Các Chỉ Tiêu Để Xác Định Tuyến - Điềm Du Lịch


thống các cơ sở thương nghiệp, y tế, thể thao, du lịch, trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, phòng rửa tráng phim, hiệu cắt tóc, hiệu giặt là…

1.3.3- Các chỉ tiêu để xác định tuyến - điềm du lịch

Việc xác định tuyến - điểm du lịch trong phạm vi lãnh thổ của một thành phố hoặc xa hơn nữa dựa trên một số chỉ tiêu nhất định. Các chỉ tiêu đó là:

1.3.3.1- Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch

Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch, có tính chất tổng hợp và thường xác định, đánh giá bằng vẻ đẹp phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khi hậu, tính đặc sắc của và độc đáo của của tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

Độ hấp dẫn thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Đối với phạm vi cấp tỉnh, theo TS Nguyễn Thế Chỉnh có thể phân độ hấp dẫn thành 4 cấp:

- Rất hấp dẫn: có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng, có 6 hiện tượng di tịch đặc sắc,đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch.

- Khá hấp dẫn: có 3 - 5 phong cảnh đẹp, đa dạng, có 2 hiện tượng di tịch đặc sắc,đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch.

- Trung bình hấp dẫn: có 1- 2 phong cảnh đẹp, đa dạng, có 1 hiện tượng di tịch đặc sắc,đáp ứng được 1- 2 loại hình du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Kém hấp dẫn: phong cảnh đơn điệu, đáp ứng được 1 loại hình du

lịch.

Xây dựng tuyến du lịch văn hoá dọc các sông quanh huyện Thuỷ Nguyên - 5


1.3.3.2- Thời gian hoạt động du lịch

Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp

nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khoẻ của khách du lịch và số thời gian thuận lợi để triển khai các hoạt động du lịch.

Thời gian hoạt động du lịch quyết định thính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch và liên quan đến hoạt động trực tiếp đến phương hướng khai thác, đầu tư, kinh doanh phục vụ du lịch.

Có thể phân chia thời gian hoạt động du lịch thành 4 cấp:

- Rất dài: có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và trên180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người.

- Dài: có 120 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch.


- Trung bình: có 100 - 120 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch.

- Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch.

1.3.3.3- Sức chứa khách du lịch

Sức chứa khách du lịch đối với mỗi khu vực tổng sức chứa tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch phản ánh quy mô triển khai hoạt động du lịch tại điểm du lịch có ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động du lịch của khách.

Có thể xác định sức chứa theo diện tích hoặc theo tuyến du lịch cho từng thời điểm, điều này phụ thuộc vào hoạt động du lịch cụ thể tại điểm du lịch.

Có thể phân chia sức chứa khách du lịch làm 4 cấp:

- Rất lớn: có sức chứa trên 1000 người /1ngày.

- Lớn: có sức chứa trên 500 - 1000 người /1ngày.

- Trung bình: có sức chứa trên 100 - 500 người /1ngày.

- Nhỏ: có sức chứa 100 người /1ngày.

1.3.3.4- Vị trí của điểm du lịch

Vị trí của điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các hoạt động du lịch và thu hút khách du lịch. Các chỉ tiêu đánh giá về khoảng cách. Thời gian đi đường và phương tiện vận chuyển. Nếu tài nguyên du lịch ở vị trí thuận lợi, chất lượng đường tốt, giảm bớt thời gian và chi phí thì đương nhiên sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Có thể nói, vị trí của điểm du lịch cũng là một trong những giá trị vô hình để thu khách, nên khi đánh giá tài nguyên cần phải được quan tâm tới.

Có thể phân chia vị trí điểm du lịch thành bốn cấp:

- Rất thích hợp: khoảng cách 10-200km, thời gian đi đường nhỏ hơn 3 giờ, có thể đi bằng 2-3 loại phương tiện thông dụng.

- Thích hợp: khoảng cách 10-200km, thời gian đi đường 3-4 giờ, có thể đi bằng 2-3 loại phương tiện thông dụng.

- Trung bình: khoảng cách trên 200km và dưới 500km, thời gian đi đường mất 5 giờ, có thể đi bằng 1-2 loại phương tiện thông dụng.

- Kém thích hợp: khoảng cách trên 500km, thời gian di đường lớn hơn 5 giờ, có thể đi bằng 1-2 loại phương tiện thông dụng.

1.3.3.5- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch


Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố đáng kể với hoạt động du lịch. Nếu như thiếu nó thì hoạt đông du lịch không có điều kiện thuận lợi để tiến hành, thậm trí có khi phải đình chỉ. Nơi nào chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thì nơi đó dù có điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thuận lợi đến mấy cũng chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng.

Có thể phân chia làm 4 cấp như sau:

- Rất tốt: cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Tốt: cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Trung bình: cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đầy đủ, chưa đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Kém: cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật chưa có, hoặc số đã có thì chất lượng thấp và có tính chất tạm thời.

1.3.3.6- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

Đối với mỗi điểm du lịch, để xác định hiệu quả kinh tế trong tổng thể phát triển của vùng thường xuyên phải đưa ra những tiêu chuẩn đo lường về mặt kinh tế. Nhưng tiêu chuẩn đó thì nhiều, song có thể chia làm hai nhóm:

- Những tiêu chuẩn quyết dịnh khả năng sinh lợi đói với những giá trị hiện hành hàng năm, dựu vào lợi nhuận thu được hàng năm tại nơi kinh doanh du lịch:

+Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí (∑Bt –∑Ct )

Lợi nhuận ∑Bt - ∑Ct

+Tỷ xuất lợi nhuận = ---------------------- (---------------) x 100%

Tổng chi phí ∑Ct

- Mặt khác, có thể căn cứ vào cố lượng khách đến hàng năm tại các điểm du lịch, bao gồm tổng lượng khách trong nước và khách quốc tế.

Dựa vào 2 nhóm tiêu chuẩn trên, căn cứ vào từng đơn vị lãnh thổ du lịch cụ thể, có thể chia ra làm 4 mức độ và hiệu quả kinh tế phát triển du lịch như sau: Rất cao, cao, trung bình và thấp.

Sáu chỉ tiêu trên là căn cứ cơ bản để tính toán và xác định các điểm – tuyến du lịch trên lãnh thổ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I


Qua phần trình bày ở Chương I, về mặt lý luận có thể rút ra kết luận: nội dung chủ yếu của việc xác định tuyến, điểm du lịch là tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch. Các chỉ tiêu cụ thể để xác định tuyến, điểm du lịch là độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, vị trí, cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của điểm du lịch.


CHƯƠNG II

CÁC TIỀM NĂNG CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG TUYẾN – ĐIỂM DU LỊCH VĂN HOÁ Ở HUYỆN THUỶ NGUYÊN

2.1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN THUỶ NGUYÊN

2.1.1- Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1- Vị trí địa lý

Huyện Thuỷ Nguyên là một huyện duyên hải của thành phố Hải Phòng, có diện tích khoảng 242,7km2, dân số 203.870 người (số liệu năm 2005) nằm ở phía Bắc thành phố Hải Phòng. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh qua các sông Bạch Đằng, Đá Bạc; phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương; phía Đông và Nam giáp các quận Hải An, Ngô Quyền và Hồng Bàng qua sông Cấm. Nhìn trên bản đồ huyện Thuỷ Nguyên như một hòn đảo, xung quanh đều là sông bao bọc.

Huyện có 37 đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Núi Đèo, thị trấn Minh Đức và 35 xã là: Gia Minh, Gia Đức, Minh Tân, Trung Hà, Ngũ Lão, Hoà Bình, Thuỷ Đường, Thiên Hương, Hoa Động, Lâm Động, Hoàng Động, Tam Hưng, Phục Lễ, Phà Lễ, Lập Lễ, Thuỷ Triều, Thuỷ Sơn, An Lư, Tân Dương, Dương Quan, Liên Khê, Lưu Kỳ, Kỳ Sơn, Lưu Kiếm, Chính Mỹ, Quảng Thanh, Kênh Giang, Đông Sơn, Mỹ Đồng, Lại Xuân, An Sơn, Phù Ninh, Hợp Thành, Cao Nhân, Kiền Bái.

2.1.1.2- Địa hình

Vùng đất Thuỷ Nguyên là kết quả của sự hoạt động địa chất, địa mạo lâu dài; quá trình biển tiến, biển lùi phức tạp qua nhiều triệu năm. Địa hình nơi đây bao gồm hai hình thái trái ngược nhau; vùng đồi núi chia cắt khá mạnh và vùng đồng bằng ô trũng.

Đồi núi chiếm khoảng 12%, phân bố chủ yếu ở phía bắc Thuỷ Nguyên. Đồng Bằng ở Thuỷ Nguyên chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên của huyện. Khu vực này nằm ở phía Nam huyện, trải rộng trên toàn bộ diện tích các xã Hợp Thành, Cao Nhân, Mỹ Đồng, Kiến Bái, Thiên Hương, Đông Sơn, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Thuỷ Triều, Tam Hưng, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ và chiếm phần lớn các xã Phù Linh, Kênh Giang,Thuỷ


Đường, Hoà Bình, Trung Hà, Ngũ Lão…Ngoài ra một số cánh đồng nhỏ hẹp còn nằm xen kẽ giữa các dải núi đồi ở khu vực phía Bắc của huyện.

2.1.1.3- Khí hậu

Nằm trong mảnh đất Hải Phòng nhưng với những đặc trưng về vị trí địa lý, địa hình riêng biệt nên khí hậu Thuỷ Nguyên vừa mang tính chất của khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa vừa có những đặc trưng kiểu khí hậu của khu vực đồng bằng xen kẽ với núi đá vôi. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23°- 24°C, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1500mm – 1650mm. Khí hậu ở Thuỷ Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa Đông lạnh, mùa Hạ nóng và thường có nhiều mưa bão vào các tháng 7, 8, 9. Mùa Đông kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.

2.1.1.4- Thuỷ văn

Huyện Thuỷ Nguyên được bao quanh bởi sông Kinh Thầy, Thái Bình, Bạch Đằng, sông Gía, sông Hàn, sông Ruột Lợn…Nội địa vùng đất, Thuỷ Nguyên là hệ thống kênh mương dày đặc. Các dòng sông chính chảy qua phần đất Thuỷ Nguyên đều là phần hạ lưu cuối cùng của hệ thống sông Thái Bình, gồm: sông Bạch Đằng (30km), sông Kinh Thầy (27km), sông Hàn (8km), sông Ruột Lợn (5km) và sông Gía. Đặc biệt, sông Bạch Đằng là nơi ghi dấu những chiến công lừng lẫy trong lịch sử đấu tranh của dân tộc (năm 939 Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, năm 1288 chiến thắng Nguyên – Mông).

2.1.2- Điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội

2.1.2.1- Lịch sử

Tên đầu tiên của huyện là Nam Triệu Giang. “Giang” có nghĩa là một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện. Thời Hùng Vương, Thuỷ Nguyên thuộc bộ Dương Tuyền (Thanh Thuyền) một trong 15 bộ của nước Văn Lang xưa. Vào thời Minh đô hộ, trong sử sách tên Thuỷ Đường được nhắc đến nhiều lần. Thời Nguyễn, Thuỷ Nguyên thuộc phủ Kinh Môn, Trấn Hải Dương. Từ 31-01-1898 sát nhập vào tỉnh Phù Liễn (năm 1906 tỉnh Phù Liễn đổi tên là tỉnh Kiến An). Tháng 11 năm 1949 thuộc tỉnh Quảng Yên, đến năm 1953 thuộc khu Hồng Quảng. Năm 1956 được cắt chuyển về tỉnh Kiến An, ngay sau đó lại thuộc thành phố Hải Phòng. Khi Kiến An và Hải


Phòng sát nhập (20-10-1962), Thuỷ Nguyên chính thức trở thành một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hải Phòng. Đến nay Thuỷ Nguyên có 35 xã và 2 thị trấn Núi Đèo, Minh Đức. Năm 1886 kiêng tên huý vua Đồng Khánh (Ưng Đường) nên Thuỷ Đường đổi tên là Thuỷ Nguyên và được duy trì đến ngày nay [5].

Trong suốt chiều dài lịch sử, Thuỷ Nguyên luôn là địa bàn chiến lược, nơi đầu sóng ngọn gió, đồng thời cũng là địa thế hiểm yếu, phải đương đầu với muôn vàn biến động của lịch sử. Đặc điểm đó tạo nên bản sắc đáng trân trọng của con người Thuỷ Nguyên: cần cù, sáng tạo trong lao động; dũng cảm trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mảnh đất này không ít lần chứng kiến và góp phần lập nên nhiều chiến công hiển hách, chôn vùi ý đồ xâm lăng của nhiều đạo quân xâm lược. Tiêu biểu là các trận quyết chiến tiêu diệt quân Nam Hán (năm 938), quân Nguyên Mông (năm 1288). Cũng trên mảnh đất này đã sản sinh biết bao người con ưu tú cống hiến cho sự nghiệp dựng nước mà tên tuổi họ còn sống mãi với truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam như Vũ Hồng, Vũ Thị Lê Hoa, Trần Độ, Trần Cao, Lê Na... [1].

2.1.2.2- Dân cư

Thuỷ Nguyên nằm trên hành lang phía Bắc thành phố Hải Phòng, nằm trên trục giao thông chính nối liền hai thành phố công nghiệp Hải Phòng và Quảng Ninh. Nguyễn Trãi đã từng ví đây là “phiên dậu lớn nhất phía Đông” vùng đất này được hình thành từ rất sớm, dân cư sống ở vùng đất này có mặt từ xa xưa. Những di chỉ khảo cổ học tìm thấy mộ cổ Việt Khê (Phù Ninh) được khai quật vào năm 1962 có niên đại khoảng 2000 năm.

Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở di chỉ Tràng Kênh (thuộc văn hoá Phùng Nguyên), di chỉ Việt Khê (thuộc văn hoá Đông Sơn) từ rất sớm con người đã có mặt ở Thuỷ Nguyên. Khi ấy họ cư trú trên các sườn đồi, chân núi rồi xuống đông bằng ven biển, cùng nhau chinh phục tự nhiên,


khai khẩn đất đai, xây dưng nên xóm làng trù phú, chống lại thiên tai, giặc giá xâm lẫm.

Nét nổi bật của cư dân Thuỷ Nguyên là đa thành phần, đa dòng họ. Theo bia ký, ngọc phả của các làng còn được lưu giữ, dân cư thuộc khu vực xã Phù Ninh, Thuỷ Đường, Minh Đức thuộc vào lớp đã có mặt ở Thuỷ Nguyên từ cổ xưa.Cư dân các xã còn lại đều là có nguồn gốc từ các vùng khác. Họ di cư đến Thuỷ Nguyên quai đê, lập ấp, thành lập thôn trại cách đây chưa lâu lắm.

Chính vì có nguồn gốc khác nhau nên cư dân ở mỗi xã có một giọng nói riêng. Thậm chí hai làng sát nhau, chỉ cách nhau một con đường mà phong cách, nếp sống, lời ăn tiếng nói của dân cư ở đó cũng khác nhau. Dân ở xã An Lư, Trung Hà, Thuỷ Triều khi nói không có sự phân biệt giữa thanh (?) và thanh (~). Dân ở xã Phả Lễ, Lập Lễ thường nhấn mạnh ngữ điệu vào âm cuối tạo giọng ngân nga, kéo dài trong khi nói.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Thuỷ Nguyên, khung cảnh non xanh, nước biếc, sông ngòi uốn khúc, đồi núi trập trùng có đồng nội làng mạc trù phú, khí hậu biển quanh năm mát mẻ… Vì thế con người sông ở nơi đây có điều kiện rất tốt phát triển cả thể lực và trí lực.Từ ngàn xưa Thuỷ Nguyên đã là vùng quê giàu có, và là vùng đất nổi tiếng có nhiều trai tài gái sắc, thông minh lịch lãm.Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi chép về Thuỷ Nguyên đã từng coi nơi đây là vùng đất quân yếu của bờ cõi mặt biển. Bởi trong lịch sử dân tộc, những lần giặc phương Bắc xâm lược nước ta, chúng thường đi bằng hai con đường: một là đường bộ qua Lạng Sơn, hai là đường thuỷ men theo ven biển đến Hạ Long, theo sông Bạch Đằng rồi tới sông Lục Đầu để tiên sâu vào nội địa.

2.2.3- Một số nét về kinh tế - văn hoá - xã hội

Thuỷ Nguyên như một hòn đảo nằm trong vòng ôm của những dòng sông, ở phía Tây Bắc là sông Hàn nối với sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng kéo dài suốt phía Bắc tới phía Đông huyện, phía Tây là sông Hàn nối liền với sông Văn Dương và sông Cấm ngăn cách huyện Thuỷ Nguyên với các vùng xung quanh. Nằm ngang huyện là hồ sông giá thơ mộng, bốn mùa nước trong xanh với trữ lượng nước lớn chạy dài từ Đông sang Tây Bắc, nằm giữa hai dãy đồi đất sa diệp thạch kì thú.

Tận dụng tối đa các thế mạnh của một vùng đất giàu tiềm năng kinh tế, đa dạng về ngành nghề, Thuỷ Nguyên đã nắm bắt thời cơ, khai thác tối đa

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí