Tình Hình Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Tập Đoàn Walmart

mặt hàng. Tính đến cuối tháng 1/2007, trên toàn nước Mỹ có 110 cửa hàng tạp hoá của Walmart.19

2.2. Câu lạc bộ Sam

Tập đoàn Wal-Mart sở hữu câu lạc bộ Sam là chuỗi cửa hàng bán sỉ những mặt hàng tạp hoá, thực phẩm và hàng hoá thông thường với số lượng lớn, được đặt theo tên người sáng lập tập đoàn Wal-Mart: Sam Walton. Câu lạc bộ Sam dành riêng cho những khách hàng tham gia làm hội viên của chuỗi cửa hàng này, với một khoản phí nhất định hàng năm. Khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ muốn bán cho khách hàng của mình một số chủng loại mặt hàng nhất định mà không phải tốn phí vận chuyển. Một số cửa hàng này còn bán cả xăng. Cửa hàng trong chuỗi câu lạc bộ Sam đầu tiên được mở vào năm 1983 tại MidWest City, Oklahoma.

Theo báo cáo tài chính năm 2006, câu lạc bộ Sam chiếm đến 12.7% doanh số bán hàng của tập đoàn Wal-Mart. Đối thủ cạnh tranh của các chuỗi cửa hàng câu lạc bộ Sam gồm Costco, BJ’s WholeSale Club chủ yếu hoạt động tại miền Đông nước Mỹ. Vào năm 1993, Wal-Mart mua lại PACE Membership Warehouse và chuyển thành cửa hàng câu lạc bộ Sam. Tính đến hết tháng 1/2007 trên toàn nước Mỹ có 551 cửa hàng bán sỉ câu lạc bộ Sam, lợi nhuận của hệ thống cửa hàng này vào năm 2006 là 37.1 tỉ USD. Các cửa hàng câu lạc bộ Sam cũng có bán những mặt hàng sản xuất riêng của mình dưới những nhãn hiệu : Member’s Mark, Bakers & Chefs và Sam’s Club.20

2.3. Chuỗi cửa hàng Wal-Mart phân nhánh quốc tế

Wal-Mart điều hành hoạt động của phân nhánh Wal-Mart International với 2700 cửa hàng tại 14 quốc gia. Theo báo cáo tài chính năm 2006 của tập đoàn này, doanh số bán hàng quốc tế chiếm 20.1% tổng doanh số của Wal-


19 Báo cáo h àng n ăm năm 2006 của tập đoàn Wal-Mart,

http://walmartstor es.com/sites/AnnualRep or t/2006/boar d_of_dir ector s.html

20 Báo cáo h àng n ăm năm 2006 của tập đoàn Wal-Mart,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

http://walmartstor es.com/sites/AnnualRepor t/2006/boar d_of_dir ector s.html

Mart trong năm 2006. Các cửa hàng thuộc sở hữu toàn phần của Wal-Mart đặt tại Argentina, Brazil, Peurto Rico, Anh Quốc.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại tập đoàn WalMart - 6

Tổng số cửa hàng Wal-Mart tại thị trường quốc tế gồm 1840 đơn vị cửa hàng trong đó không bao gồm các trung tâm phân phối (phụ lục 1_tr.80)

3. Đối thủ và khách hàng của Wal-Mart

3.1. Đối thủ

Wal-Mart cũng gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ ở các quốc gia đang hoạt động.

Ở Hoa Kỳ: đối thủ chính của Wal-Mart trong phân khúc cấp thấp là các chuỗi Sears Holding Corporation’s Kmart, Target, Meijer, H-E-B, Kroger, Albertson’s, Publix, Giant Eagle, Safeway và các chuỗi cửa hàng địa phương khác. Nhờ tập trung vào những sản phẩm giá thấp, các cửa hàng 1 đô la như Family Dollar và Dollar General đã có thể cạnh tranh trực tiếp với Wal-Mart. Để đối phó với trường hợp đó năm 2004, Wal-Mart đã đưa vào thử nghiệm chuỗi cửa hàng tiền xu của mình.

Ở Canada, Wal-Mart phải cạnh tranh với Zeller, hệ thống cửa hàng giá rẻ lớn thứ hai ở Canada chỉ xếp sau Wal-Mart. Wal-Mart cũng phải cạnh tranh với các đối thủ khác như Sears Canada, Winners, Giant Tiger, Canadian Tire.

Tuy nhiên không phải lúc nào Wal-Mart cũng thành công. Wal-Mart đã phải cạnh tranh khốc liệt ở nhiều thị trường nước ngoài và không ít lần thất bại. Ở Đức, sau khi vào thị trường này năm 1997, Wal-Mart chỉ chiếm 2% doanh số thực phẩm ở Đức, đứng thứ hai sau đối thủ Aldi với 19% thị phần. Vào tháng 7/2006, Wal-Mart tuyên bố rút khỏi thị trường Đức vì thua lỗ triền miên. Các cửa hàng được bán lại cho METRO AG. Ở Trung Quốc, Wal-Mart chỉ là một con cá nhỏ vì chiến lược “giá luôn thấp” không thể cạnh tranh lại với các cửa hàng gia đình ở Trung Quốc vốn đã quen với việc bán giá cao. Tháng 5-2006, sau 10 năm hoạt động, Wal-Mart rút khỏi thị trường Hàn Quốc và bán lại 16 cửa hàng cuả mình cho Shinsegae, một nhà bán lẻ địa phương. Ở

Anh, chuỗi cửa hàng ASDA của Wal-Mart chỉ đứng vị trí thứ hai sau Tesco, và khoảng cách này ngày càng tăng dần.

3.2. Khách hàng

Khách hàng của Wal-Mart cho rằng giá rẻ là lý do quan trọng nhất họ chọn mua sắm tại Wal-Mart. Thống kê cho thấy 80% dân số Hoa Kỳ mua sắm tại Wal-Mart ít nhất một lần trong năm. Mỗi tuần có ít nhất 100 triệu lượt khách mua sắm tại Wal-Mart, hơn 1/3 dân số Hoa Kỳ. Phân tích những khách hàng mua sắm thường xuyên ở Wal-Mart còn cho thấy: thu nhập bình quân của họ thấp hơn mức thu nhập bình quân của quốc gia và hơn 1/5 khách hàng

của Wal-Mart không có tài khoản ngân hàng, gấp hai lần so với tỉ lệ của quốc gia.21

Gần đây, Wal-Mart đang từng bước mở rộng nhóm khách hàng của mình. Vào tháng 7/2006 Wal-Mart đã thay đổi phong cách phục vụ khách hàng từ phục vụ cho đại trà mọi tầng lớp dân cư thành phong cách chuyên nghiệp cho từng nhóm khách hàng, với chính sách phục vụ mọi đối tượng tầng lớp dân cư, với sáu nhóm khách hàng chính: người Mỹ gốc Phi, người giàu, người nghèo, người Mỹ gốc Latinh, dân thành thị, dân nông thôn.‌

II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN WALMART

1. Xây dựng hệ thống định chế

1.1. Định hướng và tầm nhìn chiến lược

Chiến lược phát triển của Wal-Mart được gói gọn trong các mục tiêu

sau:22

Thống trị thị trường bán lẻ tại bất cứ nơi nào mà Wal-Mart hiện diện

Tiếp tục phát triển rộng ra khắp nước Mỹ và trên thế giới


21 http://saga.vn/dictview.aspx?id=8396

22 Mục tiêu phát triển của Wal-Mart, http://www.reclaimdemocracy.org/walmart/#articles

Tạo nên một thương hiệu Wal-Mart được nhận biết rộng rãi và tạo sự hài lòng cho khách hàng, kết hợp với nhà bán lẻ tạo ra danh tiếng trong việc cung cấp hàng hoá với mức giá tốt nhất.

Phát triển kinh doanh sang các mặt hàng bán lẻ khác: thuốc, dịch vụ sửa chữa, cửa hàng tạp hoá

- Thống trị thị trường bán lẻ ở bất cứ nơi nào

Chiến lược phát triển trọng tâm của Wal-Mart là thống trị thị trường bán lẻ. Nhà sáng lập tập đoàn, ông Sam Walton, đã đưa ra một triết lý về bán lẻ mà công ty vẫn tuân theo cho đến bây giờ. Trước hết, Wal-Mart là nhà bán lẻ chiết khấu vì họ bán các sản phẩm của họ tại những mức giá thấp nhất có thể. Bằng việc bán tại mức giá thấp nhất, Walton đã vạch ra bản chất của việc bán hàng chiết khấu thành công là phải giảm giá trên tất cả các mặt hàng càng nhiều càng tốt, hạn chế sự tăng giá và kiếm lợi trên từng khối lượng bán hàng gia tăng.

Một yếu tố nữa trong chiến lược này là khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm. Từng cửa hàng được khuyến khích cạnh tranh quyết liệt với các cửa hàng khác trên cơ sở khách hàng cho đến khi Wal-Mart chiếm được ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Hiện tại, Wal-Mart là nhà bán lẻ đứng đầu thế giới và là công ty số một trong số 500 công ty có doanh số bán hàng lớn nhất thế giới (trên 200 tỷ đô la) do tạp chí Fortune bình chọn.23

Tận dựng ưu thế về quy mô và sức mua lớn, Wal-Mart đang thực hiện một cách có hiệu quả chiến lược thống trị thị trường của mình.

- Tiếp tục phát triển rộng ra khắp nước Mỹ và trên thế giới

Mục tiêu chiến lược của Wal-Mart là mở rộng. Wal-Mart đã làm được điều đó. Thực tế và các con số đã chỉ ra sự thống trị và lớn mạnh của Wal- Mart. Hiện tại, Wal-Mart đã thuê hơn 1.8 triệu nhân viên trong đó có hơn 1.6


23 Tổng hợp từ CNN Money qua các năm, http://money.cnn.com/magazines/fortune/fortune500_archive/snapshots/2006/1551.html

là người Mỹ. Tập đoàn Wal-mart hiện có hơn 4000 cửa hàng và 1200 nhà kho trên toàn thế giới. Ở Mỹ, Wal-Mart có hơn 1.6 triệu nhân viên, 3000 cửa hàng và 77 trung tâm phân phối. Wal-Mart phục vụ hơn 100 triệu khách mỗi tuần ở tất cả 50 bang, Puerto Rico và một vài quốc gia trên thế giới.24

Wal-Mart đã mở rộng đến tận Mexico, Canada, Achentina, Brazil, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và Anh. Chiến lược mở rộng ra thế giới của Wal-Mart đang được thực hiện rất hiệu quả. Chiến lược mở rộng gần đây nhất là giúp cho Wal-Mart tìm được lối vào thị trường nội địa bằng liên doanh liên kết và sau đó là dành quyền kiểm soát của các nhà bán lẻ. Khi bị mua lại, Wal-Mart sẽ chuyển cửa hàng đó thành cửa hàng của mình. Năm 1994, Wal-Mart đã mua lại 122 của hàng của Woolco ở Canada và hiện nay Wal-Mart đã có tất cả 194 cửa hàng ở Canada. Năm 1998, Wal-Mart mua lại 21 cửa hàng của Wertkauf ở Đức và hiện nay đã có tổng cộng 94 cửa hàng tại đó. Năm 1999, Wal-Mart tiếp nhận 129 cửa hàng trong chuỗi các cửa hàng bán lẻ của ASDA ở Anh và hiện nay ở Anh đã có 252 cửa hàng của Wal-Mart.

Bằng chiến lược thâu tóm đặc biệt này, Wal-Mart luôn giành được lợi thế khi thâm nhập vào các thị trường mới. Trong một vụ thâu tóm, khi đối thủ lớn bị gục ngã thì ngay lập tức Wal-Mart đã có trong tay cửa hàng cùng với nhân viên trong một chuỗi các cửa hàng của đối thủ cạnh tranh tại thị trường mục tiêu. Wal-Mart làm được điều này là nhờ lợi thế về quy mô và sức mạnh mà rất ít đối thủ cạnh tranh của nó có thể làm được như vậy. Wal-Mart đã xây dựng được một thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng trong khi vẫn duy trì dạng cửa hàng thân thuộc xưa. Dần dần, khi các cửa hàng của Wal-Mart đã tạo ra được lợi nhuận và những nhà quản lý tìm được cách tiếp cận với môi trường cạnh tranh trong khu vực thì Wal-Mart mới bắt đầu thiết kế lại cửa hàng theo đúng phong cách của Wal-Mart. Wal-Mart sau đó tiếp tục xây mới


24 Báo cáo hàng năm năm 2008 của tập đoàn Wal-Mart, http://walmartstores.com/sites/AnnualReport/2006/board_of_directors.html

và mở rộng các cửa hàng hiện có tại thị trường mới này. Hiện Wal-Mart là nhà bán lẻ lớn nhất tại Canada và Anh.

- Xây dựng thương hiệu và từng bước tạo sự nhận dạng của thương hiệu đối với khách hàng

Tập đoàn Wal-Mart đang cố gắng để tạo ấn tượng tốt về thương hiệu của Wal-Mart đối với người tiêu dùng. Mục tiêu của nó là tạo mối liên tưởng trong khách hàng về chuỗi cửa hàng bán lẻ là một thương hiệu uy tín với mức giá tốt nhất. Wal-Mart thực hiện được mục tiêu này thông qua chiến dịch quảng cáo trên truyền hình và trên các tờ báo. Điểm đặc biệt trong quảng cáo của Wal-Mart là họ sử dụng chính cửa hàng và nhân viên của mình trong đoạn quảng cáo đó. Khẩu hiệu “giá luôn rẻ” luôn được nổi bật ở trong các quảng cáo. Wal-Mart cũng liên kết với các đối tác của mình trong quảng cáo: trong rất nhiều cửa hàng của Wal-Mart có cả nhà hàng của McDonalds. Tận dụng lợi thế về quy mô của chuỗi cửa hàng bán lẻ mà có rất nhiều quảng cáo độc đáo của Wal-Mart được làm bởi các nhà sản xuất phim và âm nhạc của Hollywood.

- Mở rộng thêm các mặt hàng bán lẻ khác.

Với chiến lược phát triển thành công, tập đoàn Wal-Mart đã mở rộng ra thêm rất nhiều lĩnh vực bán lẻ mới. Gần đây, các cửa hàng của Wal-Mart đã trở thành những hiệu thuốc lớn, những xưởng sửa chữa ô tô, và đang phát triển sang các cửa hàng tạp phẩm. Đây là một ví dụ của thành công, chứng minh cho mục tiêu trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới của Sam Walton. Sau khi mở rộng các cửa hàng và phát triển thêm ra thị trường mới, Wal-Mart cũng phải mở rộng các mặt hàng được bán trong cửa hàng, phát triển thương hiệu và cạnh tranh với các tập đoàn khác.

Kinh doanh bán lẻ truyền thống của Wal-Mart là bán hàng chiết khấu và bán với giá rẻ những đồ dùng gia đình, sản phẩm nhựa, quần áo, đồ dùng thể thao, đồ chơi. Một số cửa hàng khác bao gồm không hạn chế các sản

phẩm cung cấp cho văn phòng, phần cứng, vật liệu xây dựng, cung cấp tranh nghệ thuật và thủ công, mỹ phẩm, giầy, sách và tạp chí, thiếp chúc mừng, và bánh kẹo. Wal-Mart cũng mở rộng sang lĩnh vực đồ điện gia dụng, ô tô, thuốc, đồ trang sức, dịch vụ in ảnh, lập kế hoạch du lịch và dịch vụ làm vườn. Ở bất cứ nơi nào có cửa hàng của Wal-Mart, Wal-Mart đều phải cạnh tranh với các tập đoàn đã chuyên về khu vực đó, và đẩy các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn ra khỏi cuộc chạy đua.

Nói tóm lại, sự phát triển của Wal-Mart chủ yếu là nhờ mở rộng các cửa hàng cả về mặt nội tại (mở rộng không gian các cửa hàng, chủng loại sản phẩm) và vượt ra ngoài khỏi phạm vi biên giới quốc gia. Sự lớn mạnh của Wal-Mart không chỉ dừng lại ở trong phạm vi nước Mỹ mà nó đã trở thành nhà bán lẻ lớn của thế giới. Khi khai trường một cửa hàng mới, mục tiêu đầu tiên của Wal-Mart là phải chiếm lĩnh ưu thế trong cuộc cạnh tranh ở thị trường khu vực đó so với tất cả các cửa hàng bán lẻ khách để trở trở thành nhà bán lẻ số một trong khu vực. Khi giành được quyền thống trị Wal-Mart sẽ bắt đầu mở rộng bán hàng sang các loại sản phẩm khác.

1.2. Các yếu tố niềm tin và giá trị cho văn hoá doanh nghiệp dựa trên triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

Các giá trị cốt lõi là yếu tố cần thiết, niềm tin lâu dài của một tổ chức, một nhóm nhỏ các nguyên lý hướng dẫn ngàn đời. Các giá trị cốt lõi không đòi hỏi sự minh chứng bên ngoài, chúng có giá trị và tầm quan trọng nội tại đối với những ai trong tổ chức đó. Giá trị cốt lõi của tập đoàn Wal-Mart là quy tắc “người bán hàng vui vẻ” được mọi nhân viên của tập đoàn Wal-Mart áp dụng. Nhờ đó, bất kỳ khách hàng nào bước vào cửa hàng cũng nhận được nụ cười tươi tắn từ các nhân viên và sự giúp đỡ lúc cần thiết.

Trong cuốn tự truyện của Sam Walton, ông đã viết: “Bí quyết thành công của một người bán lẻ hàng hóa là phải mang lại cho khách hàng những điều mà họ muốn, nhưng như vậy chưa đủ, để trở thành xuất sắc, khách hàng

phải được hưởng nhiều hơn cái họ chờ đợi. Hãy luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ muốn gì: Hàng hóa chất lượng tốt và phong phú? Giá thành thấp nhất? Độ tin cậy tối đa? Dịch vụ tận tình? Giờ giấc thuận tiện? Nơi đỗ xe miễn phí? Tất nhiên, khi họ thấy yên tâm, họ sẽ tiếp tục tới cửa hàng. Còn ngược lại, cũng sẽ dễ hiểu nếu chúng ta không bao giờ gặp lại những khách hàng không được thỏa mãn nhu cầu!”.25

Mục đích Sam Walton thành lập nên hệ thống bán siêu thị Wal-Mart là để cung cấp hàng hóa giá rẻ nhất tới mức có thể, một trung tâm mua sắm thuận tiện và chất lượng dịch vụ cao nhất. Để thực hiện được những điều này, Sam đã đưa ra 3 điều kiện mà nhân viên nào của Wal-Mart cũng phải đạt được, đó là: Tôn trọng cá nhân, Phục vụ hết mình cho khách hàng và Không ngừng hoàn thiện. Khi Sam Walton qua đời trong sự nuối tiếc của mọi người thì triết lý này vẫn được áp dụng xuyên suốt công ty, các nhân viên luôn coi đó là nhiệm vụ của chính mình và thực hiện một cách nghiêm túc.

1.3. Triết lý kinh doanh cho tập đoàn

- Chính sách khách hàng

Khách hàng luôn là trung tâm của mọi hoạt động tại Wal-Mart. Để làm nổi bật tầm quan trọng của khách hàng, Walton đã đặt ra quy tắc cho các nhân viên như sau:

Quy tắc 1: Khách hàng luôn luôn đúng

Quy tắc 2: Nếu khách hàng sai, xem lại quy tắc 1

( Rule 1: The customer is always right.

Rule 2: If the customer happens to be wrong, refer to Rule 1)

Ông đã từng nói với các nhân viên rằng: “Khách hàng là ông chủ duy nhất. Anh ta có thể sa thải bất kỳ ai trong công ty, từ chủ tịch trở xuống, đơn giản chỉ vì đã tiêu tiền của anh ta vào nơi khác.”


25 Sam Walton – John Huey (2006), Sam Walton & Wal-Mart cuộc đời kinh doanh tại Mỹ, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí