Bản Đồ Tuyến Du Lịch Văn Hóa Tổng Hợp Tỉnh Thừa Thiên - Huế


Hình 3.7. Bản đồ tuyến du lịch văn hóa tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế


* Tuyến tổng hợp phía Nam

Tuyến 1: Đại Nội - Điện Long An – Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan - Địa điểm Tòa Khâm Sứ Trung Kỳ - Tranh làng Sình – Hoa giấy Thanh Tiên – Nhà lưu niệm Dương Nỗ - Đình Dương Nỗ - Tháp Mỹ Khánh - Chùa Thánh Duyên – Hải đăng Sơn Chà.

Tuyến 2: Đại Nội – Điện Long An – Cung An Định – Cầu ngói Thanh Toàn

– Làng nón lá Thủy Thanh – Phủ thờ Tôn Thất Thuyết – Thiện Viện Trúc Lâm Bạch Mã – Làng chế biến tinh dầu tràm Lộc Thủy – Hải đăng Sơn Chà.

b. Tuyến du lịch ngoại tỉnh

Tuyến du lịch liên tỉnh

* Phía Bắc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Tuyến 1: Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Khe Sanh - Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - Phong Nha (theo đường Hồ Chí Minh)

Đây là tuyến du lịch không chỉ có ý nghĩa liên vùng mà còn có ý nghĩa quốc tế khi có khả năng kết nối với thị trường Đông Bắc Thái Lan qua hành lang Đông - Tây (Đông Bắc Thái Lan - Savanakhet - Lao Bảo - Đông Hà). Các sản phẩm của tuyến du lịch này là các loại hình du lịch gắn với cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ đặc biệt hấp dẫn đối với khách du lịch cựu chiến binh Mỹ; Các điểm du lịch: Khe Sanh, các di tích trên đường mòn Hồ Chí Minh, các di tích ở Cố đô Huế, các làng dân tộc thiểu số; Cơ sở lưu trú: các cơ sở lưu trú khu vực Thành phố Huế, các làng du lịch văn hoá dân tộc khu vực A Lưới.

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 20

Tuyến 2: Tuyến du lịch Huế - Phước Tích – Thành cổ Quảng Trị - Cầu Hiền Lương – Địa đạo Vĩnh Mốc – Phong Nha – Vũng Chùa (theo quốc lộ 1).

Đây là tuyến liên tỉnh khai thác tài nguyên quan trọng vùng Bắc Trung Bộ, sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, các điểm tham quan chủ yếu là các di sản thế giới Huế và Phong Nha Kẻ Bàng, làng cổ Phước Tích, các di tích lịch sử quan trọng ở Quảng trị và Vũng Chùa - Đảo Yến. Điểm lưu trú là TP Huế, Quảng Trị, Quảng Bình.

* Phía Nam

Tuyến 1: Tuyến du lịch Huế - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân Quan – Ngũ Hành Sơn - Hội An – Mỹ Sơn: là tuyến du lịch có ý nghĩa quan trọng trong vùng


Bắc Trung Bộ khi kết nối được hầu hết tiềm năng du lịch của khu vực này đặc biệt là kết nối được hai di sản văn hoá thế giới là Cố đô Huế và phố cổ Hội An, Mỹ Sơn; Sản phẩm du lịch: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển; Các điểm du lịch: di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Ngũ Hành Sơn…; Các điểm lưu trú: các điểm lưu trú ở TP Huế, Hội An, Đà Nẵng.

Tuyến 2: Tuyến du lịch Huế - Vinh Hiền - Cảnh Dương - Lăng Cô - Bán đảo Sơn Trà – Cù Lao Chàm (tuyến đường biển).

Đây là tuyến du lịch đường biển hấp dẫn nối Huế với Đà Nẵng. Sản phẩm du lịch là văn hóa và sinh thái. Các điểm tham quan chính là di tích Cố đô Huế, chùa Thánh Duyên, đầm phá, biển Cảnh Dương, Lăng Cô… Các điểm lưu trú: TP Huế, Lăng Cô, Đà Nẵng.

Tuyến du lịch liên quốc gia

Thừa Thiên - Huế với vị trí là điểm cuối của tuyến hành lang đông Tây nên có điều kiện để phát triển các tuyến du lịch liên quốc gia nối với Lào và Đông bắc Thái Lan. Tuyến 1: Tuyến du lịch theo cửa khẩu Lao Bảo: Huế - Lao Bảo - Savanakhet -

Thái Lan.

Tuyến 2: Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Cửa khẩu S3 - Saravan - Chăm Pasắc - Thái Lan.

Tuyến 3: Tuyến du lịch A Lưới - Cửa khẩu S10 - Sê Kông.

3.3. Các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế

Các giải pháp khai thác hiệu quả TNDLNV đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của ngành du lịch TTH. Để thực hiện các định hướng khai thác TNDLNV cần thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp.

3.3.1. Giải pháp cơ chế, chính sách gắn với khai thác TNDLNV

Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách gắn với khai thác tài nguyên du lịch nhân văn thông thoáng tạo điều kiện cho du lịch phát triển tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

* Về đầu tư:

- Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Việc nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông thông thoáng, thuận lợi góp phần


nâng cao sức thu hút, tạo điều kiện kết nối các tuyến điểm du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Khu vực trung tâm TP Huế, chú trọng đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông hướng đến chất lượng cao để tạo thuận lợi cho việc kết nối đến các điểm tài nguyên và nâng cao vai trò trung tâm dịch vụ du lịch và lưu trú của khu vực này.

Ngoài ra, cần chú trọng đầu tư nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây để tăng khả năng đón và phục vụ khách du lịch quốc tế đến TTH, đa dạng hóa loại hình du lịch bằng đường biển ở TTH.

- Khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống CSVCKT du lịch, tập trung đầu tư cơ sở vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú chất lượng cao ở khu vực TP Huế để nâng tầm thành phố Di sản, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác tốt hơn các TNDLNV có giá trị ở khu vực này.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các nguồn vốn trong xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý nước thải…) ở các khu vực nông thôn, nơi có nhiều di tích, làng nghề truyền thống để vừa đảm bảo nhu cầu của người dân, vừa phục vụ tốt cho hoạt động du lịch.

- Tăng nguồn ngân sách đầu tư cho xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, nghiên cứu khoa học và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác TNDLNV và công tác nghiên cứu để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của tài nguyên.

* Về thuế

- Ưu tiên miễn giảm thuế, hỗ trợ thuế nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư du lịch trong tỉnh vào những nơi còn hoang sơ, tài nguyên du lịch nhân văn chưa được khai thác, các hình thức du lịch có hiệu quả cao như du lịch cộng đồng để tăng cường sự hấp dẫn du khách, kéo dài ngày lưu trú, thu hút vốn đầu tư vào du lịch.

- Miễn giảm thuế, hỗ trợ vốn vay đối với lĩnh vực sản xuất hàng lưu niệm, các làng nghề truyền thống.

* Về xuất, nhập cảnh

- Cải cách các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh, hải quan… theo hướng nhanh gọn, thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh của


khách du lịch quốc tế vào Huế bằng đường biển (cảng Chân Mây) và đường bộ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

- Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện việc xuất nhập cảnh không cần visa đối với khách du lịch quốc tế tại cảng Chân Mây, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô để tạo điều kiện thu hút khách du lịch đường biển.

* Về xã hội hóa du lịch

Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các LNTT phục vụ phát triển du lịch.

3.3.2. Giải pháp về vốn đầu tư

- Tập trung huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm vào các điểm, khu du lịch gắn với nguồn TNDLNV của tỉnh, làm cơ sở kích thích phát triển du lịch.

- Thu hút nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt các nguồn vốn hỗ trợ công tác trùng tu, tôn tạo di tích, các dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các đối tượng gắn với khu vực nông thôn như làng nghề truyền thống hay văn hóa của đồng bào dân tộc ít người ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Đây là nguồn vốn đầu tư rất quan trọng cho phát triển du lịch ở TTH, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

- Hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư; khuyến khích đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau (đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, doanh nghiệp trong nước, và các doanh nghiệp địa phương v.v..).

- Có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch. Đối với các doanh nghiệp địa phương: Khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế địa phương tham gia vào hoạt động du lịch; ưu tiên liên kết các ngành kinh tế địa phương tạo mô hình phát triển kinh tế du lịch bền vững cho cộng đồng địa phương. Đối với các doanh nghiệp ngoài địa phương: Chính sách thu hút đầu tư


chủ yếu tập trung vào các khu du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao, quy mô hiện đại.

- Xây dựng kênh thông tin chung cho địa phương về phát triển du lịch. Trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp đầu tư, cộng đồng địa phương và khách du lịch. Các thông tin về định hướng quy hoạch phát triển du lịch, chính sách thu hút đầu tư cũng như các quy chuẩn trong đầu tư cần được công khai đến các nhà đầu tư và cộng đồng địa phương.

3.3.3. Giải pháp xúc tiến, quảng bá

Theo nhận xét của du khách, nguồn thông tin về tài nguyên du lịch nhân văn từ các nguồn tiếp cận được đánh giá tốt chiếm tỷ lệ không cao (phụ lục 11f) và có đến 81,2% trong tổng số 170 khách du lịch được hỏi đồng ý với việc tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm du lịch (phụ lục 11l). Vì vậy, có thể nói việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa là giải pháp cần thiết để khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch TTH. Đặc biệt, trong bối cảnh du lịch TTH có nhiều thách thức từ bên ngoài tác động vào như nhiều Di sản văn hóa thế giới được công nhận, sự phát triển của các địa phương khác trong nước, cũng như khu vực.

Một số giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm để nâng cao hiệu quả khai thác TNDLNV phục vụ phát triển du lịch cần quan tâm:

- Tạo lập và nâng cao thương hiệu du lịch Thừa Thiên - Huế gắn liền với những đặc trưng về tiềm năng du lịch văn hoá, môi trường an toàn ổn định đối với các thị trường mục tiêu trong và ngoài nước.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của Tỉnh với những hình thức như website du lịch, báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử,…

- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, các tổ chức quốc tế trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Thừa Thiên - Huế và trùng tu, tôn tạo Di sản văn hóa Huế.

- Thực hiện các chương trình thông tin, tuyên truyền, công bố các sự kiện thể thao, văn hoá, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chương trình xúc tiến, phát triển thị trường theo chuyên đề tại các thị trường trọng điểm theo hình thức


- Tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm trong nước và quốc tế để giới thiệu tiềm năng du lịch văn hóa đặc sắc ở TTH để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.

3.3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên

Nhằm hướng tới phát triển bền vững, việc bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế. Việc bảo tồn nhằm nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên, đồng thời thông qua việc khai thác, phát huy giá trị của di tích cũng góp phần đem lại nguồn vốn cho công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo.

Hiện nay, nhiều di tích có giá trị ở TTH, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế do nhiều yếu tố tác động thuộc về tự nhiên và cả hoạt động của con người, dẫn đến tình trạng xuống cấp của các công trình, việc thiếu đầu tư để duy tu, tôn tạo khiến nhiều di tích trở thành hoang phế. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác TNDLNV, một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên này cần được chú trọng vào nội dung sau:

* Công tác bảo tồn

- Triển khai các dự án giáo dục cộng đồng và hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm nâng cao ý thức toàn dân về bảo tồn và phát triển TNDLNV, nhất là đối với những người dân đang là chủ sở hữu các công trình văn hóa hoặc các tác phẩm văn hóa có giá trị, về tầm quan trọng của công tác bảo tồn di tích phục vụ phát triển du lịch thông qua các chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông,...

- Tăng cường công tác kiểm kê di sản văn hóa của tỉnh để đưa vào danh mục DSVH quốc gia.

- Kiện toàn bộ máy quản lý, cần đẩy mạnh công tác liên kết giữa các cơ quan chức năng trong việc bảo tồn và hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên. Đồng thời, chính quyền với cộng đồng địa phương cần tăng cương các hoạt động cùng tham gia vào công tác phát triển và đổi mới hoạt động của bảo tàng; bảo quản, tu bổ, phục hồi DTLSVH; đầu tư cho việc nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH gắn kết với du lịch.

- Quản lý hoạt động du lịch tại các điểm du lịch nhân văn theo hướng phát triển


bền vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên, đặc biệt là ở một số điểm như chùa Thiên Mụ, Đại Nội, các lăng vua Nguyễn. Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động làm xâm phạm, gây tổn hại đến tài nguyên cũng như môi trường xung quanh.

- Tổ chức đào tạo có hệ thống đối với đội ngũ người làm công tác quản lý văn hóa, quản lý du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh tại các di tích, bảo tàng, trong các công trình văn hóa khác.

- Đẩy mạnh và hỗ trợ công tác xã hội hóa theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn DSVH và phát triển tài nguyên; khuyến khích huy động các nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóp góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật, cổ vật quý hiếm.

* Phát huy giá trị tài nguyên du lịch nhân văn

Với định hướng khai thác các điểm TNDLNV của đề tài (mục 3.2.2 trang

134) và cảm nhận của du khách (mục 2.4.2.3 trang 110), các giải pháp phát triển TNDLNV có thể phân riêng theo các loại sau:

- Các di tích - công trình văn hóa

+ Với 6/7 điểm tài nguyên thuộc Quần thể di tích cố đô Huế được định hướng thành điểm du lịch quốc gia, các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bao gồm:

Các điểm tham quan định hướng khai thác thành điểm du lịch quốc gia thì 5 trong 6 đối tượng là các di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, cần:

Đầu tư nâng cấp sơ sở vật chất kỹ thuật như: nhà để xe, nhà vệ sinh, chỗ nghỉ ngơi cho du khách, cơ sở phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách,... theo hướng hiện đại, tiện nghi.

Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên, từ khâu bán vé, đón tiếp, hướng dẫn,... một cách quy chuẩn, bài bản thông qua việc tuyển chọn theo quy trình, đào tạo mới và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên.

Đa dạng hóa loại hình dịch vụ tại điểm tham quan. Những năm qua, TTBTDT Cố đô Huế đã đưa vào khai thác nhiều sản phẩm du lịch mới như tham quan bằng xe ngựa, xe điện, tổ chức biểu diễn Đại nhạc tại sân Thế Miếu, biểu diễn Ca Huế tại cung Trường Sanh,... Các hoạt động này đã đem lại hiệu quả khai thác

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí