Cơ Sở Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Giá Trị Ẩm Thực Phát Triển Du Lịch Bến Tre

chỉ là phương tiện để sinh tồn mà còn được nâng lên tầm nghệ thuật và sáng tạo. Thức ăn và đồ uống ở Bến Tre có thể được sử dụng để xây dựng ‘cảm nhận nơi chốn’ và bản sắc địa phương thông qua sự khác biệt. Cảm nhận nơi chốn có thể bao gồm lịch sử, đặc điểm địa phương, con người, truyền thuyết, địa lý, cảnh quan, thời tiết, môi trường xã hội…

Thông qua một chuyến tham quan lễ hội ẩm thực, lớp nấu ăn, hoặc trải nghiệm ăn uống ở nhà vườn, du khách có được cảm giác tốt hơn về truyền thống và giá trị Bến Tre. Ngoài ra, ẩm thực có vai trò quan trọng trong việc phân biệt các điểm đến một cách có ý nghĩa như đến Châu Thành nhất định phải thưởng thức được Bưởi da xanh, phải trải nghiệm và thưởng thức bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phòng Sơn Đốc hay thưởng thức những chiếc kẹo dừa nhỏ xinh xinh… Hay đến thành phố Bến Tre phải thưởng thức quán Hủ tiếu patê, ăn một ly chè Thầy Tôn… Ẩm thực địa phương và vùng có thể tăng giá trị cho một điểm đến bởi vì du khách tiêu thụ các sản phẩm của điểm đến. Việc hiểu biết ẩm thực địa phương, vùng và quốc gia dần trở thành một sự hấp dẫn du khách. Ẩm thực địa phương là một thành phần cơ bản trong những thuộc tính của điểm đến, tăng phạm vi thu hút và trải nghiệm du lịch tổng thể. Điều này làm ẩm thực Bến Tre trở thành một bộ phận thiết yếu của sản phẩm du lịch của địa phương. Du lịch ẩm thực Bến Tre sẽ phát triển tốt hơn nếu biết khai thác văn hoá ẩm thực địa phương và chậm hơn nếu không biết kết nối và khai thác các giá trị văn hoá ẩm thực để phát triển du lịch ẩm thực Bến Tre. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động du lịch cũng tác động đến gìn giữ bản sắc văn hoá vùng như việc phải điều chỉnh khẩu vị cho phù hợp khách đến từ nhiều vùng miền khác nhau.

Tiểu kết chương 3

Nhờ nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc cùng với sự tăng cường các hoạt động marketing, quảng bá về du lịch, lượng khách du lịch đến Bến Tre và doanh thu không ngừng tăng lên qua từng năm. Những năm gần đây, ngành du lịch Bến Tre đang đầu tư nhiều hơn cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong đó có các cơ sở ăn uống để phục vụ và phát triển du lịch. Nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đã và đang khai thác như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch biển, nghỉ dưỡng, du lịch tham quan di tích văn hóa – lịch sử… Ở tất cả các loại hình du lịch này, du khách đều có thể kết hợp tham quan, nghỉ dưỡng và thưởng thức ẩm

thực địa phương từ nhà hàng sang trọng đến các cơ sở ăn uống bình dân hay tại bữa cơm các gia đình địa phương đón khách nghỉ chân. Ẩm thực trở thành một nguồn thu lớn nhất trong các dịch vụ du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, cũng giống như ở nhiều nơi, thưởng thức văn hóa ẩm thực là lý do thứ hai sau du ngoạn thiên nhiên mà du khách quan tâm khi đến Bến Tre. Điều này cho thấy ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các chương trình cũng như góp phần tạo nên hình ảnh của du lịch, là nhu cầu không thể thiếu của du khách khi đi tham quan, trải nghiệm tại Bến Tre.

Mặc dù ẩm thực đã được quan tâm khai thác và sử dụng rộng rãi thu hút khách du lịch, nhưng các hoạt động khai thác yếu tố văn hóa ẩm thực Bến Tre chỉ mới dừng lại ở việc lồng ghép vào trong các chuỗi sự kiện, tour du lịch. Việc tổ chức ẩm thực phục vụ khách còn mang tính tự phát, chưa hình thành được các khu, chương trình chuyên biệt về đặc sản ẩm thực địa phương. Việc giới thiệu quảng bá ẩm thực Bến Tre một cách có tổ chức vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Nhiều sản phẩm ẩm thực đặc sắc của địa phương chưa được khai thác hết. Ẩm thực vẫn đang chỉ là yếu tố hỗ trợ phục vụ nhu cầu của cơ bản của khách, mà chưa trở thành mục đích của chuyến đi. Vai trò của văn hóa ẩm thực chưa được coi trọng, chưa được quan tâm để khai thác có hiệu quả trong hoạt động du lịch. Việc giới thiệu văn hoá ẩm thực địa phương một cách có hệ thống, có chiều sâu đang là vấn đề cần giải quyết để phát triển du lịch ẩm thực nơi đây.

Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ẨM THỰC VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE


4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp khai thác giá trị ẩm thực phát triển du lịch Bến Tre

4.1.1. Chiến lược của Chính Phủ và Chương trình hành động của Bến Tre

Từ nhu cầu phát triển du lịch và du lịch ẩm thực Bến Tre, trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch ẩm thực của tỉnh, đề tài đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm phát huy và phát triển du lịch ẩm thực ở Bến Tre.

Căn cứ đầu tiên để đề xuất giải pháp là Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, được ban hành theo Quyết định số 147/QĐ- TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ, với quan điểm là:

- Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

- Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hoá sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Chú trọng phát triển du lịch văn hoá, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hoá dân tộc.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hoá; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Các mục tiêu cụ thể gồm:

Đến năm 2020

- Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77

- 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%.

- Tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 -14%/năm.

- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.

Đến năm 2030:

- Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 – 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 – 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 – 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15-17%.

- Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 -9%/năm.

- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 9%/năm và khách nội địa.

Đối với địa phương, Tỉnh uỷ Bến Tre đã ra chương trình hành động số 22- CTr/TU ngày 20-7-2017 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể:

Mục tiêu, phát triển đa dạng các loại hình du lịch xứ Dừa dựa vào tiềm năng về tự nhiên, văn hoá và con người. Phấn đấu đến năm 2020 tổng thu từ hoạt động du lịch tăng 22%-25%/năm; tổng lượt khách du lịch tăng 12% - 15%/năm, đưa

ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; giá trị tăng thêm của ngành du lịch chiếm 8 – 10%/GRDP của tỉnh.

Nhiệm vụ, tổ chức quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch. Xây dựng, áp dụng các cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư phát triển du lịch. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch và hợp tác, liên kết với các thành phố và các tỉnh trong khu vực. Phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; Đặc biệt trong chương trình hành động đề cập đến việc cơ cấu lại ngành du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, phát triển bền vững, hiệu quả. Trong đó xây dựng và phát triển đa dạng sản phẩm từ du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn. Du lịch tham quan các di tích văn hoá – lịch sử, du lịch tâm linh. Chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng giá trị văn hoá ẩm thực người dân xứ dừa.

Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bến tre thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre năm 2020 với quan điểm quy hoạch tỉnh Bến Tre phải thực hiện được khát vọng phát triển bền vững và tạo lập được môi trường đổi mới sáng tạo, để mọi người dân cùng Đồng khởi xây dựng tỉnh đồng bằng ven biển Bến Tre trở thành tỉnh thịnh vượng, năng động theo hiện đại hoá về kinh tế, xã hội và đặc sắc về môi trường cảnh quan, văn hoá có năng lực hội nhập vùng, quốc gia và quốc tế.

Một hình dung chung về một tỉnh Bến Tre đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 là một tỉnh thịnh vượng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu trên nền của hệ thống không gian đặc trưng: “Miệt vườn – Mặt nước – Văn hoá”. Đây cũng chính là yếu tố thể hiện sự đặc sắc của tỉnh.

Không gian “Miệt vườn” trên các cù lao là cảnh quan xanh nổi bật của tỉnh Bến Tre. Hệ thống đô thị và nông thôn của Bến Tre nằm trong cảnh quan miệt vườn, và cảnh quan miệt vườn nằm xen vào giữa các đô thị và điểm dân cư nông thôn. Miệt vườn đặc biệt là miệt vườn dừa.

Không gian “Mặt nước” bao gồm 2 dạng: Mặt nước của 4 nhánh sông của hệ thống sông Mê Kông, kênh rạch, hồ chứa nước ngọt gắn với 3 tiểu vùng sinh thái tự nhiên là Ngọt – Lợ - Mặn; Mặt nước biển trải dài theo 65km vùng bờ biển và vươn ra xa đại dương gắn với kinh tế biển và yếu tố không gian mới của tỉnh.

Không gian “Văn hoá” là không gian lưu trữ và phát huy truyền thống lịch sử lâu đời, đặc tính của con người Bến Tre với ý chí “Đồng Khởi”. Tinh thần này được hun đúc mạnh mẽ trong thời kỳ giành độc lập, làm chính những người bên kia chiến tuyến phải thừa nhận: “Đánh nhau bằng vũ khí; Chiến thắng bằng con người”. Trong thời kỳ phát triển, tinh thần này lại được khơi dậy gắn với triết lý: Thời nào cũng vậy, sức mạnh của tỉnh Bến Tre đến từ kết nối giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với niềm tin về những điều tốt đẹp.

Hệ thống không gian “Miệt Vườn – Mặt nước – Văn hoá” định hình được đặc hữu của tỉnh đồng bằng ven biển Bến Tre với môi trường sông trong lành, đáng sống và cũng là mục tiêu của phát triển bền vững, trở thành “Vùng đất lành”. Từ đây xây dựng được phương án phát triển tỉnh, thu hút đầu tư, kết nối mọi người dân và hình thành thế hệ công dân mới.

Ngoài ra, còn có Quyết định số 2227/QĐ-TTg ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Như vậy, xét về tổng thể, ngành Du lịch Việt Nam và tỉnh Bến Tre nói riêng đã có chiến lược, quy hoạch định hướng phát triển một cách rõ ràng và cụ thể. Các chiến lược thành phần, các chương trình hành động và các chương trình khác đảm bảo một hệ thống hành lang cho việc phát triển du lịch trong thời gian tới.

4.1.2. Đề xuất của nhà nghiên cứu và chuyên gia ẩm thực

Bên cạnh sự phong phú, đa dạng và những lợi thế, nét riêng biệt, ẩm thực Bến Tre ngày nay vẫn chưa phát huy được các giá trị, tiềm năng, nhất là nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương để khuyếch trương thương hiệu. Điều dễ thấy là các món ăn dừa nổi tiếng nhưng để phát huy giá trị và gắn vào chuỗi liên kết trong cung ứng/phân phối sản phẩm/dịch vụ, nhất là gắn với hoạt động du lịch đang còn hạn chế. Món ăn từ dừa của Bến Tre vẫn chưa thực sự trở thành những món ăn được xếp vào “đặc biệt” - cao lương mỹ vị, phục vụ dòng khách cao cấp. Tương tự, nhiều món ăn/thức uống khác cũng chưa được nâng tầm, xứng với chất lượng cũng như hình thức trình bày.

Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá, xúc tiến, giới thiệu về con người - văn hóa, trong đó có ẩm thực của Bến Tre chưa được chú trọng, đẩy mạnh. Việc giới thiệu sự hấp dẫn, phong phú, đa dạng về ẩm thực, đặc biệt là những món ngon từ dân dã

cho tới phòng ăn sang trọng là chưa rõ nét, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, việc liên kết chuỗi giá trị giữa các thành phần/đơn vị liên quan để tổ chức, thực hiện quảng bá giá trị ẩm thực của Bến Tre đến với thực khách trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là các thị trường có tiềm năng và ưa thích khám phá ẩm thực, như châu Âu, Mỹ, khu vực Nam Á… vẫn đang còn hạn chế. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các ngành, như: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương, Văn hóa - Thể thao - Du lịch cũng như các hội nghề nghiệp (Hiệp hội Đầu bếp, Hiệp hội Ẩm thực…) với chủ thể cung ứng các dịch vụ ẩm thực tại Bến Tre còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng. Song song đó, việc thu hút các nhà đầu tư lớn/nhà đầu tư chiến lược về kinh doanh ẩm thực tại Bến Tre cũng còn nhiều hạn chế, trở ngại, rào cản. Thực trạng này dẫn tới nhiều hạn chế, thách thức trong phát triển ẩm thực Bến Tre.

Tỉnh Bến Tre nói chung và các điểm đến địa phương nói riêng cần có chủ trương, kế hoạch chiến lược cụ thể trong các hoạt động khai thác giá trị văn hóa ẩm thực như Lễ hội (Lễ hội Dừa, Lễ hội ẩm thực đất phương Nam, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên hoan món ngon các nước, Liên hoan ẩm thực đường phố...); Hội chợ triển lãm (giới thiệu các món ăn tiêu biểu thông qua việc chế biến trực tiếp, tạo cơ hội cho du khách thưởng thức, không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các món ăn qua các ấn phẩm bằng tranh hay clip); Các kênh truyền hình trong và ngoài nước (tỉnh cần đầu tư các phóng sự hoặc quảng cáo đưa lên các kênh truyền hình trong và ngoài nước đề cập nhiều thông tin, hình ảnh các món ăn đặc sản Bến Tre); Internet (những hình ảnh đẹp, hấp dẫn của các món ăn đồng thời hệ thống nhà hàng, địa điểm ăn uống cần được đăng tải lên các trang thông tin điện tử như website, facebook, zalo, twitter, instagram... để phục vụ nhu cầu thông tin ăn uống cho khách du lịch...). Dựa trên tài nguyên ẩm thực Bến Tre, bốn dòng sản phẩm mang tính đặc thù có thể khai thác trong việc xúc tiến phát triển du lịch ẩm thực Bến Tre: hội tiệc tự chọn các món ăn từ dừa, tour khám phá quán ăn địa phương, tour tham quan các cơ sở sản xuất thực phẩm và tour du lịch ẩm thực tại nông trang.

4.1.3. Đề xuất của các doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát 100 thông tín viên là doanh nghiệp khi hỏi lý do cản trở việc giới thiệu văn hoá ẩm thực với khách cho thấy công tác quảng bá tuyên truyền chưa tốt (48.3%), thiếu chiến lược địa phương và khách thiếu thời gian (25%), văn hoá ẩm thực thiếu đặc sắc (8.3) và giá cả chưa hợp lý (8.3%).

Bảng 4.1. Doanh nghiệp nêu lý do cản trở đưa văn hoá ẩm thực với du khách


Những cản trở đưa văn hóa ẩm thực đến du khách

Tỷ lệ %

Văn hóa ẩm thực thiếu đặc sắc

8.30%

Công tác quảng bá tuyên truyền chưa tốt

48.30%

Khách thiếu thời gian

25.00%

Chưa có sự phối hợp tốt với công ty lữ hành

13.30%

Thiếu vốn đầu tư

11.70%

Thiếu chiến lược của địa phương

25.00%

Giá cả chưa hợp lý

8.30%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 18


Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS


Thiếu chiến lược của địa phương 34%

Văn hóa ẩm thực

thiếu đặc sắc 9%

Công tác quảng bá tuyên truyền chưa tốt

27%

Thiếu vốn đầu tư

12%

Chưa có sự phối hợp tốt với Tuor 9%

Khách thiếu thời

gian 9%

Biểu đồ 4.1. Doanh nghiệp nêu lý do cản trở giới thiệu văn hoá ẩm thực

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát năm 2020 của NCS

Dựa trên thực tế đó, các doanh nghiệp đề xuất giải pháp thu hút khách sử dụng ẩm thực là cần đẩy mạnh quảng bá marketing (49.4%). Bên cạnh đó, với nội dung liên quan đến việc đề xuất các giải pháp đưa văn hoá ẩm thực đến với khách du lịch tốt nhất, đối tượng này đã đề xuất và lựa chọn cao với 3 trong số 7 giải pháp mà NCS đưa ra. Cụ thể giải pháp cần đẩy mạnh quảng bá/marketing, hay đưa ra giá cả hợp lý có 51,8% doanh nghiệp lựa chọn. Với giải pháp cần đa dạng phong phú hơn về ẩm thực có 31,7% doanh nghiệp lựa chọn. Ngoài ra giải pháp xây dựng món ăn cần đậm đà bản sắc chiếm 16,9% doanh nghiệp lựa chọn. Cụ thể qua Biểu đồ 4.2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023