Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


VANHSENG KEOBOUNPHANH


XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

HÀ NỘI - 2016


Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


VANHSENG KEOBOUNPHANH


XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ MINH TÂM


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.


Tác giả luận án


Vanhseng KEO BOUN PHANH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 21

1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 29

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN 31

2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp

quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền 31

2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm

của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 44

2.3. Tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN về xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân 55

2.4. Bản chất và những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân 62

2.5. Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân

dân Lào của dân, do dân và vì dân 77

2.6. Một số kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam có thể nghiên cứu, vận dụng vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng

hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân 83

Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN,

DO DÂN VÀ VÌ DÂN 94

3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào qua các thời kỳ 94

3.2. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

của dân, do dân và vì dân 104

Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA

DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 125

4.1. Những quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân 125

4.2. Những giải pháp cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân hiện nay 132

KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân KTTT : Kinh tế thị trường

NDCM : Nhân dân cách mạng NNPQ : Nhà nước pháp quyền XHCN : Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Đảng nhân dân cách mạng (NDCM) Lào rất chú trọng việc cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện mới, làm cho Nhà nước thật sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đáp ứng các yêu cầu trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ). Xây dựng NNPQ là đòi hỏi cấp thiết khách quan, là nhiệm vụ chiến lược, chỉ có NNPQ mới có khả năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội một cách hiệu quả, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, kế thừa và tiếp thu những thành tựu, tinh hoa của thế giới. Xây dựng NNPQ sẽ thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội, cải cách hành chính, tăng cường hiệu lực của hệ thống chính trị, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, tạo khuôn khổ pháp lý cho nền KTTT và đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các thể chế của xã hội công dân.

Sau Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V (1991), Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào ra đời. Đây là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của nước CHDCND Lào. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất, thể chế hóa đường lối do Đảng NDCM Lào đề ra trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Hiến pháp 1991 là cơ sở pháp lý căn bản để xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng NNPQ và nền pháp chế xã hội chủ nghĩa ở CHDCND Lào.

Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (2006) đã khẳng định nhiệm vụ của Nhà nước CHDCND Lào là tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước theo hướng xây dựng NNPQ CHDCND Lào “Phát huy nhà nước dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào” [103, tr.59].

Vấn đề xây dựng NNPQ trong điều kiện ở CHDCND Lào hiện nay là hết sức mới mẻ, còn gặp nhiều khó khăn thử thách, là công việc lâu dài, phức tạp và hệ trọng, đòi hỏi nhiều giải pháp các yếu tố liên quan đến điều kiện chính trị, kinh tế -


xã hội, truyền thống lịch sự, văn hóa, tâm lý dân tộc, nhu cầu xã hội, quan hệ quốc tế. Việc xác định các giải pháp xây dựng NNPQ phải gắn được lý luận với thực tiễn, các giải pháp được nêu ra cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể trong nước của CHDCND Lào và xu hướng phát triển của khu vực và thế giới hiện nay.

Như vậy, việc xây dựng và từng bước hoàn thiện NNPQ CHDCND Lào đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Lào nói chung và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng. Việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn để xây dựng cơ sở khoa học cho việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, giải pháp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước Lào. Trong thời gian vừa qua, ở CHDCND Lào đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền, tuy nhiên qua nghiên cứu và tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí đã được công bố trong nước có thể khẳng định, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân ở cấp độ một luận án tiến sĩ luật học. Để góp phần vào việc giải quyết nhiệm vụ quan trọng này, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích những giá trị có tính phổ biến và những yếu tố hợp lý của NNPQ có thể vận dụng vào quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào; xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận án gồm:

- Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về NNPQ và thực tiễn xây dựng NNPQ ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam để xác định những giá trị có tính phổ biến, những yếu tố hợp lý và những kinh nghiệm có thể tiếp thu và vận dụng vào quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

- Làm rõ một số tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN và của Đảng NDCM Lào về xây dựng NNPQ; phân tích đặc điểm, điều kiện và các


yếu tố đặc thù có tác động và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân, trên cơ sở đó xác định bản chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

- Phân tích khái quát quá trình hình thành, phát triển của Nhà nước CHDCND Lào và quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân, khẳng định những kết quả, thành tựu đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, khó khăn và những yêu cầu đặt ra trong quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là những vấn đề lý luận về Nhà nước pháp quyền, những giá trị có tính phổ biến của Nhà nước pháp quyền, kinh nghiệm và bài học về xây dựng Nhà nước pháp quyền của một số nước nhất là của Việt Nam có thể vận dụng cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; những tư tưởng của Hồ Chí Minh, của Kay-són PHÔM-VI-HÁN; các chủ trương, quan điểm của Đảng NDCM Lào, chính sách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào về xây dựng NNPQ; các kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết, đánh giá thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào đã được công bố trong những năm gần đây.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ luật học thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:

Về cơ sở lý luận, luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu lý luận cơ bản về Nhà nước pháp quyền, nghiên cứu một cách khái quát lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng Nhà nước pháp quyền và khái niệm Nhà nước pháp quyền, chú trọng phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh và của Kay-són PHÔM-VI-HÁN về Nhà nước pháp quyền; tập trung phân tích và làm rõ bản chất, đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân; điều kiện, hoàn cảnh, các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí