Đối Tượng Của Tâm Lý Học - Phân Loại Những Sự Kiện Tâm Lý

Năm thứ 3 (3 giờ)

1. Ngôn ngữ và văn học

- Tiếp tục học về ngữ pháp

- Ôn tập có hệ thống về lịch sử văn học Pháp từ thời kỳ Phục hưng đến hiện đại, sắp xếp các tác phẩm thành những trường phái (Phục hưng, Tiền cổ điển, Trường phái 1660, thể kỷ XVIII và những nhà Bách khoa, những nhà văn thuộc phái Lãng mạn, phái Thi đàn, phái Chủ nghĩa Tự nhiên v.v…)

2. Tập làm văn

Như năm thứ hai nhưng có thêm phần: Bình luận văn học

Học sinh trình bày miệng những vấn đề văn học trong những bài được chỉ định và chuẩn bị cá nhân, có sự hướng dẫn của thầy giáo.

3. Tác giả

Trích giảng thơ văn của các tác giả Pháp từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

- Rabelais: Trích

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

- Montaigne: Trích

- Hợp tuyển thơ thế kỷ XVI

Yếu tố Pháp - Việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở Việt Nam thời kỳ 1862 - 1945 - 16

- Những bức thư chọn lọc thế kỷ XVII - XVIII

- Pascal: Bốn người tỉnh lẻ đầu tiên. Tư tưởng và các cuốn sách nhỏ

- Molière, Racine: Kịch

- Boileau: Nghệ thuật thi ca. Thơ trào phúng và thư (viết bằng văn vần) văn học.

- Fénelon: Thư gửi Viện Hàn lâm

- Kịch chọn lọc thế kỷ XVIII

- F.Bonnefon: Những bài đọc về xã hội Pháp thế kỷ XVII, XVIII trích từ những Hồi ký và thư tín

- Voltaire: Thế kỷ của vua Louis - XIV, Từ điển triết học v.v…

- Montesquieu: Quyền uy và suy tàn của người La Mã. Vạn pháp tinh lý

- Buffon: Văn học chọn lọc

- Diderot: Trích giảng. Người cháu trai của Rameau

- D’Alembert: Diễn văn mở đầu của phái Bách khoa

- Rousseau: Diễn văn - Thư gửi D’Alembert v.v…

- Trích những diễn giả của Cách mạng (1789) và của thế kỷ XIX

- Trích những nhà văn chính trị của thế kỷ XVIII và XIX

- Chateaubriand - Atala - René: Atala; Rênê; Thiên tài của đạo Thiên Chúa

Lamartine: Suy tưởng; Hòa hợp

V.Hugo: Trích thơ trong các tác phẩm Chiêm ngưỡng và Truyền thuyết của những thế kỷ …

Trích: Những người khốn khổ.

- Musset: Đêm tối; Không nên đùa với tình yêu … Sự thất thường của Marian

- Vigny: Dự định; Vinh và nhục của nhà binh

- Hợp tuyển các nhà thơ thế kỷ XIX: Leconte de Lisle

- Beaudelaire, Verlaine ...

- Renan: Tương lai của khoa học - Thơ văn chọn lọc

- Trích những nhà văn viết về khoa học

- Trích các nhà đạo đức học thế kỷ XVII, XVIII, XIX

- Tác phẩm chọn lọc của các nhà văn nhà soạn kịch thế kỷ XIX và hiện kim.

II. TRIẾT HỌC Năm thứ nhất (2 giờ)

1. Đối tượng của tâm lý học - Phân loại những sự kiện tâm lý

2. Năng lực cảm giác

- Dục vọng và đau khổ. Cảm xúc và cảm tính. Xu hướng ; xu hướng cá nhân ; bản năng bảo tồn ; những nhu cầu vật chất ...

- Xu hướng vị tha và xã hội: Bản năng bắt chước, cảm tình, thiện cảm, tình bạn và tình yêu; bản năng xã hội.

- Xu hướng lý tưởng: Nhu cầu về hiểu biết và tình yêu khoa học; tình yêu cái đẹp tình cảm tôn giáo; tình cảm đạo đức.

- Sự đam mê

3. Trí tuệ

- Sự hiểu biết về thế giới bên ngoài; cảm giác và tri giác.

- Sự chú ý; chú ý tự phát và chú ý tự giác; sự liên tưởng.

- Ký ức, những dạng ký ức chính.

- Sự tưởng tượng, sự sáng tạo nghệ thuật.

- Trừu tượng hóa và khái quát hóa. Ngôn ngữ

- Năng lực phán đoán và tín ngưỡng.

- Sự suy luận: suy diễn, quy nạp, loại suy

- Sự tự biết về bản thân, lương tâm, sự vô ý thức.

121

- Những nguyên tắc hợp lý, điều kiện của hiểu biết: tính đồng nhất, quan hệ nhân quả, quyết định luận phổ biến.

4. Hoạt động

- Bản năng, thói quen, ý chí

- Cá tính và nhân cách

- Kết luận: Tâm lý học và đầu óc tế nhị

Năm thứ 2 (3 giờ)

Khái niệm về lôgic và luân lý

1. Lôgic

(Trong khi giảng thầy giáo cần lấy những dẫn chứng về các phát kiến lớn của khoa học hiện đại).

a) Khoa học: Đối tượng và những khó khăn về ngiên cứu khoa học. Phương pháp.

b) Toán học - Sự chứng minh: Tiên đề và định đề

c) Vật lý học và Tự nhiên học: Quan sát và thí nghiệm. Định nghĩa và phân loại.

Nghiên cứu các định luật. Giả thiết. Kiểm tra thực nghiệm về giả thiết. Nguyên lý và lý thuyết.

d) Tâm lý học - Đối tượng và phương pháp: Quan sát nội tại, quan sát ngoại biên. Thực ngiệm về tâm lý.

e) Phương pháp lịch sử: Phê phán tư liệu và vật chứng.

f) Xã hội học: Định nghĩa về những sự kiện xã hội. Những nguyên tắc về phương pháp xã hội học.

g) Kết luận: Óc phê phán và óc khoa học.

2. Đạo đức học

a) Đối tượng của đạo đức học

Quan hệ giữa đạo đức học và khoa học. Đạo đức xã hội học.

Xác định về lý tưởng đạo đức: Nghiên cứu lợi ích xã hội và sự phát triển cá nhân. Sức lôi cuốn của lý tưởng đạo đức: Khái niệm về trách nhiệm.

b) Đạo đức cá nhân

Ý thức về phẩm giá.

Trách nhiệm đối với con người vật chất: bảo vệ, vệ sinh.

Trách nhiệm đối với trí tuệ: trách nhiệm học tập, trách nhiệm đối với sự trung thực. Trách nhiệm đối với năng lực cảm giác: liêm sỉ, điều độ, tế nhị.

Trách nhiệm đối với sự hoạt động: lòng dũng cảm, nghị lực, sáng kiến.

c) Đạo đức xã hội

- Tinh thần đoàn kết. Quan hệ giữa đạo đức cá nhân và đời sống xã hội.

- Trách nhiệm của người đối với đồng loại: Tôn trọng sự sống và tài sản; tôn trọng ý kiến; tôn trọng thanh danh và danh dự, sự lễ độ.

- Công bằng và từ thiện.

- Gia đình. Sự phát triển. Chức năng đạo đức và xã hội. Tinh thần và đạo đức gia

đình.


- Đời sống kinh tế. Lao động. Tài sản. Nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp.

- Nhà nước. Sự phát triển. Những hình thức khác nhau.

- Chức năng của Nhà nước. Trật tự và an ninh. Công lý. Giáo dục. Vệ sinh và phòng

xa về xã hội.

- Những quyền cá nhân: Sự tự do và những giới hạn.

- Mối quan hệ giữa các Nhà nước. Đoàn kết và đối kháng.

- Chiến tranh và hòa bình. Trọng tài. Xã hội của các quốc gia.

Kết luận: Sự xác nhận về đạo đức; xác nhận cá nhân; xác nhận xã hội. Đức độ và hạnh phúc.

Năm thứ 3 (2 giờ)

1. Triết học đại cương

Những vấn đề lớn về siêu hình học. Những lý thuyết về kiến thức. Những nguyên tắc về lý trí.

Giá trị của khoa học và ý niệm về chân lý. Không gian và thời gian. Vật chất. Cuộc sống. Tinh thần. Sự tự do.

Khái niệm về tâm lý thực nghiệm. Khái niệm về ngôn ngữ học đại cương. Khái niệm về xã hội học.

Khái niệm về mỹ học.

2. Khái niệm lịch sử so sánh về triết học nhấn mạnh những vấn đề sau:

a) Socrate và Khổng tử.

b) Triết học của chủ ngĩa khắc kỷ: lý thuyết về ý chí.

c) Phật giáo và Gia-tô giáo. Lòng nhân ái Phật giáo và tính từ thiện của Gia-tô giáo. Sự khác biệt so sánh giữa Gia-tô giáo và đạo Phật.

d) Tình trạng hiện nay của sự tư biện phương Tây. Sự hoạt động to lớn của triết học phương Tây.

III. VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Chương trình chung cho cả 3 năm

- Ngôn ngữ: kết hợp giảng về tiếng Việt trong khi giảng các trích đoạn văn học (xem ở dưới).

- Tập làm văn: Học cách hành văn trong những bài giảng văn đã học và những bài tập khác.

2. Văn học truyền miệng: Tục ngữ, ca dao.

3. Văn chương Hán - Việt: Những tác giả đã viết bằng chữ Hán từ thời Lý đến

nay.

4. Văn học Việt Nam: Thơ, phú, truyện, ngâm, văn tế, hát nói. Những tác phẩm

chính của các tác giả tiêu biểu về những thể loại văn học nói trên: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ôn Như Hầu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ v.v…

5. Chữ quốc ngữ và văn học Việt Nam hiện đại: Các tác giả chính: Trương Vĩnh Ký, Paulus Của, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Hoàng Cao Khải, Phạm Quỳnh, Nguyễn Khắc Hiếu …

IV. LỊCH SỬ

Năm thứ nhất (1 giờ rưỡi)

- Lịch sử văn minh đại cương (từ khời thủy đến Cách mạng)

Thời tiền sử: Những giai đoạn lớn, phát minh về nông nghiệp, sử dụng kim loại; nghệ thuật thời tiền sử.

Màu da:

Sự phân chia của giống da trắng.

Nhìn chung về những nền văn minh cổ đại phương Đông: Ai Cập, Assyrie, Hébreuse, Ba Tư.

Những nền văn minh cổ đại Địa Trung Hải: Hy Lạp, La Mã. Thế giới man di: Người Germain, những cuộc xâm lược lớn. Những xã hội trung cổ phương Tây.

Nền văn minh trung cổ.

Những phát kiến hàng hải của thế kỷ XV và XVI. Thời đại Phục hưng ở Pháp và châu Âu.

Thời kỳ Cải cách.

Chế độ phong kiến ở Pháp và ở Anh.

Chủ nghĩa cổ điển: Các nhà thơ và nhà văn của thế kỷ Louis XIV, các nhà triết học.

Nghệ thuật. Uy tín của nước Pháp ở châu Âu.


Năm thứ hai (1 giờ 30/tuần)

Lịch sử khái quát về văn minh

1. Phương Tây

- Thời kỳ Cách mạng.

- Napoléon đệ nhất.

- Sự phát triển về chính trị ở châu Âu và ở Pháp thế kỷ XIX.

- Văn học.

- Những tiến bộ về khoa học.

- Sự bành trướng của người da trắng.

- Ảnh hưởng và sự nổi tiếng của nước Pháp.

2. Viễn Đông Cổ đại Ấn Độ. Trung Quốc. Nhật Bản.

Châu Á thế kỷ XIX.

Năm thứ ba (1 giờ/tuần)

1. Những thời kỳ lớn vè lịch sử Đông Dương

- Tiền sử: Các dân tộc nguyên thủy. Những cuộc thiên di lớn: Chăm, Khơ-me, An- nam, Thái.

- Trạng thái và văn minh cổ đại: Sự phát triển và suy tàn của Vương quốc Chăm và Khơ-me cổ đại. Nước Giao Chỉ dưới sự đô hộ của Trung Quốc (từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 939 sau Công nguyên). Sơ lược về cuộc đấu tranh chống xâm lược Trung Quốc của người An-nam. Văn minh Trung Quốc ở xứ An-nam.

- Những quốc gia hiện đại ở Đông Dương. Sự hình thành nước An-nam hiện đại. Sự phục hưng của Đông Dương dưới ảnh hưởng của nước Pháp, sự khôi phục của nước Lào và

Cao Miên. Sự phát triển của Vương quốc An-nam. Sự hình thành của Liên bang Đông Dương.


biểu

2. Những thời kỳ lớn về nghệ thuật Đông Dương trong một vài tác phẩm tiêu


- Chăm: Tháp Mỹ Sơn

- Khơ-me: Phát triển của nền điêu khắc: Pra Khan, Ta Keo, Angkor - Vat v.v…

- Nghệ thuật Hán - Việt: Văn Miếu, chùa, lăng tẩm Huế, nghệ thuật trang trí.

3. Thể chế hiện tại ở Đông Dương

Sơ lược về tổ chức chính trị và hành chính ở Đông Dương và các xứ khác trong

Liên bang.

V. ĐỊA DƯ (ĐỊA LÝ)

Năm thứ nhất (1 giờ 30/tuần)

1. Địa lý hình thể

- Trái đất

- Khí quyển

- Biển

- Vỏ trái đất

- Núi lửa

- Sông

- Núi

2. Địa lý nhân văn

- Vị trí con người trong lịch sử hoàn cầu

- Dân số hoàn cầu

Năm thứ hai (1 giờ 30/tuần)

- Vấn đề lương thực và thực phẩm

- Cây cao su

- Chất đốt

- Thủy lực

- Đá quý

- Kim loại

- Những trung tâm công nghiệp lớn

- Những đô thị lớn

- Đường sá, hải cảng, đường hàng hải

3. Những nước láng giềng của Đông Dương

Địa lý hình thể và kinh tế các nước Thái Lan, Ma-lai-xia, Miến Điện, Ấn Độ, Phi- lip-pin, Nhật Bản, Trung Quốc.

Năm thứ ba (1 giờ/tuần)

Đông Dương thuộc Pháp

I. ĐẠI CƯƠNG: DIỆN TÍCH, HÌNH THỂ, KHÍ HẬU, SÔNG NGÒI, DÂN SỐ …

II. CÁC XỨ TRONG ĐÔNG DƯƠNG

1. Bắc Kỳ

- Vùng châu thổ: nông nghiệp

- Vùng thượng du: tài nguyên, núi rừng, dân số, khí hậu, khai khoáng.

2. Trung Kỳ

Sự khác biệt giữa các vùng khí hậu và kinh tế Bắc, Trung và Nam Trung Kỳ.

3. Nam Kỳ

- Phân tích về khí hậu

- Vùng châu thổ

- Miền Tây

4. Cao Miên (Campuchia)

- Vùng đồng bằng

- Vùng rừng núi

5. Lào

Những khác biệt và hình thể, khí hậu, dân số, bộ tộc của các vùng Thượng, Trung và Hạ Lào.

6. Những cao nguyên của người Thượng miền Nam Đông Dương

- An Khê, Đắc Lắc, Gia Rai, Lang bian, Cao nguyên Trung phần, Bô lô ven.

- Các bộ tộc “Mọi”

- Vùng đất thực dân của người Âu (vùng đất đỏ)

III. KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÔNG DƯƠNG

Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp v.v…

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 09/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí