Sơ Đồ Hoạt Động Của Mô Hình Mvc


sinh ra trả về cho trình duyệt. Sau đây là một vài chi tiết trong ba thành phần của MVC:

Model: Được giao nhiệm vụ cung cấp dữ liệu cho cơ sở dữ liệu và lưu dữ liệu vào các kho chứa dữ liệu. Tất cả các nghiệp vụ logic được thực thi ở Model. Dữ liệu vào từ người dùng sẽ thông qua View để kiểm tra ở Model trước khi lưu vào cơ sở dữ liệu. Việc truy xuất, xác nhận và lưu dữ liệu là một phần của Model.

View: Hiển thị các thông tin cho người dùng của ứng dụng và được giao nhiệm vụ cho việc nhận các dữ liệu vào từ người dùng, gởi đi các yêu cầu đến bộ điều khiển, sau đó là nhận lại các phản hồi từ bộ điều khiển và hiển thị kết quả cho người dùng. Các trang HTML, JSP, các thư viện thẻ và các file nguồn là một phần của View.

Controller: Là tầng trung gian giữa Model và View. Controller được giao nhiệm vụ nhận các yêu cầu từ phía máy khách. Một yêu cầu được nhận từ máy khách được thực hiện bởi một chức năng logic thích hợp từ thành phần Model và sau đó sinh ra các kết quả cho người dùng và được thành phần View hiển thị. ActionServlet, Action, ActionForm, struts-config.xml là các thành phần của Controller.

Lợi ích của việc dùng phương pháp MVC là sự phân đoạn rõ ràng giữa Models, Views, Controllers bên trong ứng dụng. Một cấu trúc sạch sẽ giúp cho việc kiểm tra ứng dụng dễ dàng hơn.

Sự tương tác giữa các thành phần trong mô hình MVC được thể hiện qua sơ đồ

sau:


Hình 2 1 Mô hình MVC Trong mô hình MVC controller là các lớp C kế thừa từ lớp cơ 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Hình 2.1: Mô hình MVC


Trong mô hình MVC, controller là các lớp C# kế thừa từ lớp cơ sở System. Web.Mvc.Controller. Các phương thức public được gọi là action, liên kết trực tiếp với 1 URL được định nghĩa trong hệ thống định tuyến (Routing) của ASP.NET.

Các views trong ASP.NET MVC sử dụng công nghệ Razor để sinh ra các điều khiển hiển thị trên giao diện người dùng. Nhà phát triển hoàn toàn có thể thay thế công công nghệ Razor bằng một công nghệ khác nếu muốn.

Model định nghĩa mọi thứ mà ứng dụng xẽ làm việc. Ví dụ, trong ứng dụng quản lý điểm sinh viên, model đại diện cho các đối tượng sinh viên, bảng điểm, môn học. Mô hình cũng chiệu trách nhiệm đảm bảo trạng thái nhất quán của dữ liệu, ví dụ như điểm môn học của một sinh viên không được bé hơn 0 và không thể lớn hơn 10.

Model trong ASP.NET MVC được định nghĩa bởi một lớp C#, thể hiện các ánh xạ với cơ sở dữ liệu, mối quan hệ giữa các đói tượng hoặc các công cụ khác dữ liệu khác được .NET hỗ trợ.

2.2.2. Sơ đồ hoạt động của mô hình MVC


Hình 2 2 Sơ đồ hoạt động của MVC Mô tả luồng sự kiện được xử lý trong 2

Hình 2.2: Sơ đồ hoạt động của MVC

Mô tả luồng sự kiện được xử lý trong MVC:

User tương tác với View, bằng cách click vào button, user gửi yêu cầu đi.

Controller nhận và điều hướng chúng đến đúng phương thức xử lý ở Model.

Model nhận thông tin và thực thi các yêu cầu.

Khi Model hoàn tất việc xử lý, View sẽ nhận kết quả từ Model và hiển thị lại cho người dùng.


2.3. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER 2012

SQL server là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBOMS) hay còn được gọi là Realational Database Mannagement Systems. Cơ sở dữ liệu quan hệ là cơ sở dữ liệu, mà dữ liệu bên trong nó được tổ chức thành các bảng. Các bảng được tổ chức bằng cách nhóm dữ liệu theo cùng chủ đề và có chứa các cột và các hàng thông tin. Sau đó các bảng này được liên kết với nhau bởi bộ Database Engine khi có yêu cầu. Cơ sở dữ liệu quan hệ là một trong những mô hình cơ sở dữ liệu thông dụng nhất hiện nay.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu “SQL Server” là một trong những hệ phần mềm tiện lợi và hiệu quả trong việc phát triển các ứng dụng cơ sở dữ liệu lớn, phân tách tích hợp cho cơ quan, tổ chức, địa phương.

SQL Server hỗ trợ tốt trong quá trình quản lý xử lý đồng nhất, bảo mật dữ liệu theo mô hình Client/Server trên mạng.

SQL Server là một hệ cơ sở dữ liệu quan hệ đủ mạnh, phù hợp với ASP.Net MVC. Thông qua đó có thể dễ dàng lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm và hiển thị dữ liệu trên SQL Server. Máy chủ SQL Server quản lý việc truy cập dữ liệu sẽ đảm bảo cho việc truy cập và sử dụng dữ liệu đồng thời bởi nhiều người, đảm bảo rằng chỉ có những người dùng hợp lệ mới có quyền truy cập cơ sở dữ liệu và làm tăng tốc độ truy cập cơ sở dữ liệu. Căn cứ vào các ưu điểm đã nêu ở trên SQL Server được chọn làm hệ quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thống.

SQL server 2012 có thể đọc phần lớn các ngôn ngữ lập trình cao cấp hiện nay.

Hơn thế nữa sql server 2012 lại dễ cài đặt và sử dụng nên nó được sử dụng rất nhiều.

2.4. LÝ THUYẾT LẬP TRÌNH WEB

HTML (Hyper Text Markup Language) hay còn gọi là ngôn ngữ đánh đấu diêu văn bản. HTML được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẫu thông tin trình bày nội dung trang web. Phiên bản hiện tại là HTML5. HTML không phải là ngôn ngữ lập trình mà là ngôn ngữ trình bày.

CSS (Cascading Style Language) là một ngôn ngữ quy định cách trình bày cho tài liệu web… CSS giúp người thiết kế web có thể thêm kiểu vào tài liệu web (như kiểu chữ, màu sắc, khoảng cách...). CSS có thể tạo kiểu định dạng một lần nhưng có thể dùng lại nhiều lần.


Ajax ( Asynchronous JavaScript and XML) không phải là một ngôn ngữ lập trình mới, là sự kết hợp của các kỹ thuật, các thành phần và các chuẩn hiện có là XML/ XMLHttpRequest, JavaScript, HTML, CSS, DOM (Document Object Model). Ajax hoạt động một cách âm thầm lặng lẽ (background) do đó người dùng sẽ không thể nhận biết cho đến khi kết quả được hiển thị.

Jquery là thư viện JavaScript được thiết kế đơn giản hóa việc lập trình giao diện web, jQuery cho phép tương tác với các phần tử (DOM) trên một trang HTML, dễ dàng kiểm soát các hành động của người dùng, làm cho giao diện người dùng thân thiện hơn bởi các hiệu ứng, các phản hồi từ hệ thống và làm cho việc lập trình Ajax trở nên đơn giản hơn.

Jquery UI là một tập hợp các giao diện trực quan, phát triển dựa trên thư viện jQuery.


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.1. PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG

3.1.1. Mô tả hệ thống

Hệ thống chấm đểm rèn luyện gồm các người dùng là: Sinh viên, Giáo viên, Cán bộ phòng giáo vụ, Phòng công tác sinh viên.

Khi đến thời gian tiến hành chấm điểm rèn luyện, phòng công tác sinh viên sẽ đưa thông báo thời gian cụ thể và thực hiện chấm điểm rèn luyện của sinh viên trong trường, thông báo bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc việc thực hiện chấm điểm rèn luyện của sinh viên trên hệ thống.

Mỗi sinh viên sẽ có tài khoản và mật khẩu riêng đăng nhập vào hệ thống, sinh viên thực hiện chấm điểm rèn luyện trên hệ thống khi có thông báo chấm điểm rèn luyện theo đúng thời gian quy định của từng học kỳ mà nhà trường đưa ra thông báo. Nếu sinh viên không thực hiện chấm điểm rèn luyện trong thời gian ra thông báo thì sẽ không có điểm rèn luyện khi kết thúc ngoài ra sinh viên có thể chỉnh sửa điểm rèn luyện cho học kỳ đang xét điểm nếu còn thời gian cho phép, mỗi sinh viên có thể xem điểm học kỳ, năm học của những học kỳ trước đó.

Sau khi hết thời gian cho sinh viên tự chấm điểm, đến cố vấn học tập duyệt điểm thì cố vấn học tập đăng nhập vào hệ thống để duyệt điểm rèn luyện cho sinh viên của lớp mình, Giáo viên có thể chỉnh sửa hoặc giữa nguyên số điểm cho sinh viên.

Sau khi cố vấn học tập duyệt điểm cho sinh viên lớp mình xong, phòng giáo vụ khoa đăng nhập vào hệ thống và duyệt điểm rèn luyện cho tất cả sinh viên của khoa mình, có thể duyệt theo từng lớp hoặc duyệt theo khoa, ngoài ra khoa có thể xem, in bảng điểm của sinh viên của khoa theo lớp, học kỳ và năm học của những học kỳ trước đó đã được xét điểm.

Phòng công tác sinh viên ngoài việc quản lý các thông báo, thời gian xét điểm rèn luyện, khung điểm và tiêu chí xét điểm rèn luyện, phòng công tác sinh viên có thể in ra danh sách sinh viên có điểm rèn luyện kém, in danh sách điểm rèn luyện của sinh viên theo từng khoa.

3.1.2. Yêu cầu Lưu trữ

Hệ thống cho phép lưu trữ, cập nhật một số thông tin vào cơ sở dữ liệu như:


Thông tin khoa: Mỗi khoa gồm các thông tin cần lưu trữ như: số thứ tự khoa, tên khoa, tài khoản và mật khẩu của mỗi khoa khi đăng nhập hệ thống.

Thông tin khóa học: Mỗi khóa học gồm các thông tin cần lưu trữ: số thứ tự của mỗi khóa học, năm bắt đầu và năm kết thúc.

Thông tin lớp học: Mỗi lớp học gồm các thông tin cần được lưu trữ như: mã lớp, tên lớp. ngoài ra cần phải có thông tin cho biết lớp đó thuộc khoa nào và khóa học nào thông qua số thứ tự khoa và số thứ tự khóa học.

Thông tin sinh viên: Mỗi sinh viên gồm các thông tin cân được lưu trữ như: mã số sinh viên, họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, mật khẩu đăng nhập của sinh viên. Đồng thời cần phải có thông tin cho biết sinh viên đó học lớp nào thông qua mã lớp.

Thông tin giáo viên: Mỗi giáo viên gồm các thông tin cần được lưu trữ như: mã giáo viên, họ tên giáo viên, email, số điện thoại, và mật khẩu đăng nhập của giáo viên. Ngoài ra cần phải có thông tin cho biết giáo viên đó thuộc khoa nào thông qua số thứ tự khoa.

Thông tin học kỳ và niên khóa: Mỗi học kỳ và niên khóa gồm các thông tin cần được lưu trữ như: học kỳ, năm học.

Khung điểm điểm rèn luyện gồm các thông tin cần lưu trữ như: nội dung của từng tiêu chí, điểm tương ứng của từng tiêu chí đó.

Phân loại điểm rèn luyện gồm các thông tin cần được lưu trữ như: tên xếp loại, mức điểm tối đa và tối thiểu của từng xếp loại đó.

Thông báo: Gồm các thông tin ngày đưa thông báo, ngày bắt đầu và ngày kết thức chấm điểm của sinh viên, ngày bắt đầu và ngày kết thức chấm điểm của giáo viên, ngày bắt đầu và ngày kết thức chấm điểm của hội đồng khoa.

Điểm rèn luyện: Để lưu trữ điểm rèn luyện của sinh viên.

Tài khoản phòng công tác sinh viên gồm đăng nhập mật khẩu.

3.1.3. Yêu cầu tra cứu

Điểm rèn luyện của sinh viên.

3.1.4. Yêu cầu tính toán

Tổng điểm rèn luyện của sinh viên.

3.1.5. Yêu cầu chức năng

Chức năng đăng nhập.


Chức năng đăng xuất.

Sinh viên:

+ Chấm điểm rèn luyện.

+ Xem điểm rèn luyện.

Giáo viên:

+ Duyệt điểm rèn luyện.

+ Duyệt điểm từng sinh viên.

Phòng ban - Khoa:

+ Duyệt điểm theo nhóm lớp.

+ Duyệt điểm theo từng lớp

Phòng công tác sinh viên:

+ Thông báo (ngày bắt đàu ngày kết thúc chấm điểm rèn luyện của sinh viên).

+ Khung điểm và tiêu chí xét điểm rèn luyện.

+ Xếp loại.

3.1.6. Yêu cầu phi chức năng

Tiết kiệm chi phí do sử dụng các phần mềm mã nguồn mở.

Website có dung lượng không quá lớn.

Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

Công việc tìm kiếm phải thực hiện chính xác, không chấp nhận sai sót.

Đảm bảo an toàn dữ liệu khi chạy website trực tuyến, có sự phân quyền giữa các loại người sử dụng.


3.2. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM RÈN LUYỆN


Hình 3 1 Quy trình chấm điểm rèn luyện 3 3 THIẾT KẾ DỮ LIỆU 3 3 1 Biểu đồ 3

Hình 3.1: Quy trình chấm điểm rèn luyện

3.3. THIẾT KẾ DỮ LIỆU

3.3.1. Biểu đồ nghiệp vụ BFD


1

Website Cham Diem Ren Luyen

1 ..2

Giao Vien

1 ..3

Sinh Vien

1 ..4

Phong Ban -Khoa

1 ..5

Phong CT SV

1 ...2...2

Duyet ĐRL

1 ...2...3

Duyet T ung SV

1 ...3...4

Cham DRL

1 ...3...5

Xem ĐRL

1 ...4...2

Duyet T heo Nhom Lop

1 ...4...3

Duyet T heo Lop

1 ...5...2

T hong Bao Xet ĐRL

1 ...5...5

Xep Loai

1 ...5...3 1 ...5...4

T hem Hoc Ky Xet Điem Khung ĐRl

Hình 3.2: Biểu đồ nghiệp vụ BFD

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023