Bản Đồ Danh Giới Hành Chính Huyện Quỳ Châu‌


Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về ban hành Cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;

- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử đổi bổ sung một số điều của quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007- 2015;

- Quyết định số 07/2010/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của thủ tướng chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

- Quyết định số 60/2010/QĐ- TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;

- Quyết định số 57/QĐ/TTg ngày 09/01/2012 của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Quyết định số 24/QĐ-TTG ngày 01/06/2012 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011- 2020;


- Quyết định 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ Về Chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

- Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 tháng 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020.

3.1.1.2. Văn bản của các bộ ngành Trung ương

- Quyết định số 38/BNN-LN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

- Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNTv/v ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ;


- Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v ban hành Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng;

- Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/02/2007 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức điều tra quy hoạch rừng;

- Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư Liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy;

- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

- Thông tư số 34/2009/TT-BNN ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

- Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 10/2013/BNNPTNT-BKHĐT ngày 01/02/2013 hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;


- Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN của ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;

- Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 80/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài Chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng;

- Thông tư số 85/2014/TT-BTC ngày 30/6/2014 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

3.1.1.3. Văn bản của tỉnh và huyện.

Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của tỉnh Nghệ An phê duyệt kết rà soát 3 loại rừng;

Căn cứ Công văn số 4216/UBND-NN ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng; đơn giá giao, khoán bảo vệ rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Quyết định số 5988/QĐ-UBND.NN ngày 11/11/2009 của UBND tỉnhphê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2020;

Quyết định phê duyệt phương án bảo vệ, khoanh nuôi rừng giai đoạn 2011-2015 của đơn vị;

Quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất của huyện;


Quy hoạch- kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện, của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Quy hoạch- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 của huyện;

Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ (Chi bộ) nhiệm kỳ 2016-2020, của đơn vị; Kết quả kiểm kê rừng của huyện, của đơn vị năm 2015;

Các văn bản khác có liên quan.

3.1.2. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu‌

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình

- Vị trí địa lý: Quỳ Châu nằm cách thành phố Vinh khoảng 145 km về phía Tây Bắc Nghệ An theo quốc lộ 48. Có toạ độ địa lý:

- 190 06' đến 19047' vĩ độ Bắc

- 1040 542' đến 105017' kinh độ Đông

+ Phía Bắc giáp huyện Quế Phong và tỉnh Thanh Hoá

+ Phía Nam giáp huyện Quỳ Hợp và huyện Con Cuông

+ Phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn và tỉnh Thanh Hoá

+ Phía Tây giáp huyện Quế Phong và huyện Tương Dương.


Hình 3 1 Bản đồ danh giới hành chính huyện Quỳ Châu Quỳ Châu có tuyến 1

Hình 3.1. Bản đồ danh giới hành chính huyện Quỳ Châu‌

Quỳ Châu có tuyến quốc lộ 48 đi qua huyện dài 39 km, đường tỉnh lộ từ Châu Thôn đi Tân Xuân qua huyện dài 35 km và 4 tuyến đường huyện lộ đóng vai trò quan trọng trong giao lưu hàng hoá nội huyện và luân chuyển hàng hoá nội vùng, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong huyện có 5 tuyến đường thuỷ: sông Hiếu dài 60 km, sông Hạt dài 23 km, Nậm Quàng dài 10 km, Nậm Chàng dài 16 km, Nậm Việc dài 20 km, tổng chiều dài 129 km, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển về mùa mưa.

Nằm trong vành đai kinh tế Phủ Quỳ, là vệ tinh của trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần làm tăng năng lực sản xuất các ngành và nâng cao vai trò


của huyện trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong vùng và giữa vùng với các địa phương khác trong tỉnh. Nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh (tuyến du lịch Vinh - Hang Bua- Thẳm ồm- Sao Va) và với các di tích, thắng cảnh hiện có trên địa bàn, Quỳ Châu hoàn toàn có khả năng đóng vai trò là trung tâm du lịch vùng tây Bắc của tỉnh.

- Địa hình, địa thế: Nhìn chung rừng và đất rừng trên địa bàn huyện Quỳ Châu có địa hình khá phức tạp, với trên 72% diện tích có độ cao 200 m so với mặt nước biển nhiều núi cao địa hình bị chia cắt bởi nhiều khe suối dày đặc.Do điều kiện trên địa hình Quỳ Châu chia thành 4 vùng như sau:

+ Vùng 1 (vùng trên) gồm các xã: Châu Tiến, Châu Bính, Châu Thuận, Châu Thắng.

+ Vùng 2 (vùng giữa) gồm các xã: Thị trấn Tân Lạc, Châu Hạnh.

+ Vùng 3 (vùng dưới) gồm các xã: Châu Bình, Châu Hội, Châu Nga.

+ Vùng 4 (vùng trong) gồm các xã: Châu Phong, Châu Hoàn, Diễn Lãm.

b. Khí hậu, thuỷ văn:

Quỳ Châu chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ của miền Tây Bắc Nghệ An: Nóng ẩm nhiệt đới gió mùa. Mùa nắng nóng khô hạn, mùa mưa lạnh ẩm, số giờ nắng trong năm từ 1500-1600 giờ.

* Chế độ nhiệt

Nhiệt độ không khí bình quân trong năm: 23oc.

Trung bình cao nhất: 29,3oC. Trung bình thấp nhất: 17,3oC.

* Chế độ gió

Có 2 chế độ gió mùa:

- Mùa hè: Có gió mùa Tây Nam khô nóng (gió Lào) từ tháng 4 đến tháng 8.

- Mùa đông: Có gió mùa Đông Bắc, mang theo mưa phùn, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.


* Chế độ mưa

- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.600 mm. Lượng mưa năm cao nhất: 2.047 mm, lượng mưa thấp nhất 920 mm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

- Mưa tập trung các tháng 7- 10 thường gây úng lụt. Mùa khô vào các tháng 1, 2, 12 thường gây hạn hán.

* Độ ẩm và bốc hơi

Độ ẩm bình quân hàng năm: 80%. Bình quân cao nhất: 90%.

Bình quân thấp nhất: 65%.

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 937 mm, nhưng lại biến đổi theo mùa. Mùa hè bốc hơi 6 - 7mm/ngày, mùa đông chỉ khoảng 2 - 3 mm/ngày.

Nhìn chung lượng bốc hơi nhỏ hơn lượng mưa, nên về đất có đủ độ ẩm cho nhiều loài cây trồng sinh trưởng và phát triển.

* Thuỷ văn

Do cấu tạo địa hình Quỳ Châu, hệ thống sông suối ngắn, chằng chịt. Độ che phủ của rừng tương đối cao (trên 70%), đất lâm nghiệp chiếm (89,97%). Tuy nhiên, khí hậu ở đây hàng năm chia thành hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa lớn, hệ thống khe suối chảy mạnh và nhanh nên dễ gây lũ lụt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Nguồn nước còn thiếu do nhiều khe suối bị cạn kiệt ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và nước sinh hoạt của nhân dân, chủ yếu nhờ vào sông Hiếu, sông Hạt. Vì vậy vấn đề bảo vệ, trồng và cải tạo rừng, đưa độ che phủ hữu hiệu của rừng để điều tiết nguồn nước là rất cần thiết.

c. Đặc điểm về thổ nhưỡng

Từ kết kết quả điều tra, xây dựng bản đồ lập địa của Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp Nghệ An, có thể đưa ra các chỉ tiêu cơ bản đánh giá dạng đất của huyện Quỳ Châu như sau:

Ngày đăng: 16/12/2022