Khai Thác Văn Hóa Tộc Người Hmông, Dao Trong Các Chương Trình Du Lịch Tuyến Hà Nội - Sa Pa Của Các Công Ty Du Lịch


1.2.3.3. Một số đặc điểm văn hóa vật chất

Trang phục của người Dao đỏ có sự khác biệt khá nhiều giữa nam và nữ. Đối với đàn ông Dao đỏ có hai loại áo là áo ngắn và áo dài. Áo ngắn được mặc hàng ngày. Áo dài thường dùng trong các dịp quan trọng như tế lễ, cưới xin và đi chơi xa. Áo ngắn là loại áo cổ truyền của dân tộc, cổ thấp, xẻ trước ngực, thân bên trái của xẻ áo có đính thêm một cái nẹp từ cổ áo xuống gần gấu áo. Nẹp được thêu rất công phu, gia đình nào khá giả thì có đính thêm nhiều mảnh bạc vào cái nẹp và khuy áo làm bằng bạc. Cổ ống tay thêu bằng chỉ màu vàng hoặc màu xanh nõn chuối, phía sau lưng áo ở phần giữa hai bả vai cũng thêu hình vuông, hình này đồng bào cho biết đó là “cái ấn của Bàn Vương”. Trước đây nam giới có đội mũ, nhưng hiện nay thì nam giới không đội mũ truyền thống của đồng bào mình, mà thay vào đó bằng nhiều kiểu mũ khác nhau, mua ở chợ. Hiện nay, nam giới mặc quần giống người Kinh trong các sinh hoạt thường nhật.

Đối với nữ giới thì khá đa dạng và cầu kì hơn nam giới. Phụ nữ Dao đỏ để tóc dài và có hai kiểu đội khăn trên đầu. Kiểu thứ nhất là một cái khăn màu đỏ, mỏng và nhỏ làm bằng nỉ viền trắng buộc lên đầu theo hình bầu dục và ôm gọn thân tóc, tóc được thả xuống lưng, kiểu khăn này dùng cho thường ngày. Kiểu thứ hai là một loại khăn to màu đỏ, viền trắng có dính thêm các hạt lục lặc và các đồng xu cả hai đường, tóc lúc này được quấn lên đầu và nằm trong khăn. Đuôi khăn tạo thành một lớp che kín gáy và rủ xuống lưng ngang vai, những quả lục lặc và đồng bạc đều được hướng về phía sau, tạo nên một nét đẹp của người phụ nữ Dao đỏ.

Cô dâu trong ngày cưới (hoặc phụ nữ tham gia nghi lễ cúng Bàn Vương) thì đội một cái mũ to và nặng. Khung mũ làm bằng gỗ có cắm bốn nan tre (hoặc nứa) bẻ thành hai góc nhọn nhô về phía trước mặt, ngoài khung này được phủ bằng vải đỏ và nhiều cái khăn thêu và do trọng lượng của mũ


này khá nặng ! nên chỉ đến khi nào cô dâu về gần tới nhà chồng mới đội mũ và làm lễ gia tiên xong thì bỏ mũ ra. Trong nghi lễ cũng vậy, khi nào vào chính thì các cô gái mới đội mũ này lên và chỉ đội trong lúc diễn ra nghi thức tế lễ, sau đó không đội nữa.

Áo phụ nữ kiểu dáng giống áo ngắn của nam giới, nhưng khác là áo nữ dài hơn áo nam (dài tới đầu gối) phía trước phần trên giống áo nam, phần dưới phía trước được tạo thành hai thân áo rộng bảy đến 10 cm và dài từ cạp quần tới đầu gối chân. Phía sau áo thì phần trên giống áo nam giới, phần dưới là một phần vải liền mảnh từ cạp quần xuống lưng đầu gối và được thêu sợi màu vàng nghệ và viền màu hồng theo kiểu hình chữ nhật. Khi mặc áo, nữ giới vắt chéo hai thân dưới phía trước lên nhau và buộc về phía đằng sau. Sau đó buộc dây lưng ra ngoài để che phần quấn phía trước đồng thời buộc dây lưng ra phía đằng sau. Dây lưng được thêu bằng những sợi nhiều màu sắc dịu nhẹ, đồng thời gắn những miếng bạc (hoặc nhôm) hình đồng xu và những quả lục lặc (chuông loại như viên bi) đeo xung quanh cạp quần tạo sự kín đáo và vẻ đẹp sang trọng của nữ giới.

Quần nữ giới phần nền là màu đen phía trước của quần có thêu các họa tiết hoa văn màu vàng nghệ, màu đen, màu trắng làm cho trang phục nữ giới phối màu hài hòa với chiếc áo, tạo điểm nhấn cho chiếc quần.

Trước đây nữ giới đi chân đất, nhưng nay nữ giới đã đi dép xốp tổ ong và đi giầy vải. Trang sức gồm có vòng cổ, tay và tai làm bằng bạc hoặc bằng những chất liệu đơn giản được mua ở thị trấn.

Những đường nét hoa văn trên trang phục của các chàng trai, cô gái người Dao đỏ đã tạo nên một sản phẩm đặc trưng của đồng bào, nó không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống mà nó còn là sản phẩm để bán cho khách du lịch khi có nhu cầu muốn sở hữu những sản phẩm đó. Theo chúng tôi tìm hiểu, thì có khá nhiều khách du lịch chọn mua sản phẩm trang phục thổ cẩm


của đồng bào, nếu khách du lịch muốn mua thì thường phải đặt hàng trước thì mới có sản phẩm mới (nếu người bán không có sẵn hàng) còn cần mua ngay thì đều là trang phục đã được mặc và còn giá trị sử dụng, giá tiền sẽ rẻ hơn so với sản phẩm mới làm ra.

Người Dao đỏ ở Sa Pa thường sống tập trung trong thôn có quy mô trung bình 50 đến 60 hộ gia đình. Thành phần dân cư trong các thôn thuần nhất, hiếm khi có sự xen cư của các dân tộc khác. Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc duy trì tập quán tộc người với một cơ chế tự quản chặt chẽ.

Trong làng, thường bố cục theo lối mật tập với nhiều ngõ xóm. Hướng của các ngôi nhà bao giờ cũng trùng với hướng bản, tựa lưng vào triền dốc và nhìn ra thung lũng, sông suối. Các gia đình thường có khuôn viên tương đối rộng rãi để đảm bảo điều kiện làm vườn và chăn nuôi.

Đồng bào ở nhà nền đất. Nhà của họ thường có ba hoặc năm gian hai chái với một cửa chính ở giữa và cửa phụ mở ở hồi nhà. Mỗi ngôi nhà là một phức hợp khép kín với nhiều chức năng: ngủ nghỉ, sinh hoạt, thờ cúng, bếp núc. Liên quan đến ngôi nhà của người Dao cũng có nhiều điều kiêng kị, du khách nên biết để tránh những hành vi đáng tiếc có thể xảy ra.

1.2.3.4.Một số đặc điểm văn hóa tinh thần

Đồng bào có tục lệ thờ cúng Bàn Vương, đây là một tục lệ điển hình của cộng đồng người Dao đỏ. Việc thờ cúng Bàn Vương là việc làm quan trọng vì nó liên quan đến vận mệnh của con người, dòng họ và cộng đồng người Dao đỏ ở đây.

Bàn Vương được cộng đồng coi là thủy tổ của đồng bào nên cũng được thờ cùng với ban thờ tổ tiên của dòng họ. Lễ cúng Bàn Vương được diễn ra theo chu kì ba năm, năm năm, chín năm thậm chí một đời người cúng một lần. Lễ cúng được diễn ra liên tục trong ba năm, gồm các bước: năm thứ nhất


làm lễ Lạc Khánh, năm thứ hai làm lễ Hoàn Nguyên, năm thứ ba làm lễ Đại Hội với quy mô lớn hơn năm thứ nhất và năm thứ hai.

Bên cạnh lễ cúng Bàn Vương ra thì Tết nhảy là nghi lễ nhập đồng của đồng bào, thường được diễn ra vào ngày 29 tháng chạp tại gia đình nhà trưởng họ, nhằm mục đích cúng Bàn Vương và luyện âm binh bảo vệ cuộc sống sinh hoạt của gia đình, dòng họ. Nghi lễ này được diễn ra thường xuyên vào các năm, cứ ba năm thành một chu kì. Năm thứ nhất, thứ hai thì cúng bình thường, có lợn thì mổ không có thì mổ gà mổ vịt. Năm thứ ba thì mổ lợn và cúng hai ngày hai đêm.

Tết nhảy đòi hỏi dòng họ phải chuẩn bị nhiều công đoạn như: nấu rượu, nuôi lợn, đồ ăn thức uống…như làm lễ cúng Bàn Vương. Khi sắp làm lễ, những thanh niên phải luyện tập những điệu múa, chuẩn bị những dao gươm bằng gỗ để làm nghi thức nhảy.

Khi tổ chức tết nhảy xong, mọi người thu dọn đồ lễ rồi cả họ tổ chức ăn uống chúc mừng rồi sau đó ai về nhà đó. Sau tết nhảy vài hôm là đồng bào Dao đỏ ở Tả Phìn bắt đầu đón năm mới, tổ chức năm mới đến hết rằm tháng giêng theo lịch âm.

Tục cấp sắc là một nghi thức truyền thống không thể thiếu cho những người con trai Dao đỏ. Đây là nghi lễ diễn ra ở hầu hết người đàn ông Dao đỏ bắt đầu từ 13 tuổi trở lên. Nếu lúc sống chưa kịp làm hoặc chưa có điều kiện để làm thì lúc chết con cháu có trách nhiệm làm lễ cấp sắc cho người đã mất, bởi có làm như vậy thì con cháu mới được làm lễ cấp sắc.

Tục cấp sắc này có một số ý nghĩa sau: [11, tr.279].

Thứ nhất, người nào được cấp sắc thì mới có thể làm nghề cúng bái mà người Dao đỏ rất quan tâm. Muốn vậy không những phải biết cúng bái, biết làm các phép thuật mà điều quan trọng hơn là phải được thánh thần “công nhận” và được cấp “âm binh”.


Thứ hai, người nào được cấp sắc sau này chết, hồn mới được về đoàn tụ với tổ tiên. Cấp sắc còn có ý nghĩa là làm lễ “khai sinh” hay lễ nhận lấy tên của thánh thần ban cho, cho nên những bản giấy cấp sắc còn có ý nghĩa như là một giấy “thông hành” để sau khi chết có thể về ngay với tổ tiên mà không phải qua các kiếp bị đầy đọa ở âm phủ. Người nào được cấp sắc mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương và mới được Bàn Vương phù hộ.

Thứ ba, người nào được cấp sắc thì lúc còn sống trên dương thế mới được quyền thờ cúng tổ tiên, sau khi chết hồn mới được trở thành tổ tiên và được con cháu thờ cúng. Người được cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn, người chưa được cấp sắc dù có tuổi già thì vẫn bị coi là trẻ con. Khi chết không được về với tổ tiên, không được thống lĩnh âm binh của gia đình, do đó chúng sẽ làm loạn, làm nguy hại đến vận mệnh của con cháu trong gia đình và dòng họ.

Thứ tư, đồng bào tin sâu sắc là có được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn, sinh hoạt mọi mặt mới được thuận lợi, dòng họ mới phát triển.

Trong tục cấp sắc có nhiều bậc cao thấp khác nhau [11, tr.280]: Quá Tăng là bậc đầu tiên của thang cấp sắc, tất cả đàn ông người Dao đều phải qua bước này. Trong lễ này, người ta chỉ được cấp 3 đèn và 36 binh mã. Thất tinh là lễ cấp bẩy đèn và 72 binh mã. Cửu tinh là bậc được thăng chín đèn, còn số binh mã vẫn như bậc Thất tinh. Thập nhị tinh còn gọi là bậc “tẩu slai” là bậc cao nhất, được cấp 12 đèn và 120 binh mã.

Muốn cấp thêm đèn và tăng thêm âm binh là phải làm một nghi lễ, muốn chuyển lên bậc cao hơn phải có thời gian học tập các sách cúng, học thêm các phép thuật, mỗi lần lên một bậc là trình độ hiểu biết về cúng bái được cao hơn uy tín làm thầy cúng càng lớn và có khả năng đảm nhiệm các nghi lễ lớn của cộng đồng.

Trong các cấp bậc trên chỉ có cấp Quá tăng là cúng được cho nhiều người (những người đến tuổi cấp sắc, những người già chưa được cấp sắc,


những người qua đời mà trước đây chưa có điều kiện làm lễ cấp sắc). Còn các cấp bậc khác thì chỉ làm cho một người, trong một lần tổ chức nghi lễ cấp sắc người ta có thể cùng làm cho các cấp bậc trên cùng một thời gian.

Các truyền thống văn hóa trong tín ngưỡng và tập tục này đã có sức thu hút khách du lịch trong những năm gần đây. Nhất là tục cấp sắc của đồng bào đã được một số công ty mời một số gia đình và thầy cúng dàn dựng để cho khách du lịch cảm nhận và tìm hiểu văn hóa. Điều này giúp cho cộng đồng quảng bá được truyền thống văn hóa của mình cho đông đảo khách du lịch biết đến.

Tiểu kết chương 1

Xác định Chương 1 là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện các chương tiếp theo. Trong chương này, ngoài việc tổng quan tình hình nghiên cứu để biết được các tác giả đi trước đã nghiên cứu những gì, đạt kết quả ra sao, điểm nào chưa nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa toàn diện để luận văn hướng tới, chúng tôi đã thao tác hóa các khái niệm có liên liên quan đến đề tài luận văn như các khái niệm: văn hóa tộc người, du lịch, lữ hành, nhân học du lịch... Bên cạnh đó, dựa vào tài liệu điền dã dân tộc học và các tài liệu đã công bố, chúng tôi đã nêu những đặc điểm cơ bản về địa bàn nghiên cứu, về lịch sử tộc người, các khía cạnh văn hóa mưu sinh, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của tộc người Hmông, Dao, qua đó phác họa bức tranh khái quát về văn hóa của hai tộc người này với tư cách là một loại tài nguyên du lịch, và trong đó đã làm rõ những đặc điểm, những thành tố và diễn biến văn hóa liên quan đến các hoạt động du lịch.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA TỘC NGƯỜI HMÔNG, DAO TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TUYẾN HÀ NỘI - SA PA

2.1. Khai thác văn hóa tộc người Hmông, Dao trong các chương trình du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa của các công ty du lịch

Việt Nam có nhiều công ty du lịch khai thác các giá trị văn hóa tộc người trong sản phẩm du lịch để xúc tiến chào bán sản phẩm tới khách du lịch. Tuy nhiên, sản phẩm được khai thác trường trùng lặp nhau về chương trình. Thường thì một số công ty du lịch quy mô lớn đưa ra một sản phẩm du lịch chào bán, thì các công ty nhỏ khác sao chép y nguyên sản phẩm đó, dẫn đến việc các tuyến điểm thăm quan có khách đến, và những nơi khác thì lại không được khai thác.

Chúng tôi xin dẫn chứng một số công ty đã xây dựng thương hiệu của mình trong ngành du lịch được nhiều năm qua, như: Công ty du lịch Hà Nội – Hanoi Tourist được thành lập năm 1963, là một doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường chủ yếu ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên du lịch Sài Gòn được thành lập năm 1975, là một công ty có thế mạnh về các lĩnh vực khách sạn, du lịch, khu du lịch sinh thái. Đây là hai trong những công ty đi đầu trong cả nước về chuỗi dịch vụ du lịch. Trong chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch, các công ty này đã ý thức được việc đưa văn hóa truyền thống dân tộc vào chuỗi sản phẩm du lịch của mình. Bên cạnh đó, các công ty khai thác rất tốt các chương trình du lịch truyền thống Đông Bắc, Tây Bắc, là những tuyến có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong tuyến hành trình Hà Nội - Sa Pa, các công ty tuy có điểm khác biệt trong thiết kế và tổ chức chương trình du lịch, nhưng đều có những điểm chung. Điểm khác biệt chỉ là về chất lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ cho chương trình du lịch. Chương trình du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa


chúng tôi đưa vào luận văn này là chương trình du lịch được nhiều công ty du lịch khai thác và chào bán tới khách du lịch, cụ thể như sau:

Chương trình Hà Nội Sa Pa 4 ngày 3 đêm dành cho khách Việt Nam


Ngày 1

Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa

Ăn sáng, trưa, tối

05h30

Hướng dẫn viên đón khách tại điểm hẹn khởi hành đi Sa Pa.

11h 30

Khách ăn trưa tại Lào Cai. Sau bữa trưa khách tiếp tục hành trình đi tham quan vãn cảnh đền Mẫu Lào Cai, cột mốc biên giới Việt - Trung, cửa khẩu biên giới Việt - Trung. Sau đó khách lên xe khởi

hành đi Sa Pa

16h00

Khách nhận phòng khách sạn. Sau đó khách nghỉ ngơi.

18h30

Khách ăn tối tại nhà hàng. Sau bữa tối, khách dạo chơi.

Ngày 2

Sa Pa - Cát Cát - Hàm Rồng

Ăn sáng, trưa, tối

08h00

Sau bữa sáng tại khách sạn, hướng dẫn viên đưa khách đi tham

quan bản Cát Cát.

11h30

Khách ăn trưa tại nhà hàng với những món ăn đặc trưng của vùng

14h00

Khách tiếp tục hành trình tham quan khu du lịch Hàm Rồng với vườn hoa lan và các loài hoa của Sa Pa. Nghe ca nhạc dân tộc tại

nhà văn hóa khu du lịch.

17h30

Khách ăn tối tại nhà hàng, với những món ăn đặc trưng của Sa

Pa. Sau bữa tối khách tham dự và giao lưu với những chàng trai, cô gái người Hmông tại sân trung tâm trước cửa nhà thờ Sa Pa.

Ngày 3

Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Sa Pa.

Ăn sáng, trưa, tối

07h30

Khách ăn sáng tại khách sạn, sau đó xe và hướng dẫn viên của công ty và hướng dẫn viên người Hmông cùng du khách tới Lao Chải, Tả Van. Hướng dẫn viên sẽ đưa khách tham quan ngôi nhà

của người Hmông và tìm hiểu những tập tục qua kiến trúc bên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hóa tộc người Hmông, Dao tới hoạt động du lịch tuyến Hà Nội - Sa Pa - 5

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 27/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí