Cần vốn đầu tư 6%
Món ăn cần
đậm đà bản sắc 10%
Cần nâng cao chất lượng phục vụ
2%
Đẩy mạnh quảng
bá/Makerting 31%
Cần đa dạng phong phú hơn về ẩm thực
36%
Cần thêm thời gian lưu trú của khách
2%
Giá cả hợp lý
30%
Biểu đồ 4.2. Doanh nghiệp đề xuất giải pháp đưa văn hoá ẩm thực Bến Tre đến khách du lịch
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS
4.1.4. Đề xuất của khách du lịch
Theo kết quả khảo sát 100 thông tín viên là khách du lịch, lý do cản trở việc giới thiệu văn hoá ẩm thực Bến Tre được du khách cho rằng do thiếu chiến lược của địa phương 34% và do công tác quảng bá truyền thông chưa tốt 27%, như Biểu đồ
4.3. sau:
Lý do cản trở giới thiệu văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực thiếu đặc sắc
Thiếu chiến lược 9%
của địa phương 34%
Công tác quảng bá tuyên truyền chưa tốt
27%
Thiếu vốn đầu tư
12%
chưa có sự phối hợp với tour
9%
Khách thiếu thời
gian 9%
Biểu đồ 4.3. Khách đưa ra lý do cản trở giới thiệu văn hoá ẩm thực với khách
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS
Dựa trên những lý do gây cản trở việc giới thiệu văn hoá ẩm thực, khách du lịch đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút khách sử dụng ẩm thực Bến
Tre bằng việc giữ được giá cả hợp lý 30%, đẩy mạnh quảng bá marketing 29%, đa dạng phong phú hơn về ẩm thực 21%, cũng như món ăn cần đậm đà bản sắc, được thể hiện cụ thể qua Biểu đồ sau:
Món ăn cần
đậm đà bản sắc 13%
Đẩy mạnh quảng bá/Makerting 29%
Cần nâng cao chất lượng phục vụ
3%
Giá cả hợp lý 30%
Cần đa dạng phong phú hơn về ẩm thực
21%
Cần thêm thời gian lưu trú của khách
4%
Giải pháp thu hút du khách sử dụng ẩm thực Bến Tre
Biểu đồ 4.4. Khách du lịch đề xuất giải pháp đưa văn hoá ẩm thực đến với khách
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS
4.1.5. Đề xuất của người dân địa phương
NCS đã tìm hiểu và khảo sát lấy ý kiến của người dân - những người có nhiều kinh nghiệm trong ẩm thực, những người tham gia làm du lịch và không tham gia làm du lịch, về việc lý do cản trở giới thiệu văn hoá ẩm thực với khách du lịch, kết quả điều tra phiếu 100 người dân cho thấy có đến 54% người tham gia khảo sát cho rằng chưa có sự phối hợp tốt với tour; 53,8% cho rằng do thiếu vốn đầu tư nên việc giới thiệu văn hoá ẩm thực địa phương chưa hiệu quả; và 36,4% cho rằng công tác quảng bá tuyên truyền chưa tốt… được thể hiện qua Bảng 4.3 và Biểu 4.5 như sau: Bảng 4.3. Người dân đưa ra những cản trở giới thiệu văn hoá ẩm thực với khách
Tỷ lệ % | |
Văn hóa ẩm thực thiếu đặc sắc | 3.20% |
Công tác quảng bá tuyên truyền chưa tốt | 36.40% |
Khách thiếu thời gian | 4.00% |
Chưa có sự phối hợp tốt với tour | 54.30% |
Thiếu vốn đầu tư | 53.80% |
Thiếu chiến lược của địa phương | 17.40% |
Giá cả chưa hợp lý | 0.80% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Sản Phẩm Ẩm Thực Khai Thác Phục Vụ Du Lịch Tại Bến Tre
- Kênh Thông Tin Khách Biết Đến Văn Hoá Ẩm Thực Bến Tre
- Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Giá Trị Ẩm Thực Phát Triển Du Lịch Bến Tre
- Tăng Cường Nghiên Cứu, Lồng Ghép Hoặc Xây Dựng Hệ Thống Các Sản Phẩm Du Lịch Ẩm Thực Độc Lập Phục Vụ Nhu Cầu Đa Dạng Của Khách Du Lịch
- Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 21
- Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 22
Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS
54.30%
53.80%
36.40%
17.40%
3.20%
Văn hóa ẩm thực thiếu đặc sắc
4.00%
Công tác quảng bá tuyên
truyền chưa tốt
Khách
thiếu thời gian
Chưa có Thiếu vốn sự phối đầu tư hợp tốt
với Tuor
Thiếu chiến lược của địa phương
0.80%
Giá cả chưa hợp lý
Biểu đồ 4.5. Người dân đưa ra những cản trở giới thiệu văn hoá ẩm thực với khách
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS Bên cạnh đó, với nội dung liên quan đến đề xuất giải pháp đưa văn hoá ẩm thực đến với khách du lịch, người dân đề xuất cần thêm thời gian lưu trú của khách để họ có nhiều thời gian khám phá và thưởng thức ẩm thực Bến Tre, chiếm 46,2% tỷ lệ người được hỏi. Giải pháp đưa ra giá cả hợp lý, cần đa dạng phong phú hơn về ẩm thực, giải pháp đẩy mạnh quảng bá/marketing hay món ăn cần đậm đà bản sắc cũng là những đề xuất được nhiều người dân lựa chọn. Cụ thể được thể hiện qua
Bảng 4.4, Biểu đồ 4.6 như sau:
Bảng 4.4. Người dân đề xuất giải pháp đưa văn hóa ẩm thực đến khách du lịch
Tỷ lệ % | |
Cần nâng cao chất lượng phục vụ | 10.00% |
Cần đa dạng phong phú hơn về ẩm thực | 33.80% |
Cần thêm thời gian lưu trú của khách | 46.20% |
Giá cả hợp lý | 44.30% |
Đẩy mạnh quảng bá/ Marketing | 36.70% |
Món ăn cần đậm đà bản sắc | 35.20% |
Cần vốn đầu tư | 1.00% |
Khác | 5.20% |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS
54.30%
53.80%
36.40%
17.40%
3.20%
Văn hóa ẩm thực thiếu đặc sắc
4.00%
Công tác quảng bá tuyên
truyền chưa tốt
Khách
thiếu thời gian
Chưa có Thiếu vốn sự phối đầu tư hợp tốt
với Tuor
Thiếu chiến lược của địa phương
0.80%
Giá cả chưa hợp lý
Biểu đồ 4.6. Người dân đưa ra những cản trở giới thiệu văn hoá ẩm thực với khách
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS
4.2. Đề xuất giải pháp khai thác và phát huy giá trị ẩm thực với phát triển du lịch Bến Tre
4.2.1. Đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh
4.2.1.1. Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường khai thác và phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre
Nhằm tạo cơ sở cho việc hoạch định các nội dung công việc, các giai đoạn thực hiện đảm bảo phát hiện, khai thác và phát huy hiệu quả nhất các giá trị của văn hóa ẩm thực, cần tổ chức xây dựng Đề án cấp ngành về khai thác, phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre. Hoạch định được các nội dung công việc cần ưu tiên triển khai để phát huy, khai thác các giá trị của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre trong việc quảng bá văn hóa truyền thống nói chung và phát triển du lịch nói riêng ở tỉnh Bến Tre.
Xây dựng một kế hoạch hành động cùng với lộ trình thời gian, đơn vị thực hiện và dự toán ngân sách kèm theo. Đề xuất danh mục các dự án cho từng hoạt động cụ thể. Tổ chức triển khai có giám sát, kiểm tra và đánh giá và rút kinh nghiệm cho từng nội dung, từng giai đoạn cụ thể.
4.2.1.2. Nghiên cứu hệ thống hóa các món ăn, đồ uống đặc sắc
Cần xác định rõ số lượng, loại hình, tính chất, các giá trị và tính chất đặc sắc của các món ăn đồ uống của tỉnh Bến Tre. Tạo cơ sở dữ liệu cho các cơ quan quản
lý, các doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa ẩm thực cho hoạt động phát triển du lịch.
Cần tổ chức điều tra, khảo sát tổng thể trên địa bàn tỉnh về các món ăn, đồ uống. Xác lập một hệ thống cơ sở dữ liệu về các món ăn, đồ uống theo từng loại, kèm theo công thức, quy trình chế biến cụ thể, mùa vụ...
4.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực khai thác và phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực người Việt cho phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Với thực trạng nguồn nhân lực hiện nay, cần phát triển đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực thông qua các chính sách đãi ngộ nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực Việt. Duy trì, giữ gìn các nghệ nhân nhân dân sẽ đảm bảo việc bảo tồn, duy trì các bí quyết chế biến, giữ gìn bản sắc văn hóa ẩm thực truyền thống địa phương là cơ sở để khai thác và phát huy các giá trị để phổ biến văn hóa và phát triển du lịch. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch như bộ phận bếp, phục vụ nhà hàng, hướng dẫn viên và thuyết minh viên...
Để làm được điều đó, cần xác lập mạng lưới và vinh danh các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực vào hệ thống văn bản quản lý liên quan đến nghệ nhân. Tổ chức điều tra, khảo sát về các nghệ nhân, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực nấu ăn. Xác lập danh tính, lĩnh vực của các chuyên gia, nghệ nhân dân gian nấu ăn có uy tín của địa phương và đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng chế độ đãi ngộ và vinh danh đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân làm công tác chế biến món ăn, đồ uống.
Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ chuyên gia ẩm thực, đầu bếp tay nghề cao, chương trình vinh danh nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực ẩm thực. Khuyến khích thành lập các tổ chức nghề nghiệp liên quan như Hiệp hội nhà hàng, Hội nghệ nhân ẩm thực, Câu lạc bộ đầu bếp, Câu lạc bộ chuyên gia ẩm thực... để tạo môi trường giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như đóng góp ý kiến cho cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong việc phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực. Nhằm phát triển đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến ẩm thực.
Tập huấn cho người dân ngoài kỹ năng hướng dẫn và thái độ chuyên nghiệp, còn có hiểu biết sâu sắc về các món ăn và văn hóa ẩm thực Việt, có ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp tốt để có thể phục vụ tốt cũng như tuyên truyền quảng bá giá trị
của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre đến khách du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên chuyên sâu về loại hình du lịch ẩm thực.
4.2.1.4. Xây dựng phát triển thương hiệu ẩm thực người Việt ở Bến Tre
Xây dựng và xác lập thương hiệu của ẩm thực người Việt ở Bến Tre, đảm bảo việc khi nói đến Bến Tre, khách du lịch tiềm năng có ngay hình ảnh về ẩm thực người Việt ở Bến Tre cụ thể là nói đến một hoặc một số món ăn, thức uống đặc sắc mang đậm nét truyền thống, qua đó quảng bá được bản sắc văn hóa Bến Tre. Để thực hiện được việc xây dựng và xác lập thương hiệu cần tổ chức lấy ý kiến, trưng cầu ý dân về việc lựa chọn món ăn, đồ uống đại diện cho ẩm thực người Việt ở Bến Tre trên cơ sở xác định được các giá trị văn hóa cốt lõi. Cũng như nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia, Pháp... một số tập đoàn nhà hàng lớn để làm căn cứ tổ chức xây dựng và thực thi kế hoạch chiến lược và các chương trình hành động xây dựng thương hiệu, phát triển và định vị văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre. Đồng thời phối hợp, liên kết trong và ngoài nước triển khai tốt các hình thức phổ biến văn hóa ẩm thực, từng bước xây dựng kế hoạch và lộ trình đưa văn hóa ẩm
thực người Việt ở Bến Tre phổ biến ra với thế giới.
4.2.2. Đề xuất với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre
4.2.2.1. Tăng cường quảng bá, xúc tiến văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre
Nhằm tôn vinh và tuyên truyền rộng rãi giá trị của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre, cần xây dựng hình ảnh về văn hóa ẩm thực truyền thống, định hình hình ảnh về văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre thông qua các món ăn đồ uống thể hiện bản sắc văn hoá địa phương. Bên cạnh đó, cần tăng cường khả năng tiếp cận của khách du lịch đối với văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre về tần suất, diện, phương tiện và kênh tiếp cận, qua đó nâng cao nhận thức của khách du lịch đối với hình ảnh và thương hiệu của điểm đến; góp phần kích thích nhu cầu đi du lịch cũng như nhu cầu thưởng thức ẩm thực, trải nghiệm văn hóa ẩm thực của khách du lịch tiềm năng; nâng cao hình ảnh và thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng; đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền, quảng bá trên nhiều phương diện.
Cần tăng cường tổ chức các hoạt động giới thiệu ẩm thực người Việt ở Bến Tre gắn chặt với hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và các sự kiện ngoại giao,
thông qua các chương trình hành động quốc gia về du lịch và chương trình xúc tiến du lịch và các nội dung khác, đưa các lễ hội Dừa – lễ hội ẩm thực trở thành sự kiện văn hóa đặc sắc. Trao đổi thông tin, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan ngoại giao, các hãng hàng không, các cơ quan và tổ chức du lịch quốc tế... để phối hợp tổ chức các hoạt động giới thiệu ẩm thực truyền thống Bến Tre trong khuôn khổ các sự kiện ngoại giao hoặc thương mại - du lịch kết hợp này. Tổ chức các lễ hội ẩm thực trên cơ sở có trọng tâm, trọng điểm xây dựng chủ đề phù hợp với từng thời điểm triển khai, từng sự kiện, từng chủ đề của từng năm du lịch và từng chương trình xúc tiến quảng bá. Tạo các nội dung trong lễ hội phong phú, hấp dẫn, đảm bảo cả việc giới thiệu tổng thể được về nền văn hóa ẩm thực Việt ở Bến Tre, tạo không gian thưởng thức đáng nhớ, chuẩn bị những không gian, chương trình trải nghiệm tự nấu nướng và thưởng ngoạn món ăn, đồ uống Bến Tre. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh liên kết với các doanh nghiệp du lịch ngoài tỉnh khai thác tốt tiềm năng du lịch trong đó có giá trị văn hoá ẩm thực của tỉnh Bến Tre. Đặc biệt, quan tâm hợp tác với các thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các doanh nghiệp du lịch lớn để quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực; kết nối tour với các đơn vị lữ hành; xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.
Tăng cường quảng bá, giới thiệu văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre thông qua hệ thống các nhà hàng Việt Nam tại các thị trường du lịch. Khảo sát, hệ thống hóa các nhà hàng tại các thị trường du lịch hiện nay theo các khu vực: Đông Bắc Á, ASEAN, Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Âu, Nga, Ấn Độ... theo chiến lược marketing du lịch đã được phê duyệt. Gặp gỡ, trao đổi, tuyên truyền, vận động các nhà hàng đồng thuận trong việc phối hợp triển khai các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt nói chung và ẩm thực người Việt ở Bến Tre nói riêng tại nước sở tại. Cử các chuyên gia, nghệ nhân ẩm thực sang làm việc và hoàn thiện danh mục thực đơn, các dụng cụ chế biến và phục vụ, tư vấn trang trí thiết kế không gian nhà hàng phù hợp với bản sắc văn hoá địa phương.
Tăng cường xúc tiến quảng bá về văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre bằng nhiều phương thức, trên nhiều kênh thông tin, đặc biệt là bằng E- marketing. Cần tăng cường tuyên truyền quảng bá về các giá trị của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre với những hình ảnh đẹp, hấp dẫn thông qua nhiều hình
thức, nhiều kênh, dạng thức khác nhau, tạo điều kiện cho khách du lịch tiềm năng tiếp cận với các giá trị của văn hóa ẩm thực người Việt ở Bến Tre và giúp họ đưa ra quyết định lựa chọn điểm du lịch. Xây dựng các video clip về du lịch Việt (có lồng ghép nội dung về ẩm thực), về ẩm thực Việt bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ phù hợp với từng thị trường cụ thể để tăng hiệu quả truyền tải thông tin. Tăng cường đầu tư sản xuất những phim quảng bá du lịch có người nước ngoài, nhân vật nổi tiếng, chuyên gia ẩm thực, đầu bếp nổi tiếng tham gia, trình chiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng tại những thị trường đang hướng tới. Việc sản xuất các phim quảng bá này đòi hỏi chi phí lớn nhưng lại đem lại hiệu quả cao vì nội dung phim sẽ cung cấp cả quá trình chế biến, cảnh quan du lịch và những lời giới thiệu hợp lý, thú vị. Tăng cường quảng cáo chiều sâu hay quảng cáo truyền miệng. Phần lớn khách du lịch quyết định đi du lịch thông qua lời khuyên của bạn bè và người thân. Ý kiến tư vấn, lời khuyên của người thân, bạn bè có thể coi như kim chỉ nam để khách du lịch tiềm năng quyết định lựa chọn điểm đến của mình. Do đó, trong quá trình phục vụ khách ở mọi nơi mọi lúc, vấn đề chất lượng món ăn, kỹ năng phục vụ, kỹ năng giao tiếp, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải được coi trọng và tổ chức thực hiện một cách chu đáo và tốt nhất. Đây chính là cơ sở để tạo ra nội dung tốt cho hoạt động quảng cáo hiệu quả này. Cần xây dựng trang thông tin điện tử quảng bá Du lịch Bến Tre trong đó có một mục riêng về ẩm thực Bến Tre để người xem tiện tham khảo. Đặc biệt, cần xây dựng trang thông tin điện tử riêng về ẩm thực Bến Tre như nhiều quốc gia đã làm.
Tăng cường các hoạt động quảng bá về ẩm thực Việt trên các trang mạng xã hội. Mở và điều hành fanpage, facebook, zalo về ẩm thực Bến Tre trên facebook, fanpage, zalo. Đưa các clip giới thiệu về món ăn truyền thống, các món ăn đặc sản Bến Tre, cách chế biến, cách thưởng thức trên mạng Youtube. Theo dõi và tham gia tích cực trên Trip Advisor để có được những lời nhận xét và sự ghi nhận tích cực về ẩm thực Bến Tre từ hàng triệu người xem. Tùy theo đặc thù và tính chất của từng thị trường nguồn gửi khách, tiến hành nghiên cứu triển khai các hoạt động quảng bá phù hợp và có chủ đích trên các mạng xã hội khác như Twitter, Instagram.