4.3 Sơ đồ truyền động (sơ đồ hoạt động chi tiết) một số xử lý quan trọng
4.3.1 Nhập câu hỏi
Hình 11. Sơ đồ truyền động xử lý nhập câu hỏi
4.3.2 Kết xuất câu hỏi
Có thể bạn quan tâm!
- Các Phương Pháp Tính Độ Tin Cậy Của Bài Trắc Nghiệm
- Bảng Qui Ước Ký Hiệu Sử Dụng Trong Sơ Đồ Sử Dụng
- Danh Sách Các Lớp Đối Tượng Chi Tiết
- Qui Tắc Đặt Tên Cho Các Điều Khiển Trong Các Màn Hình
- Bảng So Sánh Chức Năng Của Đề Tài Với Chương Trình Đã Được Phát Triển
- Sơ Đô Sử Dụng Chi Tiết Thêm Tác Giả
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Hình 12. Sơ đồ truyền động xử lý kết xuất câu hỏi
4.3.3 Trộn đề thi
Hình 13. Sơ đồ truyền động xử lý trộn đề thi
Chương 5. Triển khai, thực nghiệm và kiểm tra
5.1 Kỹ thuật Automation (tự động hóa)
5.1.1 Sơ nét về Automation
Automation (trước đây được biết đến với tên gọi là OLE Automation) là một cơ chế cho phép một ứng dụng A thao tác với các đối tượng được cài đặt trong ứng dụng B, hoặc phơi bày các đối tượng của ứng dụng A để các ứng dụng khác có thể truy xuất và thao tác được các đối tượng này. Nói cách khác, Automation là một cơ chế cho phép điều khiển ứng dụng B từ ứng dụng A. Có 2 loại automation :
- Automation cục bộ (Local Automation): các đối tượng và chức năng của
ứng dụng A được phơi bày nằm trên cùng một máy với ứng dụng B.
- Automation từ xa (Remote Automation): các đối tượng và chức năng của ứng dụng A được phơi bày nằm trên một máy khác với máy chứa ứng dụng B, khi đó ứng dụng B phải truy cập đến ứng dụng A qua hệ thống mạng.
Các khái niệm :
- Automation server : là các ứng dụng (thuộc kiểu COM server) phơi bày (expose) các chức năng của nó thông qua giao diện COM (COM interface) cho các ứng dụng khác. Các ứng dụng sử dụng các chức năng đó gọi là các Automation client.
- Automation client : là các ứng dụng sử dụng, thao tác các đối tượng, chức năng được phơi bày của Automation server. Có 2 loại Automation client :
o Client động : là các client lấy thông tin về các thuộc tính và phương thức của Automation Server trong lúc chạy chương trình (run time).
o Client tĩnh : là các client lấy thông tin về các hàm và phương thức của Automation server trong lúc biên dịch (compile time).
Hình 14. Mô hình sử dụng Automation
Việc phơi bày các đối tượng của server giúp cho các client có thể thực hiện tự động hóa các chức năng bằng cách truy xuất trực tiếp vào các đối tượng và chức năng đã được công bố của automation server. Công bố các đối tượng như vậy sẽ rất có lợi khi một ứng dụng muốn cung cấp các chức năng của nó cho các ứng dụng khác.
Chẳng hạn như một ứng dụng xử lý văn bản có thể cung cấp chức năng bắt lỗi chính
tả cho các ứng dụng khác sử dụng. Với cơ chế này, các lâp trình viên, các nhà phát triển phần mềm dễ dàng xây dựng những ứng dụng mới dựa trên những chức năng được cung cấp sẵn bởi các automation server.
Automation thể hiện rõ các khía cạnh kỹ thuật trong lập trình hướng đối tượng ở
mức ứng dụng như : tính dùng lại (reusability), tính đóng gói (encapsulation).
Rất nhiều ứng dụng thương mại, chẳng hạn như Microfsoft Office (bao gồm toàn bộ các sản phẩm như Word, Excel, PowerPoint, Access, ...) hay Microsoft Visual C++, cho phép điền khiển tự động hóa nhiều chức năng của chúng. Thí dụ ta có thể sử dụng các macro VBScript để điều khiển tự động hóa việc build, chỉnh sửa code, hay debug ...
5.1.2 Automation với Microsoft Office 2003
Mỗi ứng dụng của bộ Microsoft Office 2003 đều có các đặc điểm cho phép chúng ta tạo các giải pháp riêng. Chẳng hạn, Microsoft Office Excel cung cấp các công cụ toán học, công cụ phân tích và công cụ báo cáo .... trong khi đó Microsoft Office Word cho phép tạo và quản lý các tài liệu, theo dõi phiên bản các tài liệu giữa nhiều nhóm người sử dụng, tạo các form và template ...
Các ứng dụng Office khác cũng đều có khả năng mạnh mẽ như vậy. Ta có thể tích hợp các đặc điểm của các ứng dụng Office vào trong chính ứng dụng của chúng ta. Automation là một kỹ thuật quan trọng trong việc tích hợp các đặc điểm của Office vào trong ứng dụng.
5.1.2.1 Automation với Microsoft Office Word 2003
Các đối tượng Microsoft Office Word 2003 được sắp xếp theo thứ tự phân cấp, và 2 lớp chính ở vị trí cao nhất trong cây phân cấp là lớp Application(lớp ứng dụng) và lớp Document (lớp tài liệu). Hai lớp này rất quan trọng bởi vì hầu hết mọi thao tác khi xử lý thì lúc nào chúng ta cũng xử lý trên ứng dụng Word hay xử lý trên các tài liệu Word.
Mô hình đối tượng Word tượng tư như giao diện sử dụng của chương trình. Đối tượng Application đại diện cho toàn bộ ứng dụng, mỗi đối tượng Document đại diện cho một tài liệu Word đang được xử lý, đối tượng Paragraph tương ứng với mỗi đoạn trong tài liệu, và các lớp khác cũng tương tự như vậy. Mỗi đối tượng này đề có các phương thức và thuộc tính cho phép thao tác và giao tiếp với chúng.
Mô hình các đối tượng chính của Word
Hình 15. Mô hình đối tượng Word
Application : đại diện cho ứng dụng Word, là cha của tất cả mọi loại đối tượng. Ta có thể sử dụng hàm và các thuộc tính của nó điều khiển chương trình Word.
Document : là đối tượng chính của việc lập trình với Word. Khi mở hay tạo mới một tài liệu Word, thì một đối tượng Document cũng được tạo tương ứng và được thêm vào tập hợp Documents trong Word. Tài liệu đang được mở gọi là tài liệu hiện hành và được truy xuất thông qua thuộc tính ActiveDocumnt của đối tượng Application.
Selection : đại diện cho một vùng dữ liệu đang được chọn. Khi thực hiện các thao tác soạn thảo trên Word, chẳng hạn như tô đậm văn bản, ta chọn hay đánh dấu đoạn văn bản và áp dụng định dạng. Đối tượng Selection luôn tồn tại trong tài liệu. Nếu không có gì được chọn thì nó đại diện cho vị trí của con trỏ hiện tại .
Range : đại diện cho các vùng kề nhau trong tài liệu, được xác định bằng vị trí ký tự đầu tiên và vị trí ký tự kết thúc. Ta có thể có nhiều đối tượng Range trong cùng 1 tài liệu. Đối tượng Range có các đặc điểm sau :
o Nó có thể chỉ là vị trí con trỏ hiện tại, hay là một phạm vi văn bản, hay là toàn bộ văn bản.
o Nó bao gồm các ký tự không được “hiển thị” như khoảng cách, tab, ký tự đánh dấu paragraph
o Nó có thể là vùng văn bản đang được chọn, hay có thể là vùng văn bản khác với vùng văn bản đang được chọn.
o Không được lưu trữ với tài liệu và chỉ tồn tại khi chạy mã lập trình.
Bookmark : đối tượng Bookmark tương tự như đối tượng Range ở chỗ nó đại diện cho một vùng dữ liệu kề nhau, với vị trí đầu và vị trí cuối. Ta sử dụng Bookmark để đánh dấu một vị trí trong tài liệu, hay như là một đối tượng chứa văn bản trong tài liệu. Bookmark có thể chỉ là vị trí con trỏ hiện tại hoặc là toàn bộ tài liệu. Bạn có thể có nhiều Bookmark trong 1 tài liệu. Bookmark có những đặc điểm sau làm cho nó khác biệt với đối tượng Range
:
o Ta có thể đặt tên cho Bookmark
o Bookmark được lưu với tài liệu, vì thế nó không mất đi ngay cả khi không chạy mã lập trình hoặc đã đóng tài liệu.
o Mặc định, Bookmark được ẩn, nhưng có thể làm cho hiển thị bằng cách thiết lập thuộc tính ShowBookMarks của đối tượng View thành giá trị True.(Đối tượng View là thành viên của đối tượng Application và Document)
5.1.2.2 Automation với Microsoft Excel Word 2003
Để phát triển ứng dụng sử dụng Microsoft Office Excel 2003, chúng ta phải tương tác với các đối tượng trong mô hình đối tượng của Excel. Trong hầu hết các phần, ta sẽ thấy rằng mô hình đối tượng này tương ứng với giao diện sử dụng, điều này cũng giống với việc sử dụng mô hình đối tượng trong Microsoft Office Word 203.
Các lớp đối tượng chính :
Application : Đối tượng Application đại diện cho ứng dụng Excel. Đối tượng Application cung cấp rất nhiều thông tin về : ứng dụng đang chạy, các