Giải Pháp Đảm Bảo Hài Hòa Giữa Tăng Trưởng Xuất Khẩu Và Giải Quyết Các Vấn Đề Môi Trường

Các loại hoá chất của các doanh nghiệp cần được xếp thành kho riêng biệt, bổ sung thêm giá đựng hàng, bục kê hàng theo quy định về bảo quản hoá chất, có danh mục thống kê, hoá chất có dán nhãn bằng tiếng Việt.

Nghiên cứu ban hành các quy chế, chính sách với các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ, cho phép các doanh nghiệp có thể được để lại từ 20–25% thuế thu nhập doanh nghiệp dùng làm quỹ chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường làm việc, khen thưởng hoặc để đào tạo nghề mới cho công nhân khi thay đổi công nghệ sản xuất.

Ngoài việc thực hiện các chính sách đối với người lao động của Nhà nước, các doanh nghiệp nên thực hiện những ưu đãi khác như hỗ trợ suất ăn trưa, hỗ trợ công nhân đi làm xa bằng cách xây dựng các khu nhà có giá ưu đãi dành cho công nhân, cung cấp phương tiện sinh hoạt cơ bản như quạt mát vào mùa hè, nước nóng vào mùa đông…

Có chính sách hỗ trợ cho người lao động nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng con em thương binh liệt sỹ thông qua việc trao sổ tiết kiệm, đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa…

3. Giải pháp đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề môi trường

3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường

Tiếp tục tổ chức các lớp huấn luyện, nâng cao nhận thức đối với doanh nghiệp về trách nhiệm của họ đối với môi trường.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chính sách môi trường của mình, công bố các cam kết và tình hình thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp cho dân cư sống trên địa bàn biết. Phát hiện những sáng kiến, mô hình điển hình trong việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường để phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp khác áp dụng.

Tổ chức công khai các thông tin về ô nhiễm công nghiệp và tình hình tuân thủ pháp luật về BVMT của doanh nghiệp trong nước đối với các đối tượng có liên

quan, bao gồm người dân, các tổ chức xã hội, người tiêu dùng, nhà đầu tư để gây sức ép với doanh nghiệp nhằm thực hiện biện pháp BVMT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ chế giám sát của người dân đối với doanh nghiệp trong việc thực thi các cam kết môi trường và duy trì thường xuyên các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm; hình thành kênh thông tin giữa người dân và nhà chức trách địa phương để kịp thời thông báo về các trường hợp vi phạm luật lệ về môi trường ví dụ như thông qua các hòm thư, tổng đài điện thoại…

3.2. Nâng cao năng lực khoa học – công nghệ hiện đại

Xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 2010 - 12

Phát triển chiều sâu phải được coi là hướng đi chủ đạo trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam bởi khi ưu thế về giá nhân công rẻ đang mất dần thì việc nâng cao trình độ công nghệ là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển bền vững ngành da giầy xuất khẩu ngoài việc nâng cao năng lực lao động như đã phân tích ở phần 2.

Trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tranh thủ sự hợp tác của nước ngoài nhằm tạo điều kiện đưa nhanh các dự án kỹ thuật khả thi vào hoạt động. Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải nhằm đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Với năng lực thực tế của các doanh nghiệp trong ngành hiện nay, việc đầu tư không nhất thiết phải lựa chọn thiết bị hiện đại nhất, mà tùy thuộc vào khả năng tài chính, quy mô sản xuất… để lựa chọn công nghệ phù hợp, nhưng phải chú trọng trang thiết bị tiến bộ nhất có thể có ở những khâu sản xuất then chốt quyết định chất lượng sản phẩm ví dụ như khâu phun đúc tạo đế giầy, khâu đánh mặt cho các loại da…

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất các mặt hàng giầy dép trọng điểm của mình, tránh đầu tư dàn trải, không mang lại hiệu quả. Ưu tiên đầu tư ứng dụng các công nghệ giảm phát thải, tiết kiệm vật tư, hạn chế gây ô nhiễm.

Công nghiệp thuộc da cần nhiều vốn để đầu tư chiều sâu, hơn nữa chi phí bắt buộc cho việc xử lý môi trường lớn nên hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có đủ khả năng tài chính để đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý chất thải vì vậy Nhà

nước cần khuyến khích, hỗ trợ các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ thuộc da hiện đại của nước ngoài vào nước ta.

Để thực hiện có hiệu quả đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án đầu tư, đa dạng hóa nguồn vốn, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ.

3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các quy trình và công nghệ sản xuất thân thiện môi trường

Nhà nước, hiệp hội cần tăng cường hơn nữa hoạt động hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi đang gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường.

Trước hết là hỗ trợ về thông tin, hỗ trợ kỹ thuật chẳng hạn như hỗ trợ xây dựng sản phẩm, bao bì thân thiện với môi trường… Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp khác có kinh nghiệm trong việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc từng bước chuyển sang sản xuất sạch, tiến tới phổ cập tiêu chuẩn ISO 14000 ở tất cả các doanh nghiệp, có được các chứng chỉ môi trường đối với hàng da giầy xuất khẩu như việc thành lập các trung tâm kiểm định, tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ tài chính để có được chứng nhận môi trường từ các quỹ như quỹ môi trường, quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

Áp dụng các phương pháp sản xuất sạch. Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch hơn là hết sức cần thiết.

Các giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể là:

- Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất.

- Ðảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra.

- Hạn chế, tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại mà thay bằng các nguyên liệu thay thế khác.

- Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất. Thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm bằng các công nghệ sạch ít gây ô nhiễm hơn hoặc không gây ô nhiễm.

- Thu hồi và tái sử dụng một số chất thải rắn đặc thù trong các cơ sở sản xuất như vải, da, cao su…

Sản xuất sạch được coi là công cụ chủ yếu trong chiến lược phát triển mà vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường.

3.4. Tăng cường quản lý, kiểm soát và xử lý ô nhiễm

Trong ngành thuộc da, thông qua việc quản lý chặt chẽ các kế hoạch xây dựng, quy hoạch các khu công nghiệp chuyên ngành, các cơ quan quản lý môi trường cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hệ thống xử lý nước thải và chất rắn, kiến nghị di dời toàn bộ các doanh nghiệp, cơ sở thuộc da gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân cư. Việc đầu tư hạ tầng cơ sở của các khu công nghiệp này có thể được thực hiện bằng vốn vay trả chậm của Nhà nước.‌

Thông qua việc thẩm định, đánh giá các tác động môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để phân loại mức độ gây ô nhiễm của từng doanh nghiệp, cơ sở từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần nghiêm khắc xử lý, phạt vi phạm, thậm chí buộc ngừng sản xuất. Đối với những cơ sở gây ô nhiễm ở mức độ thấp hơn có thể tìm hướng khắc phục bằng việc cải tiến công nghệ, xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải, thu lệ phí với các hoạt động gây ô nhiễm.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM

1. Đối với Nhà nước

1.1. Về định hướng phát triển

Để tăng trưởng xuất khẩu nhanh và bền vững, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện một số chính sách vĩ mô nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh và tạo lòng tin để các doanh nghiệp và nhân dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và bảo vệ môi trường.

Hình thành đồng bộ các loại thị trường, các công cụ điều tiết thị trường như cơ chế giá, thuế, tiền lương, tỷ giá… để hạn chế được sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế, phát huy tốt hơn các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu và đảm bảo thu nhập cao, ổn định cho người lao động.

1.2. Về hệ thống chính sách, pháp luật

Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, từ đó tạo môi trường pháp lý đồng bộ làm căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược.

Cần triển khai có hiệu quả luật cạnh tranh, xử lý nghiêm các trường hợp liên quan đến cạnh tranh, tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động.

Vì giầy dép là hàng thời trang nên nếu thời gian làm thủ tục hải quan quá lâu đối với cả nguyên liệu nhập khẩu lẫn sản phẩm xuất khẩu thì có thể không giao kịp hàng, hàng bị lỗi mốt dẫn đến khó tiêu thụ trên thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hải quan, tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm các chi phí bến bãi, chi phí bôi trơn…

Thực hiện triệt để công tác phòng chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ và phát triển thị trường nội địa khi mà hàng nhập lậu chiếm lĩnh thị trường như hiện nay làm ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhà nước cần xây dựng tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu môi trường trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp khi tham gia hội nhập quốc tế. Một hệ thống tiêu chuẩn môi trường được xây dựng trên cơ sở khoa học, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, tính đến điều kiện đặc thù của các doanh nghiệp trong nước sẽ là công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ môi

trường. Có thể kể đến các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn về quy trình sản xuất thân thiện môi trường, các quy định về bao bì, đóng gói, nhãn môi trường và nhãn sinh thái…

1.3. Về kết cấu hạ tầng

Phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế bền vững nói chung và xuất khẩu bền vững nói riêng. Cơ sở hạ tầng yếu kém thì khả năng thu hút đầu tư sẽ bị hạn chế, làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả là làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, một trong những ưu tiên trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước để cải thiện hạ tầng cơ sở một cách đồng bộ về giao thông, cảng, kho tàng, văn phòng…

1.4. Về vốn đầu tư

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đạt 16.5 tỷ USD vào năm 2020, ngành da giầy Việt Nam cần được Nhà nước hỗ trợ một nguồn vốn lớn trong các lĩnh vực như.

Đối với các dự án phát triển nguyên phụ liệu: Chính phủ cần cho phép ngành sử dụng vốn ưu đãi đầu tư cho các dự án này với lãi suất thấp. Riêng ngành thuộc da là ngành cần đầu tư lớn, có chu kỳ sản xuất dài đòi hỏi vốn lưu động lớn để mua nguyên liệu da, hóa chất phụ gia, Chính phủ cần hỗ trợ bằng cách cho vay trong thời gian dài, thường xuyên với lãi suất thấp.

Đối với các dự án sản xuất giầy dép: Chính phủ cần hỗ trợ ngành các kinh phí liên quan đến xây dựng hạ tầng cơ sở cho các cụm công nghiệp chuyên ngành; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức gia công xuất khẩu sang tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.

Ngoài ra, cũng cần hỗ trợ ngành để thành lập một trung tâm nghiên cứu mẫu, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất nguyên, phụ liệu thay thế nhập khẩu, hoặc các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, có khả năng đem lại lợi nhuận lớn hơn.

2. Đối với Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam

2.1. Về định hướng quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy theo hướng bền vững

Hiệp hội cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành một cách bền vững, hợp lý để tận dụng được lợi thế cho ngành nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Việc đề ra chủ trương, chính sách, định hướng phát triển ngành phải chuyển từ tư duy và nhận thức ngắn hạn, cục bộ, nhiệm kỳ sang tư duy và nhận thức một cách tổng thể, dài hạn. Cách nhìn nhận này phải được quán triệt để đưa ra các chính sách tăng trưởng, mở rộng xuất khẩu; giải quyết các vấn đề xã hội và quản lý môi trường. Cụ thể:

Cần căn cứ vào phân vùng phát triển kinh tế của Nhà nước để xác định vùng quy tụ thuộc da, sản xuất giầy. Từ đó lựa chọn địa điểm phù hợp với tính chất công nghệ, điều kiện môi trường sinh thái, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, đào tạo và sử dụng tay nghề, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa…

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành còn phải tập trung vào những vấn đề then chốt của phát triển, xuất khẩu bền vững như: tổng kết quá trình phát triển ngành trong những năm qua về tất cả các mặt của một sự phát triển bền vững; đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển; các giải pháp tổ chức thực hiện…

2.2. Về việc tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp

Cần phát huy hơn nữa vai trò của hiệp hội trong việc liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu da giầy. Cụ thể là, trong việc trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu thị trường, sản xuất, bán hàng, thực hiện các chế độ xã hội, bảo vệ môi trường… Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam cần liên tục cung cấp thông tin chuyên ngành, hữu ích và cụ thể tới các doanh nghiệp da giầy thông qua xuất bản sách, báo, tạp chí, đài, truyền hình… Tiến tới tổ chức thành lập dịch vụ cung cấp thông tin, coi thông tin là hàng hóa và phải trả tiền để có được hàng hóa đó để một mặt nhằm giảm chi phí thu thập thông tin cho các doanh nghiệp, mặt khác nâng cao chất lượng thông tin để có thể bán được thông tin đó.

Ngoài ra, hiệp hội kết hợp với các doanh nghiệp cũng cần chủ động kiến nghị thành lập một trung tâm, tổ chức, công ty làm cầu nối gắn kết giữa các doanh nghiệp da giầy với ngành sản xuất nguyên phụ liệu, vận chuyển, bao tiêu sản phẩm… thực hiện liên kết dọc trong các doanh nghiệp da giầy để đảm bảo sản xuất, xuất khẩu hiệu quả.

2.3. Về hoạt động xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm

Hiện nay, các doanh nghiệp da giầy Việt Nam có rất ít các mối liên hệ trực tiếp với các thị trường và bạn hàng lớn. Phần lớn các đơn hàng đều được tiếp nhận thông qua các văn phòng đại diện, công ty thương mại Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Từng doanh nghiệp lại không thể có đủ khả năng tài chính và nhân sự để mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện nước ngoài. Để nhanh chóng thoát khỏi sự lệ thuộc này, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam cần liên kết các doanh nghiệp sản xuất trong nước để thành lập các công ty thương mại hoặc văn phòng đại diện chuyên kinh doanh giầy dép đặt trụ sở tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản. Các công ty này sẽ thực hiện hai chức năng chủ yếu là: tìm kiếm khách hàng, bán hàng, tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu phát triển mẫu mã. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có khả năng cung ứng được nhiều mặt hàng giầy dép khác nhau, phong phú và đa dạng về kiểu dáng, chất lượng, đồng thời linh hoạt về khung giá, thu hút khách hàng; và giải quyết được vấn đề bao lâu nay là phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng trung gian.

Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam phải có vai trò thực sự trong việc giúp các doanh nghiệp tăng cường công tác quảng cáo trên thị trường quốc tế thông qua các mối quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ngành da giầy Châu Á – Thái Bình Dương. Để tạo điều kiện cho ngành giầy dép Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thu hút sự hợp tác quốc tế liên ngành thì nhất thiết phải chú trọng phát triển hơn nữa các mối quan hệ này. Hiệp hội cần phải tăng cường quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành, tăng cường trao đổi thông tin với các hiệp hội da giầy khác như Hiệp hội Da - Giầy Châu Á, Hiệp hội Công nghiệp Giầy Mỹ, Hiệp hội Da - Giầy Lineappel Italia…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022