vị riêng biệt, hấp dẫn với đa dạng đối tượng khách du lịch.

Thứ hai là, hành lang pháp lý trong việc phát triển du lịch ẩm thực ở Bến Tre nói riêng cũng như cả nước nói chung đã khá đầy đủ. Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre từ năm 2020 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, việc khai thác và phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực đã được xác định rõ ràng qua chiến lược marketing du lịch. Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng, khai thác và phát huy các giá trị của văn ẩm thực nói chung đã được xác định trong các văn bản quản lý của nhà nước, trong chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thứ ba là, thông qua các Hội chợ ẩm thực, các Lễ hội ẩm thực rất đa dạng, phong phú của tỉnh, nhiều chương trình triển khai giới thiệu về các món ăn, đồ uống đặc sắc của ẩm thực Bến Tre cũng như Nam Bộ được đưa đến với thị trường khách du lịch. Văn hóa ẩm thực đã được khai thác mạnh mẽ như một yếu tố thu hút và hấp dẫn khách du lịch đến với Bến Tre.

Thứ tư là, Văn hóa ẩm thực, cụ thể là các món ăn, đồ uống đặc sắc của Bến Tre được giới thiệu, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet của ngành du lịch, các sở quản lý nhà nước địa phương, các trang tin điện tử của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và doanh nghiệp du lịch, người dân bằng nhiều hình thức như ảnh tĩnh, video clip, cách thức chế biến, sách giới thiệu công thức và cách thức, quy trình chế biến, các tập gấp, tờ rời và guide book được phát hành cung cấp tới khách du lịch.

Thứ năm là, hằng năm, Bến Tre cũng tổ chức nhiều lễ hội ẩm thực, các hội thi nấu ăn nhằm mục đích tôn vinh giá trị của văn hóa ẩm thực Việt, tìm kiếm tài năng trong lĩnh vực ẩm thực. Tại đây, nhiều cá nhân đã được vinh danh là chuyên gia quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực ẩm thực, nhiều nghệ nhân dân gian trong

lĩnh vực ẩm thực được các hiệp hội nghề nghiệp vinh danh... đã và đang góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực tại Bến Tre hiện nay.

Thứ sáu là, loại hình sản phẩm du lịch ẩm thực đang ngày càng được xã hội và các doanh nghiệp du lịch quan tâm. Cụ thể, nhiều sản phẩm du lịch kết hợp với ẩm thực, nhiều lựa chọn tour ẩm thực kết hợp thăm quan được xây dựng và quảng cáo bán phục vụ nhu cầu của khách du lịch; Nhiều chương trình du lịch có kết hợp với các lớp dạy nấu các món ăn địa phương được triển khai và thu hút khách du lịch tham gia.

Thứ bảy là, với giá trị đặc thù của mình, văn hóa ẩm thực không chỉ được ngành du lịch quan tâm khai thác và phát huy, mà các ngành liên quan khác cũng sử dụng nó để triển khai giới thiệu về đất nước, con người Bến Tre trong khi triển khai các sự kiện của ngành và lĩnh vực mình. Như vậy có thể khẳng định rằng văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre có vai trò vị trí rất quan trọng hiện nay.

- Nguyên nhân

Để có được những thế mạnh như phân tích nêu trên, nguyên nhân trước hết là do ẩm thực người Việt ở Bến Tre được đánh giá đặc sắc, được chế biến bằng những nguyên liệu phong phú, dễ chế biến, sử dụng, có sẵn trong thiên nhiên và gắn với sử dụng dừa. Hơn nữa, do các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý đã chủ động nghiên cứu và chế biến, tạo những không gian thưởng thức ấn tượng, khẩu vị món ăn, thức uống phù hợp với khách du lịch.

Nguyên nhân thứ hai, do thời gian vừa qua, nhiều văn bản quản lý như chiến lược, quy hoạch được xây dựng một cách bài bản, đã có định hướng cụ thể các lĩnh vực, khía cạnh của phát triển du lịch, làm cơ sở để xây dựng các lộ trình kế hoạch cụ thể phục vụ cho phát triển du lịch.

Nguyên nhân thứ ba là các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia, doanh nghiệp đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch. Chính vì vậy mà nhiều nghiên cứu về văn hóa ẩm thực Việt nói chung, ẩm thực của người Việt ở Bến Tre nói riêng được triển khai thực hiện. Từ đó, nhiều quan điểm và kiến nghị đề xuất đưa văn hóa ẩm thực thành một thương hiệu của Việt Nam, tạo sức hút mạnh mẽ đối với khách quốc tế, thông qua đó xây dựng hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa truyền thống Việt Nam.

3.5.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Những hạn chế

Mặc dù như trên đã đề cập, văn hóa ẩm thực hiện đã được quan tâm sâu rộng, được khai thác và sử dụng rộng rãi trong thu hút khách du lịch, tuy nhiên theo nghiên cứu sinh vẫn còn tồn tại những hạn chế cần quan tâm cải thiện trong thời gian tới. Cụ thể là:

Thứ nhất là, hiện nay, việc nghiên cứu cụ thể để xác định rõ các giá trị vật chất và tinh thần trong ẩm thực chưa được quan tâm triển khai thực hiện. Chúng ta vẫn chưa có các nghiên cứu cụ thể chi tiết về những giá trị của văn hóa ẩm thực. Việc khai thác và phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực chủ yếu thông qua các món ăn đồ uống nổi bật, có tính phổ biến, đại chúng được nhiều người biết đến.

Thứ hai là, để làm căn cứ cho việc bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống thì hiện tại vẫn chưa có chủ trương và kế hoạch triển khai xác lập chỉ dẫn địa lý về các món ăn đồ uống đặc sắc của Bến Tre. Bên cạnh đó cũng rất cần có những thông tin mang tính hệ thống về các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực Bến Tre.

Thứ ba là, Nhà nước, ngành Du lịch, tỉnh Bến Tre chưa có chủ trương xây dựng và phát triển, định vị thương hiệu ẩm thực người Việt ở Bến Tre để có thể nâng tầm và đưa ẩm thực người Việt ở Bến Tre trở thành một công cụ hữu hiệu trong xúc tiến, quảng bá văn hóa truyền thống ra với thế giới như các quốc gia trong khu vực và thế giới như Thái Lan, Nhật Bản và Pháp hay Ý đã thực hiện và trở thành cường quốc về ẩm thực hiện nay.

Thứ tư là, hiện chưa có những hoạt động tuyên truyền quảng bá giới thiệu sâu sắc về món ăn đồ uống và văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre. Trên thực tế, các hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa ẩm thực, thuần túy là những hoạt động chế biến, trình diễn để khách du lịch tiềm năng thưởng thức là chủ yếu.

Thứ năm là, trong thời gian qua, các sản phẩm du lịch ẩm thực tuy đã có quan tâm nhưng tính chất của sản phẩm này chưa chuyên nghiệp, mới chỉ mang tính hỗ trợ cho các sản phẩm du lịch chính, chưa đóng vai trò là sản phẩm chủ đạo. Bởi vì, cơ quan quản lý nhà nước chưa có định hướng và chủ trương cụ thể trong việc phát triển dòng sản phẩm này, việc phát triển và bán sản phẩm này mang tính tự phát. Hơn nữa, nhận thức của xã hội về loại hình sản phẩm ẩm thực chưa cao, chưa coi trọng vị trí của loại hình này trong hệ thống sản phẩm du lịch.

Thứ sáu là, tỉnh Bến Tre vẫn chưa khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp trên cơ sở khai thác tốt vai trò của các ban, ngành liên quan, phối hợp, liên kết trong nước và quốc tế trong quảng bá, giới thiệu về văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre; Đồng thời, chưa khai thác và phát huy được vai trò của hệ thống các nhà hàng món ăn Việt nói chung và món ăn người Việt ở Bến Tre nói riêng trên thế giới trong việc quảng bá ẩm thực Việt, chưa phối hợp chặt chẽ trong việc duy trì tính truyền thống của các món ăn, đồ uống Việt tại các nhà hàng ở nước ngoài, dẫn đến việc làm mai một, biến tướng giá trị cốt lõi món ăn đồ uống Việt.

Thứ bảy là, kinh nghiệm của các cán bộ chuyên môn làm công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn có những hạn chế nhất định; nguồn ngân sách sử dụng cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến các giá trị văn hóa ẩm thực còn hạn chế, đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực ẩm thực còn mỏng, cần có những bổ sung trong thời gian tới.

- Nguyên nhân

Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, cụ thể là: Nguyên nhân thứ nhất, văn hóa ẩm thực được quan tâm, sử dụng rộng rãi tuy nhiên các chủ trương, kế hoạch đưa ẩm thực trở thành thương hiệu chưa được cụ thể hóa và triển khai thực hiện trong thực tiễn; thiếu cách làm căn cơ, bài bản trong khai thác và phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre.

Nguyên nhân thứ hai là, mặc dù sự phối hợp của các chủ thể trong xã hội đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn chưa có một sự phối hợp một cách nhuần nhuyễn, chưa tổng hợp được sức mạnh của các nguồn lực của bản thân ngành du lịch, của các ban ngành liên quan của địa phương và các tổ chức và cá nhân trong xã hội trong việc bảo tồn, phát huy, giới thiệu, tuyên truyền quảng bá cho văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre.

Nguyên nhân cuối cùng là, Bến Tre còn thiếu những nguồn lực về con người, nguồn lực về tài chính và các nguồn lực khác trong việc khai thác, phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực Việt nói chung và phục vụ phát triển du lịch nói riêng.

3.6. Vai trò ẩm thực với đời sống và phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre

3.6.1. Động lực thu hút du khách của điểm đến du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO, du lịch ẩm thực là một thị trường đang phát triển mạnh trong ngành công nghiệp du lịch và có thể là một động lực

đóng góp vào sự cạnh tranh và sức hấp dẫn của một điểm đến. Trong Báo cáo toàn cầu năm 2017, UNWTO nêu ra ba lý do chính quyết định đến việc tham quan một điểm đến du lịch là nhu cầu văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực, trong đó ẩm thực là động lực quan trọng (UNWTO, 2017, tr.17). Qua khảo sát thực tế tại địa phương, không phải lúc nào văn hoá ẩm thực cũng được sử dụng trong các hoạt động xúc tiến du lịch, tuy nhiên văn hoá ẩm thực có những vai trò nhất định và góp phần tạo nên thành công cho hoạt động này. Văn hoá ẩm thực là một trong những yếu tố cấu thành các hoạt động tuyên truyền để thu hút khách du lịch. Khi đến với một điểm du lịch ở Bến Tre, hầu hết du khách đều thích đi ăn bên ngoài để biết và nếm thử những món ăn địa phương trong vùng. Thông qua hoạt động này địa phương đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn hoá truyền thống và từ đó kích thích nhu cầu đi du lịch của khách.

Khi thưởng thức ẩm thực Bến Tre, khách du lịch ngày càng quan tâm hơn đến những câu chuyện đằng sau các thực phẩm hay một món ăn nào đó như một phần của trải nghiệm văn hóa và lịch sử. Ẩm thực đang là chủ đề mới trong tiếp thị điểm đến du lịch và ngày càng được xem như một yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong lời kêu gọi của điểm đến Bến Tre, tăng hoa lợi từ du khách, nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng cường bản sắc vùng và kích thích sự tăng trưởng trong các lĩnh vực khác. Do đó, du lịch ẩm thực góp phần đạt đến khả năng cạnh tranh bền vững chung của điểm đến Bến Tre.

Ở Bến Tre có rất nhiều cách sử dụng ẩm thực trong du lịch, từ việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách, đến việc sử dụng sản phẩm ẩm thực như là cách để phân biệt sự khác nhau giữa các điểm đến và tạo cho du khách một cảm giác đang được ở quê nhà thông qua bản sắc vùng như việc xây dựng các món ăn vừa mang tính đặc trưng vùng như chiếc bánh xèo nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng chiếc bánh xèo Bến Tre có nét đặc trưng riêng ở việc chế biến nhân bánh mang những sản vật của địa phương như củ hủ dừa, hay ốc gạo… tạo nên sự thân thuộc nhưng cũng tạo nên nét đặc trưng của Bến Tre. Ẩm thực giúp tăng giá trị cho sản phẩm du lịch ở Bến Tre và trở thành trọng tâm của các sự kiện như hội nghị, hội thảo, cưới hỏi…

3.6.2. Phát triển kinh tế địa phương

Du lịch và ẩm thực kết hợp với nhau, có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế địa phương thời hiện đại. Các mối liên kết giữa ẩm thực và du lịch, sự trải nghiệm từ ẩm thực tạo dấu ấn sâu cho du khách với các điểm, từ đó lại hỗ trợ văn hóa địa phương hấp dẫn du khách. Ẩm thực người Việt ở Bến Tre đóng góp tích cực vào nhiều cấp độ của chuỗi giá trị phục vụ du lịch, như nông nghiệp, văn hóa địa phương. Ẩm thực du lịch không chỉ hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu điểm đến mà còn giúp thúc đẩy du lịch bền vững thông qua việc bảo tồn những di sản văn hóa quý báu, cho phép và nuôi dưỡng niềm tự hào giữa các cộng đồng và nâng cao sự hiểu biết về liên văn hóa. Vai trò của ẩm thực trong du lịch và kinh tế Bến Tre là rất lớn.

Ngành du lịch được xem là ngành xuất khẩu tại chỗ, ẩm thực trong du lịch được xem là lĩnh vực có doanh thu cao và có thể tăng chi phí chi tiêu của du khách. Du khách ăn ít nhất hai lần mỗi ngày và doanh thu của các khách sạn trong tỉnh về ẩm thực chiếm 30 đến 40%, và doanh thu của tỉnh Bến Tre năm 2019 về ẩm thực đạt 5.863,63 tỷ, chiếm 95,6% trong khi lưu trú chỉ đạt 258 tỷ chiếm 4,4%. Số tiền này được chi trả trong các doanh nghiệp địa phương, tác động tích cực cho công việc của người dân và có thể đóng góp vào chương trình giảm nghèo ở những địa phương ở Bến Tre còn khó khăn. Thực tế khảo sát cho thấy gia đình ông Sáu ở Châu Thành là một ví dụ. Ngoài thu nhập từ vườn bưởi da xanh, gia đình ông còn có thêm một khoản thu từ du lịch bằng cải tạo hai gian nhà cũ để đón khách du lịch. Du khách khi đến tham quan vườn bưởi của ông rất thích thú được nghỉ lại ngôi nhà có lối kiến trúc cổ xưa của người Việt ở Bến Tre, được thưởng thức những món ăn do chính gia đình ông chế biến. Hay gia đình ông Mười, ngoài nguồn thu từ vườn dừa và chăn nuôi bò thì gia đình có thêm nguồn thu về du lịch. Nhà ông Mười có vườn dừa rộng, được công ty du lịch C2T chọn là điểm dừng chân cho khách du lịch khi tham quan dòng sông Thơm. Khách được tự tay nấu những món ăn mình yêu thích từ nguyên liệu mà họ mua được từ người dân đánh bắt trên dòng sông Thơm, bên cạnh những món ăn mà gia đình chủ nhà chuẩn bị cho khách…

Bến Tre là tỉnh nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Trong bối cảnh hiện nay, sản xuất nông nghiệp phải cơ cấu lại, diện tích đất nông

nghiệp bị thu hẹp, nạn xâm mặn hạn hán kéo dài hoạt động sản xuất nông nghiệp khó đạt được giá trị tăng cao, khu vực nông thôn phải đối mặt với những vấn đề phát triển bền vững. Từ thực tiễn đó, phát triển du lịch và ẩm thực là một trong những giải pháp đem lại lợi ích kép thúc đẩy xây dựng địa phương, hình thành cơ sở kinh tế dịch vụ tại địa phương, đem lại sinh kế cho người dân, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái và hỗ trợ ngược lại cho sự phát triển đa dạng, bền vững của điểm đến du lịch.

3.6.3. Giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương – vùng

Sản phẩm ẩm thực không chỉ bao gồm lương thực và thức uống mà còn những hoạt động liên quan đến chúng, đến di sản và văn hóa. Du lịch ẩm thực không chỉ đơn thuần là thử những món ăn mới lạ. Ẩm thực đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn du khách tìm hiểu về lịch sử, đặc tính và bản sắc văn hóa cụ thể gắn với môi trường tự nhiên đó. Thưởng thức món ăn lạ để có một trải nghiệm tuyệt vời có thể là một cánh cửa để cho du khách tìm hiểu về văn hóa địa phương của một điểm đến bên cạnh việc có một trải nghiệm du lịch kỳ thú và đặc biệt. Chẳng hạn, ngoài việc thưởng thức món canh chua bần cá ngát, du khách còn hiểu được câu chuyện về cá ngát với trái bần, tại sao bần lại có cái tên mỹ miều là Thuỷ Liễu, cái tên này có nguồn gốc như thế nào?

Có thể nói, du lịch ẩm thực có vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và những giá trị của di sản văn hoá với nhân loại. Bên cạnh đó, du lịch ẩm thực còn tham gia vào hoạt động bảo tồn của chính những giá trị văn hoá. Bởi công tác bảo tồn các giá trị văn hoá đòi hỏi kinh phí cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như: thu thập, nghiên cứu, bảo tổn… Trong thực tế, nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hoá từ ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hoá. Sau khi khai thác và trong quá trình vận hành, nguồn kinh phí thu được từ du lịch ẩm thực quay trở lại đầu tư một phần cho di sản như việc tôn tạo, tu bổ, gìn giữ và phát huy thêm những giá trị dị sản văn hoá.

Thực phẩm là một phần của di sản văn hóa và xã hội của con người, trở thành yếu tố để khám phá các nền văn hóa và tìm hiểu về lối sống ở các vùng địa lý. Người dân Bến Tre ăn gì, ở đâu, khi nào và cách họ ăn làm tất cả biểu hiện nét tinh tuý của văn hóa địa phương. Trong nhiều trường hợp, thực phẩm không

Xem tất cả 243 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí