Nội Dung Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp

Hầu hết các tổ chức đều cố gắng để tạo động cơ làm việc cho nhân viên của họ thông qua cơ chế thưởng phạt. Mặc dù những yếu tố này rõ ràng có tác dụng, tuy nhiên, mong muốn làm việc của các nhân viên còn chịu tác động của các động cơ khách quan như ý nghĩa và sự thích thú đối với công việc, mục tiêu của họ với mục đích của tổ chức, họ cảm nhận giá trị của công việc và được đảm bảo, an toàn trong công việc. Một hình thái văn hoá phù hợp và thống nhất có tác động tạo ra sự trung thành, thúc đẩy niềm tin và giá trị chân chính, khuyến khích mọi thành viên mang hết nhiệt huyết để phục vụ cho doanh nghiệp

- Tạo nên bản sắc của doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nền nếp, tập tục) của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp như là “bộ gen” của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp thành công thường là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khác với các doanh nghiệp khác… Bản sắc văn hoá không chỉ là tấm căn cước để nhận diện doanh nghiệp mà còn là phương thức sinh hoạt và hoạt động chung của doanh nghiệp. Nó tạo ra lối hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là bầu không khí, tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ và ý thức trách nhiệm, tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện công việc. Ví dụ như trong ngành điện dân dụng, từ xưa người ta đã đặt tên cho từng xí nghiệp theo một phong cách riêng như: Hitachi: Võ sĩ hoang dã (Nobushi), Matsushita: Thương nhân (Shonin), Mitsubisi: Quý nhân (Donosama), Toshiba: Võ sĩ đạo (Samurai)

- Ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược

Văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạch định chiến lược phát triển của tổ chức thông qua việc chọn lọc thông tin thích hợp (áp dụng kinh nghiệm, mô hình phù hợp), đặt ra những mức tiêu chuẩn theo giá trị của tổ chức, cung cấp những tiêu chuẩn, nguyên tắc cho các hoạt động. Hoạch định chiến lược phát triển của tổ chức sẽ giúp cho các thành viên thấy hết vai trò của họ trong tổ chức, cung cấp những cơ sở quan trọng để các thành viên tổ chức hiểu được môi trường của họ và vị trí của doanh nghiệp trong môi trường đó.

Văn hoá doanh nghiệp cũng sẽ có ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chiến lược của tổ chức. Bởi vì một nền văn hoá mạnh, tức là tạo được một sự thống nhất và tuân thủ cao đối với giá trị, niềm tin của tổ chức sẽ là cơ sở quan trọng để thực hiện thành công chiến lược của tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp với chức năng tạo được cam kết cao của các thành viên trong tổ chức, yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp, chính vì vậy sẽ góp phần quan trọng tạo nên một “công thức thành công” cho các doanh nghiệp trên con đường hội nhập.

3.2. Về mặt hạn chế

- Văn hoá doanh nghiệp ngăn cản sự thay đổi

Văn hoá doanh nghiệp có thể sẽ tạo ra một lực cản đối với những mong muốn thay đổi để thúc đẩy hiệu quả của doanh nghiệp. Điều này sẽ xuất hiện trong một môi trường năng động, thay đổi nhanh chóng. Văn hoá doanh nghiệp lúc đó có thể sẽ trở thành lực cản đối với sự thay đổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Văn hoá doanh nghiệp ngăn cản tính đa dạng của doanh nghiệp

Việc tuyển dụng những thành viên mới có nguồn gốc đa dạng về kinh nghiệm, xuất xứ, dân tộc hay trình độ văn hoá dường như làm giảm bớt những giá trị văn hoá mà mọi thành viên của doanh nghiệp đang cố gắng để phù hợp và đáp ứng. Văn hoá doanh nghiệp vì vậy có thể tạo ra rào cản sức mạnh đa

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn WalMart - 3

dạng mà những người với những kinh nghiệm khác nhau muốn đóng góp cho doanh nghiệp

- Văn hoá doanh nghiệp ngăn cản sự đoàn kết và hiệp lực của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp

Nếu như trước đây sự hoà hợp về các yếu tố cơ bản trong kinh doanh có thể là cơ sở tốt cho một liên doanh, nhưng ngày nay điều đó chưa đủ nếu chúng ta không tính đến yếu tố văn hoá doanh nghiệp. Nhiều liên doanh đã vấp phải thất bại do sự đối nghịch của văn hoá được hợp thành bởi hai tổ chức thành viên. Lấy ví dụ một công ty nhà nước với phong cách làm việc quen theo kiểu các kế hoạch, công việc được chỉ định từ nhà nước xuống và mọi người không cần thiết phải nỗ lực trong công việc của mình bởi nếu không làm việc cũng không bị đuổi việc; hợp tác với một công ty tư nhân nước ngoài với phong cách làm việc năng động, sáng tạo, tự chủ, và mọi nhân viên phải tận dụng tối đa thời gian cho công việc, không được ngồi nói chuyện trong giờ làm. Kết quả của việc hợp tác này là lãnh đạo và nhân viên không hiểu nhau, không thể hợp tác làm việc với nhau được. Vậy công ty liên doanh này liệu sẽ đi về đâu, sẽ có thể tồn tại được bao lâu?

4. Các yếu tố của văn hoá doanh nghiệp

4.1. Các giá trị vô hình

- Sứ mệnh của doanh nghiệp

Sứ mệnh của doanh nghiệp là một bản tuyên bố “lý do tồn tại” của doanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, tín điều, nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào.

- Triết lý kinh doanh

Các triết lý kinh doanh thể hiện quan điểm của doanh nghiệp về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, việc tuân thủ luật pháp, con người,

trách nhiệm xã hội về sản phẩm và dịch vụ… Triết lý này phải được các thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận và tự giác tuân theo.

- Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.12

- Tính cách của doanh nghiệp

Ở nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có nền văn hoá mạnh thường đặt lên hàng đầu một nét đặc trưng văn hoá nhằm định hướng cho doanh nghiệp đó và phong cách hoạt động của các thành viên. Sự khác nhau về đặc trưng văn hoá mà các doanh nghiệp đã chọn là tính cách riêng của doanh nghiệp đó. Tính cách riêng của doanh nghiệp bao gồm:13

+ Tính cách ưa mạo hiểm

+ Tích cách chú trọng chi tiết

+ Tính cách chú trọng kết quả

+ Tính cách chú trọng con người

+ Tính cách chú trọng tập thể

+ Tính cách chú trọng sự nhiệt tình của người lao động

+ Tính cách chú trọng sự ổn định

- Lý tưởng

Theo Schein, lý tưởng là những động lực, giá trị, ý nghĩa cao cả, sâu sắc, giúp con người cảm thông, chia sẽ và dẫn dắt họ trong nhận thức, cảm nhận và xúc động trước sự vật và hiện tượng14. Lý tưởng của tổ chức có thể là sứ mạng, lợi nhuận, đỉnh cao công nghệ trong khi lý tưởng của nhân viên là kiếm được nhiều tiền, là danh phận. Do vậy, nhiều tổ chức đã cố kết hợp lý


12 PGS.TS. Dương Thị Liễu (2004), Bài giảng văn hoá kinh doanh, Bộ môn văn hoá kinh doanh, Trường Kinh tế quốc dân.

13 PGS.TS. Dương Thị Liễu (2004), Bài giảng văn hoá kinh doanh, Bộ môn văn hoá kinh doanh, Trường Kinh tế quốc dân.

14 Schein, F. (2004), Corporate Culture and Leadership, Jossey Bass Publisher.

tưởng của tổ chức và của nhân viên làm một qua thoả mãn các nhu cầu của nhân viên.

- Thái độ

Thái độ là chất gắn kết niềm tin và chuẩn mực đạo đức thông qua tình cảm, thái độ phản ảnh thói quen theo tư duy, kinh nghiệm để phản ánh mong muốn hay không mong muốn đối với sự vật hiện tượng. Như vậy thái độ luôn cần đến những phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm. ở đây ta thường nói ý kiến, thái độ của một người xét đến khía cạnh nào đó có thể cùng nghĩa với khái niệm ý kiến.

- Niềm tin

Khái niệm niềm tin đề cập đến quan điểm của mọi người về các sự việc là đúng hay sai. Niềm tin khác lý tưởng ở chỗ, nó hình thành một cách có ý thức, được xét đoán và rõ ràng, trong khi lý tưởng thì khó giải thích hơn, lý tưởng có thể đến từ sau trong tiềm thức. Niềm tin được hình thành từ ở mức độ nhận thức đơn giản trong khi lý tưởng được hình thành không chỉ ở niềm tin mà con bao gồm cả các giá trị về cảm xúc và đạo đức của họ. Xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải có trình độ kiến thức và kinh nghiệm.

4.2. Các giá trị hữu hình

Đó là những cái có thể nhìn thấy, nghe they được khi tiếp xúc với doanh nghiệp, đây là những biểu hiện bên ngoài của hệ thống văn hoá doanh nghiệp bao gồm: ngôn ngữ, công nghệ, sản phẩm, phong cách của tổ chức đó và được thể hiện qua cách ăn mặc, cách biểu lộ cảm xúc của nhân viên, những truyền thuyết về người sáng lập doanh nghiệp…

Những quá trình và cấu trúc hữu hình của văn hoá doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:

- Kiến trúc của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như mặt bằng, cổng, cây cối, quầy, bàn ghế, lối đi, nhà xưởng, các bức tranh, bằng khen. Tất cả

được sử dụng tạo cảm giác thân quen với khách hàng, nhân viên cũng như tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên. Kiến trúc chứa đựng lịch sử về sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, trở thành biểu tượng cho sự phát triển của doanh nghiệp, ngôi nhà của toàn thể nhân viên công ty.

- Sản phẩm: giống như nền văn minh lúa nước, chúng ta chưa nói đến tốt xấu nhưng nghe đến phở là người ta nhắc đến người Việt. Vậy thì khi sản phẩm, dịch vụ phát triển đến mức cao, trở thành thương hịêu, nó sẽ là biểu tượng lớn nhất của doanh nghiệp, xét về mặt giá trị, nó cũng là một yếu tố của văn hoá doanh nghiệp..

- Máy móc, công nghệ.

- Các nghi lễ: Đây là các hoạt động từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng gồm các hoạt động, sự kiện văn hoá chính trị được thực hiện chính thức hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức. Các nghi lễ gồm các loại sau đây:

+ Nghi lễ chuyển giao: Mục đích chính nhằm để giới thiệu các thành viên mới, bổ nhiệm, ra mắt. Tác dụng của chúng là tạo thuận lợi cho cương vị mới, vai trò mới.

+ Nghi lễ củng cố: là các lễ phát phần thưởng, nhằm mục đích củng cố hình thành bản sắc văn hoá doanh nghiệp và tôn thêm vị thế của các thành viên.

+ Nghỉ lễ nhắc nhở: gồm các hoạt động sinh hoạt văn hoá, chuyên môn, khoa học. Mục đích của nghi lễ này là duy trì cơ cấu xã hội và làm tăng thêm năng lực tác nghiệp của tổ chức. Các cuộc hội họp thường kỳ của công ty cũng mang tính chất này. Ngày thành lập doanh nghiệp, ngày giỗ tổ ngành…cũng thuộc dạng này.

+ Nghỉ lễ liên kết: gồm lễ, tết, liên hoan, dã ngoại, các cuộc thi đấu thể thao…mục đích là khôi phục và khích lệ, chia sẽ tình cảm và sự cảm thông gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức.

17

- Giai thoại: giai thoại thường được thêu dệt từ các sự kiện có thực của tổ chức, được mọi thành viên chia sẻ và nhắc lại với các thành viên mới. Những câu chuyện, truyền thuyết, giai thoại về các năm tháng gian khổ và vinh quang của doanh nghiệp, về nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tượng người thủ lĩnh khởi nghiệp)

- Biểu tượng: gồm logo, kiểu chữ, đồng phục, thẻ nhân viên. Bản thân các yếu tố khác như lễ nghi, kiến trúc cũng truyền đạt các giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong về tổ chức.

- Khẩu hiệu thương mại: Nhiều tổ chức sử dụng các câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu hay một ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể của nhân viên mình và những người hữu quan. Khẩu hiệu thương mại luôn được coi là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, và cạnh tranh vô cùng hiệu quả. Nó không chỉ nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của doanh nghiệp, thúc đẩy họ mua sản phẩn mà còn trở thành tôn chỉ hoạt động của công ty. Đấy là lý do mà gắn cùng với các nhãn hiệu với mỗi đợt sản phẩm mới phải là những slogan ấn tượng.

- Các hành vi giao tiếp đối với khách hàng và đối tác kinh doanh: gồm giao tiếp thông qua lời nói và giao tiếp thông qua lời nói của nhân viên trong doanh nghiệp đối với xã hội. Giao tiếp thông qua lời nói là sự giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt) hoặc gián tiếp (qua điện thoại) của những con người thuộc doanh nghiệp với xã hội như người bán hàng, người trực điện thoại, người gác cổng…Giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp với xã hội là tập hợp tất cả các yếu tố để doanh nghiệp thể hiện mình là một tổ chức văn hóa với thế giới bên ngoài. Nhờ đó, xã hội cảm nhận được các giá trị văn hoá của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp được ăn sâu vào tâm trí của mọi người và họ chấp nhận mua sản phẩm của doanh nghiệp. Phương thức giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp với xã hội chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác, nhà nước. Chính vì vậy để hoàn

thiện được văn hoá doanh nghiệp của mình, các doanh nghiệp phải hoàn thiện văn hoá giao tiếp cho các nhân viên của mình thông qua các lớp học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục.

- Các phép ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau: Ngày nay doanh nghiệp không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi để con người cống hiến và phục vụ. Đó còn là nơi con người sống, khôi phục và tái tạo sức lao động, sáng tạo, phát triển và hoàn thiện nhân cách của người lao động. Do vậy doanh nghiệp không chỉ là môi trường làm việc tốt mà còn là môi trường sống tối ưu cho người lao động - đó chính là môi trường văn hoá doanh nghiệp. Trong môi trường đó mối quan hệ giữa các thành viên hết sức cởi mở, thân thiện, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mối quan hệ này lâu dần thành hệ thống tập quán, nề nếp, thói quen, thái độ, chuẩn mực hành vi ứng xử hàng ngày trong công việc và sinh hoạt của mỗi thành viên trong doanh nghiệp.‌

II. NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1. Quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp

1.1. Xây dựng hệ thống định chế của doanh nghiệp

- Triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Theo định nghĩa này, cần lưu ý rằng con đường chung của sự hình thành các triết lý kinh doanh là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về kinh doanh bằng triết lý kinh doanh; tác giả của các triết lý kinh doanh thường là những người hoạt động kinh doanh – doanh nhân từng trải. Các triết lý kinh doanh đều có tính đặc thù nghề nghiệp cao; do vậy, không thể coi các quy luật và nguyên tắc triết học là triết lý kinh doanh; không phải cứ vận dụng triết học vào kinh doanh là rút ra được các triết lý kinh doanh. Các triết lý về các

Ngày đăng: 21/09/2022