Kết Quả Khảo Sát Nhóm Thực Nghiệm Và Nhóm Đối Chứng Sau Thực




TĐĐ chữ (chữ/ 60s)

Trung bình

1.60

7.60

Độ lệch chuẩn

0.55

2.79

T

28.12


Đọc từ rỗng (từ/ 60s)

Trung bình

2.00

8.80

Độ lệch chuẩn

2.00

6.14

T

-10.53


Tri nhận không gian (số câu đúng/60s)

Trung bình

23.00

27.80

Độ lệch chuẩn

9.03

5.26

T

-4.59


Đọc lưu loát (tiếng/60s)

Trung bình

3.40

16.40

Độ lệch chuẩn

1.14

9.29

T

-13.89


Số câu trả lời đúng/ 5 câu

Trung bình

0.00

0.20

Độ lệch chuẩn

0.00

0.45

T

-4.47


Chính tả

( Số chữ đúng/60s)

Trung bình

1.20

1.80

Độ lệch chuẩn

0.55

0.84

T

-6.32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Bảng 3.6: Kết quả khảo sát nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực

nghiệm



Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

TĐĐ Chữ cái (cc/ 60s)

Trung bình

29.60

26.20

Độ lệch chuẩn

6.35

13.44




T

2.29


TĐĐ chữ (chữ/ 60s)

Trung bình

13.60

7.60

Độ lệch chuẩn

4.39

2.79

T

11.53


Đọc từ rỗng (từ/ 60s)

Trung bình

11.20

8.80

Độ lệch chuẩn

4.21

6.14

T

3.22


Tri nhận không gian (số câu đúng/60s)

Trung bình

38.00

27.80

Độ lệch chuẩn

8.60

5.26

T

10.11


Đọc lưu loát (tiếng/60s)

Trung bình

33.00

16.40

Độ lệch chuẩn

10.61

9.29

T

11.77


Số câu trả lời đúng/ 5 câu

Trung bình

1.40

0.20

Độ lệch chuẩn

1.14

0.45

T

9.80


Chính tả

( Số chữ đúng/60s)

Trung bình

2.20

1.80

Độ lệch chuẩn

0.84

0.45

T

4.22


Tất cả các giá trị t trong các bảng 3.3.2, 3.3.3, 3.3.4 đều lớn hơn giá trị t0. Vì vậy, cho phép ta đưa ra kết luận rằng chênh lệch giữa giá trị trung bình trước thực nghiêm và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm là có ý nghĩa.


Bảng 3.7: Kết quả trung bình và độ lệch của các nhóm trước và sau thực nghiệm


Đ1 Đ2 Trước Sau thực nghiệm N1 Nhóm thực nghiệm N2 Nhóm đối chứng N3 1

(Đ1) (Đ2): Trước/Sau thực nghiệm

N1: Nhóm thực nghiệm N2: Nhóm đối chứng N3: Nhóm HS bình thường



70


Nhận xét Nhìn chung độ chênh trung bình các nhóm đều tăng Ở các kỹ năng 2


Nhận xét:

Nhìn chung độ chênh trung bình các nhóm đều tăng. Ở các kỹ năng liên hệ trực tiếp đến quá trình giải mã chữ - âm thanh như: đọc chữ cái, đọc chữ, đọc từ rỗng, đọc lưu loát nhóm thực nghiệm đều tăng nhiều hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên, ở phần viết chính tả, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho độ tăng là như nhau. Điều này có thể do sự chênh lệch khá lớn giữa các học sinh trong nhóm.



Nhận xét Độ lệch chuẩn trong nhóm thực nghiệm dao động từ 0 – 10 61 thấp 3


Nhận xét:

Độ lệch chuẩn trong nhóm thực nghiệm dao động từ 0 – 10.61, thấp hơn nhóm đối chứng (0 - 16.18) và nhóm bình thường (0.45 – 15.87). Như vậy sự tiến bộ của các HS trong nhóm thực nghiệm đồng đều hơn các nhóm khác.

Riêng phần đọc chữ, độ chênh về độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm lần lượt cao hơn nhóm đối chứng 0.92 trong khi độ tăng trung bình của nhóm HS thực nghiệm lại cao hơn . Như vậy đã có một giá trị n trong nhóm N1 cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình khá xa ở phần đọc hiểu hoặc các giá trị n phân bố rời rạc. Đối chiếu với bảng 3.3.2, điều này hợp lí khi HS A.P trong nhóm N1 có kết quả đọc chữ là 9, trong khi HS T.T lại có kết quả là 20.



Kết luận

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Qua quá trình xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh và tiến hành thực nghiệm từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013 với hơn 30 buổi học, mỗi buổi khoảng 30 đến 45 phút trên đối tượng gồm 5 học sinh được chẩn đoán mắc chứng khó đọc với những khó khăn cụ thể trong việc nhận thức âm thanh - chữ cái, hệ thống bài tập nhận thức âm thanh kết hợp với phương pháp đa giác quan và liệu pháp tâm lí đã hỗ trợ HS khó đọc đạt được những tiến bộ đáng kể.

Các bài tập nhận thức âm thanh được xây dựng dựa trên lý thuyết về đặc điểm ngôn ngữ, tâm sinh lí của trẻ lớp 1 mắc chứng khó đọc, quá trình nhận thức ngữ âm của HS lớp 1, lý thuyết về hệ thống âm vị và chữ viết tiếng Việt liên quan đến khó khăn về đọc ở trẻ em, lý thuyết dạy học trong nhóm nhỏ và dạy học chuyên biệt cùng những thực tiễn về khả năng đọc của trẻ lớp 1, trẻ lớp 1 mắc chứng khó đọc và những biểu hiện của trẻ khó đọc qua nhiều nghiên cứu cũng như qua nhận định của phụ huynh HS và giáo viên. Sau khi được xây dựng, các bài tập phải được kiểm định độ khó, độ tin cậy và độ giá trị trước khi sử dụng thực nghiệm trên đối tượng trẻ mắc chứng khó đọc.

Quá trình thực nghiệm được tiến hành tại các phòng học của trường vào giờ tự học của các em. Hình thức tổ chức linh hoạt thay đổi, phối hợp giữa học theo nhóm nhỏ và dạy học cá thể. Các bài tập được áp dụng từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ của các em trong từng thời điểm, tương ứng với chương trình học và những khó khăn mà HS khó đọc mắc phải.

HS đạt được những tiến bộ từ phương diện tâm lí như: T.T tự tin hơn, tham gia vào các hoạt động tích cực với độ tập trung khá tốt; A.P hòa nhập với các bạn tốt hơn, …; đến những tiến bộ trông thấy trên phương diện kỹ năng đọc: đọc chữ cái, đọc chữ, đọc từ rỗng, đọc hiểu, viết chính tả,…


Những thông số đo lường của kết quả nghiên cứu và những quan sát của GV, phụ huynh và BGH nhà trường cho thấy trẻ khó đọc dưới sự tác động của các bài tập nhận thức âm thanh kết hợp phương pháp đa giác quan và liệu pháp tâm lí đã có những tiến bộ đáng kể. Trị liệu bằng bài tập nhận thức âm thanh kết hợp đa giác quan và liệu pháp tâm lí đã hỗ trợ trẻ khó đọc rất nhiều trong việc học tập ngôn ngữ và hòa nhập với môi trường học tập tại trường tiểu học.

Đề xuất

Cần tổ chức các buổi tập huấn cho GV và PHHS để cung cấp cho đối tượng này những kiến thức cơ bản trong việc giáo dục trẻ khó đọc, nhằm tận dụng mọi nguồn lực tham gia hỗ trợ các em trong quá trình vượt qua những khó khăn gặp phải do chứng khó đọc.

Cần thiết hỗ trợ trẻ khó đọc về cơ sở vật chất (phòng học, tranh ảnh, máy móc,…) cũng như phương pháp dạy học chuyên biệt để các em gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình khắc phục chứng khó đọc của mình.

Do thời gian và nhân lực hạn chế, đề tài chỉ mới dừng ở việc tác động trên 5 trẻ được chẩn đoán mắc chứng khó đọc. Thiết nghĩ, nếu hệ thống bài tập nhận thức âm thanh được áp dụng rộng hơn, trên nhiều trẻ khó đọc hơn thì hiệu quả sẽ càng đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các bài tập chuyên biệt (bài tập nhận thức âm vị, âm thanh, bài tập đọc luu loát, mở rộng vốn từ,…) cùng những phương pháp dạy học chuyên biệt cho trẻ khó đọc là hết sức cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan ban ngành, các chuyên gia, GV cũng như phụ huynh học sinh nhằm phát hiện sớm và hỗ trợ trẻ khó đọc khắc phục khó khăn trong học tập.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH‌

Tiếng Việt

1. Bùi Thế Hợp (2012), Dạy đọc cho trẻ khó khăn về đọc dựa trên vật liệu lời nói của trẻ, Luận án TS, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

2. dương Thiệu Tống (2003), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục, tập 2, NXB ĐHQG Hà Nội.

3. Đặng Ngọc Hân, Lê Thị Thuỳ Dương (2012), Xây dựng nhóm bài tập nhận thức âm vị cho HS lớp 1 mắc chứng khó đọc, Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên NCKH, Khoa GDTH, ĐHSP TP.HCM, tr.34-46.

4. Đặng Ngọc Hân (2012), Xây dựng bài tập, trò chơi flash hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân giáo dục tiểu học, ĐHSP TPHCM.

5. Hoàng Tuyết (2007) “Nhận diện học sinh “ngồi nhầm lớp” từ một quan điểm khoa học giáo dục”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế Những khó khăn trong học tập ngôn ngữ và toán của HS tiểu học. ĐHSP.TP.HCM - Université Libre de Bruxelles (ULB), tr.92- 102.

6. Hoàng Thị Tuyết (2011). Báo cáo nghiên cứu bối cảnh dạy học đọc viết ở tiểu học tại Trà Vinh và Vĩnh Long, Chương trình thử nghiệm nâng cao kỹ năng tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

7. Hoàng Thị Tuyết (2012). Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, t1,2. NXB Thời Đại, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Lê Thị Thuỳ Dương (2012), Vận dụng phương pháp đa giác quan để can thiệp trị liệu cho học sinh lớp 1 mắc chứng khó đọc, Khoá luận tốt nghiệp Cử nhân GDTH, ĐHSP TP.HCM.

9. Mai Thị Hương (2011), Chứng khó đọc ở HS lớp 1 Trường Tiểu học NTT. Tp. Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân giáo dục tiểu học, ĐHSP TPHCM

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí