Khái Quát Về Tiểu Vùng Du Lịch Tp. Hưng Yên 91368

- Chương trình du lịch theo phương tiện giao thông.

Như vậy, có rất nhiều cách phân loại chương trình du lịch tuy nhiên các cách phân loại kể trên chỉ mang tính chất tương đối và thường có sự kết hợp giữa các thể loại của các chương trình du lịch bởi trong một chương trình du lịch vốn dĩ đã bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Việc phân loại các chương trình du lịch giúp các doanh nghiệp lữ hành có thể quản lý, sắp xếp, thiết kế tour phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.

1.1.4. Chương trình du lịch đặc thù

Sản phẩm du lịch đặc thù được phát triển dựa trên tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo.

Như vậy, chương trình du lịch đặc thù được xây dựng dựa trên sự độc đáo, mới lạ, hấp dẫn của từng vùng miền để có thể tạo ra sự khác biệt cho địa phương đó đồng thời hấp dẫn du khách. Tính khác biệt của sản phẩm du lịch ấy được quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc văn hóa bản địa của địa phương nơi sản phẩm du lịch được phát triển, còn tính độc đáo và đặc sắc chính là cách thức xây dựng và khả năng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng để phục vụ du khách, phát triển du lịch ở địa phương.

1.2. Khái quát về tiểu vùng du lịch TP. Hưng Yên

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

TP. Hưng Yên là tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên. Thành phố nằm ở phía Nam của tỉnh, bên bờ trái (bờ Bắc) sông Hồng. TP. Hưng Yên có 7.342,07 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: An Tảo, Hiến Nam, Lam Sơn, Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung, Hồng Châu và 10 xã: Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng

Nam, Quảng Châu, Phú Cường, Hùng Cường, Phương Chiểu, Hoàng Hanh, Tân Hưng. 2

TP. Hưng Yên giáp với huyện Kim Động ở phía Bắc, Tiên Lữ ở phía Đông. Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa TP. Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở bờ Nam sông Hồng. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối TP. Hưng Yên với quốc lộ 1.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

TP. Hưng Yên được kết nối với các tỉnh thành khác qua các quốc lộ: Quốc lộ 38A: TP.Bắc Ninh - Hải Dương (H.Cẩm Giàng) - TP.Hưng Yên - Hà Nam (Kim Bảng). Quốc lộ 38B: TP.Hải Dương - TP.Hưng Yên - Ninh Bình. Quốc lộ 39A: TP.Hưng Yên - Phố Nối (Quốc lộ 5A). Quốc lộ 39B: TP.Hưng Yên - Thái Bình (H.Thái Thụy).

1.2.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội

Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên - 3

Khu vực Phố Hiến nay thuộc TP. Hưng Yên, vào thế kỷ XVI-XVII là lỵ sở của trấn Sơn Nam thời nhà Hậu Lê. Sơn Nam lúc bấy giờ bao gồm phần lớn các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây (cũ).

Tháng 10 năm 1831 - niên hiệu Minh Mạng, triều đình Huế thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc xóa bỏ các đơn vị tổng, trấn... và chia cả nước lại thành 30 tỉnh. Tỉnh Hưng Yên theo đó được thành lập, lỵ sở của tỉnh được đóng ở khu vực Xích Đằng (phường Lam Sơn – TP. Hưng Yên ngày nay).3

Sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, thị xã Hưng Yên tiếp tục được chính quyền cách mạng chọn làm lỵ sở của tỉnh Hưng Yên. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng, lỵ sở của tỉnh mới được đặt tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), còn thị xã Hưng Yên tạm thời mất đi vị thế trung tâm của cả tỉnh. Cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nước trong thời gian đó và điều


2Nghị quyết số 95 ngày 6/8/2013 của Chính phủ.

3Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Hưng Yên 170 năm. Hưng Yên, 2001.

kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển.

Năm 1996, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng lại thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như trước. Cùng với sự "lột xác" của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên cũng ngày càng lớn mạnh.

Ngày 17 tháng 7 năm 2007, thị xã Hưng Yên được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ - CP nâng cấp thị xã Hưng Yên lên thành TP. Hưng Yên, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho TP. Hưng Yên. Đồng thời TP. Hưng Yên cũng được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".

Những cư dân đầu tiên đến vùng đất TP. Hưng Yên ngày nay (Phố Hiến xưa) chủ yếu là người Việt di cư từ vùng cao châu thổ Bắc Bộ, họ tiến dần về phía nam hướng tới ven biển châu thổ và Phố Hiến là một trong những điểm định cư đầu tiên của những người Việt cổ trong quá trình nam tiến, khai hoang các vùng đất mới cho nhu cầu sinh sống của họ. Đến thế kỷ thứ XIII vùng đất này có thêm người Hoa sang lánh nạn bởi sự xâm lược của quân Mông Cổ đối với Trung Quốc (Bấy giờ là nhà Tống) và lập nên làng Hoa Dương (Mậu Dương sau này). Vào thế kỷ XVII tình hình chính trị ở Trung Quốc không ổn định, nhà Thanh đã thay thế nhà Minh. Những người không thuần phục nhà Thanh đã phiêu bạt xuống phương nam để lánh nạn, thời kỳ này người Hoa đến Phố Hiến rất đông để lập nghiệp, sinh sống. Trong thời kỳ phồn thịnh của Phố Hiến (thế kỷ XVII - XVIII) nơi đây còn có thêm người Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đến với mục đích buôn bán, trao đổi hàng hoá và truyền đạo. Họ đã được triều đình cho phép lập thương điếm và ở tại Phố Hiến để thực hiện công việc của mình.

Sang nửa đầu thế kỷ XVIII những người ngoại quốc đã lần lượt dời khỏi Phố Hiến bởi nhiều nguyên do khác nhau, nhưng những người Trung

Quốc thì còn ở lại. Những người Trung Quốc ở đây được đồng hoá với người Việt, nhiều người sợ sự truy lùng, trả thù của nhà Thanh nên thậm chí đã đổi sang họ của người Việt để dễ dàng sinh sống. Về sau này, do điều kiện làm ăn ở đây không còn mấy thuận lợi người Trung Quốc đã di chuyển đi các vùng khác trong cả nước để sinh sống như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn …tuy nhiên hiện nay ở Phố Hiến – TP. Hưng Yên vẫn còn có dòng họ người Trung Quốc đang sinh sống, họ đã hoàn toàn đồng hoá với người Việt và cùng với những người dân bản xứ sống chung hàng bao đời nay không hề có sự phân biệt. Đến nay, dân số TP. Hưng Yên khoảng 150 nghìn người.

Nền kinh tế TP . Hưng Yên đang đổi thay từ ng ngày . Cơ cấu kinh tế

đang dần chuyển dic̣ h theo hướng công nghiêp

hoá , hiên

đaị hoá . Nông

nghiêp̣ , nông thôn có nhiều chuyển biến tích cưc

, tỷ trọng giữa chăn nuôi và

trồng trot

đươc

cân đối.

1.2.3. Đặc điểm văn hóa

TP. Hưng Yên có sự hỗn dung tôn giáo. Từ thời Lê Sơ, Nho giáo được triều đình đề cao với những hệ thống nguyên tắc chính trị - xã hội và các tín điều đạo đức đã ảnh hưởng sâu sắc tới toàn xã hội. Người dân Phố Hiến theo nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo, đề cao ông tổ Nho giáo là Khổng Tử và xây dựng Văn miếu Xích Đằng ngợi ca tài năng, trí tuệ của người Hưng Yên. Cùng với đó Đạo giáo cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, tâm lý của người Việt trong đó có người dân Phố Hiến xưa. Một số ngôi chùa ở Phố Hiến như chùa Hiến, chùa Chuông, chùa Nễ Châu là sự thể hiện xu hướng dân gian hóa là dẫn tới sự tổng hòa một số tôn giáo tín ngưỡng. Bên cạnh các vị Phật và Bồ Tát được thờ trong chùa còn có các vị thần linh của Đạo giáo, Nho giáo như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu…Thiên Chúa giáo du nhập vào Phố Hiến theo các thuyền buôn phương Tây vào thế kỉ XVII nhưng đây lại là nơi tôn giáo phát triển chậm và không trở thành xứ

đạo lớn. Hiện nay TP. Hưng Yên còn lại một nhà thờ Thiên Chúa tọa lạc tại trung tâm là phường Lê Lợi.

Theo điều tra khảo cổ, phần lớn các di tích, công trình văn hóa đều thể hiện tín ngưỡng của dân hơn 50 vùng quê rải rác khắp miền Bắc và cư dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp…Các vị thần được thờ tại các di tích thường có nguồn gốc là thần biển, có công với dân tộc, đất nước, nhân vật tiêu biểu cho quan niệm đạo đức trung, tín, nghĩa, dũng của người Hoa hay đó là thần bảo trợ cho gia đình và thờ tổ tiên.

Điều đặc biệt là các di tích phân bố ở khắp các phường, xã…. tạo thành một quần thể di tích với nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Những kiến trúc cổ đó đã tạo cho TP. Hưng Yên một bản sắc văn hoa sâu đậm, vừa mang tính dân tộc cộng đồng vừa mang đặc trưng riêng của địa phương.... Tất cả những điều đó là minh chứng về vai trò, vị thế của thành phố trong quá trình phát triển kinh tế, văn hoá của tỉnh Hưng Yên và của cả nước.

Như vậy, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, sự giao lưu văn hóa và hợp tác giữa các vùng miền của TP. Hưng Yên. Do đặc điểm Hưng Yên không có rừng và biển nên ngành du lịch phát triển còn hạn chế. Tuy nhiên hiện nay tỉnh đang đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với lợi thế địa lý cách Thủ đô Hà Nội không xa nên có khả năng gắn kết với các tuyến du lịch Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh. Từ đó góp phần nâng cao vị thế là thủ phủ của tỉnh Hưng Yên.

1.3. Tài nguyên du lịch TP. Hưng Yên

Tại điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”.

Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.” (Khoản 4, điều 4, chương 1).

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Theo khoản 1 (điều 13, chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

Các thành phần của tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực - động vật.

Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể (các di sản văn hoá thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá) và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể (các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hoá các tộc người)4.

1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên khí hậu: TP. Hưng Yên nằm trong vùng trung châu thổ Bắc Bộ thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa lượng nhiệt ẩm dồi dào. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt: Mùa lạnh khô và ấm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ tháng nóng nhất vào mùa hè là 39 - 40°C. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông 5,5°C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 22 - 23°C. Đặc biệt, trong tháng 8 và tháng 9 thường có mưa to gió lớn, đây cũng là tháng thường hay có bão tuy nhiên bão không đổ bộ trực tiếp vào thành phố do vậy ảnh hưởng của bão không lớn bằng các


4PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt (2010), Di tích và thắng cảnh Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), tr 12, 13.

vùng ven biển. Lượng mưa trung bình năm ở đây từ 1500 - 1600mm. Số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 147 ngày. Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 1 và tăng dần đến tháng 4. Tháng 8 có nhiều ngày mưa và lượng mưa nhiều nhất, hàng năm còn có mưa phùn từ tháng 11 đến tháng 4. Tháng 2 và tháng 3 là tháng mưa phùn nhiều nhất. Vì vậy khí hậu ở TP. Hưng Yên nói chung là khá ẩm ướt. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%. Độ ẩm trung bình trong các tháng đều trên 80%. Độ ẩm không khí và độ ẩm khô hạn ở đây cao hơn các vùng cùng trong khu vực châu thổ Bắc Bộ.

Tài nguyên nước: Nằm trong khu vực trung châu thổ Bắc Bộ, toàn bộ tỉnh Hưng Yên được bao bọc xung quanh bởi một mạng lưới sông ngòi gồm: Hệ thống sông lớn sông Hồng, sông Luộc và hệ thống sông con là những nhánh sông của các con sông lớn: sông Cửu An, sông Hoan Ái, sông Kim Ngưu, sông Nghĩa Trụ, sông Kẻ Sặt, sông Điện Biên. Phố Hiến xưa – TP. Hưng Yên ngày nay được hình thành và phát triển là phần lớn chịu sự ảnh hưởng của hai con sông lớn: sông Hồng và sông Luộc. Chảy qua TP. Hưng Yên ngày nay còn có sông Hồng và sông Điện Biên.

Sông Hồng là con sông khởi nguồn từ Trung Quốc, có tổng chiều dài là 1.183km. Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 493km, nơi rộng nhất là 1.300m, hẹp nhất là 400m. Sông Hồng chảy qua Hưng Yên khoảng 67km, tạo thành giới hạn tự nhiên về phía tây của tỉnh. Sông Hồng chảy đến phía bắc của tỉnh gọi là sông Thiên Mạc, đến Kim Động và TP. Hưng Yên gọi là Đằng Giang. Từ khi Pháp xâm lược nước ta thì gọi chung là sông Hồng Hà, sông Hồng. Sông Hồng chảy xuống vùng trung châu Bắc Bộ có đặc điểm là uốn khúc quanh co, cộng thêm là dòng chảy mạnh nên đã tạo ra sự sạt lở cũng như bồi tụ hai bên bờ ở những chỗ khúc uốn của dòng sông. TP. Hưng Yên ngày nay còn thấy sự bồi lấp của sông Hồng đã đẩy dòng chảy của sông cách xa bờ đê bao của thành phố khoảng 2km về phía tây và phía nam.

Sông Điện Biên là dòng sông đào, chảy từ sông Hoan Ái (từ Lực Điền – Yên Mỹ) theo chiều dọc của tỉnh qua Đồng Tiến, Hồng Tiến (Khoái Châu)

sang địa phận huyện Kim Động, nối vào sông Cửu An, sau đó chảy xuống cửa Càn (TP. Hưng Yên). Toàn bộ sông dài trên 20 km.

Tài nguyên đất đai, sinh vật: Bên cạnh đó TP . Hưng Yên có diên

tích

đất nông nghiêp

phong phú , nhưng đất xây dưn

g công nghiêp

và đô thi ̣còn

hạn chế. Đất đai trong được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại: đất phù sa sông Hồng được bồi, đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng, đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ.

Một điểm sáng có thể khai thác để thu hút khách du lịch đó là Đảo Cò. Nằm ngay trung tâm TP Hưng Yên hơn 20 năm qua tồn tại một “đảo” cò tự nhiên với hàng nghìn con. Đảo nằm giữa hồ An Vũ 1 (thuộc Công viên Nam Hòa, phường Lê Lợi, TP Hưng Yên). Người dân địa phương cho hay, từ đầu những năm 90 (thế kỷ XX) đã thấy cò kéo về đầm Lò Lồi (tên cổ của hồ An Vũ) - khi đó chỉ là một bãi sình lầy. Năm 2003, TP Hưng Yên cải tạo đầm Lò Lồi thành Công viên Nam Hòa và đề xuất với UBND tỉnh Hưng Yên phương án bảo tồn đàn cò.Công viên Nam Hòa hoàn thành năm 2005. Cùng năm, đảo cò được tôn cao và trồng cây xanh (chủ yếu là tre bát độ) với diện tích 3.883 m2, lòng hồ rộng 12,78 ha được làm sạch lấy nguồn thức ăn dồi dào cho cò. Từ đó tới nay, cò rủ nhau về đảo làm tổ, sinh sản ngày càng đông.Theo ông Doãn Quốc Hoàn, Giám đốc công ty TNHH MTV Môi trường & Công trình đô thị Hưng Yên (đơn vị trực tiếp quản lý đảo cò), ước tính trên đảo hiện có khoảng trên 400.000 con với đủ các giống: cò đen, cò trắng, cò mỏ vàng, mỏ trắng...

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của TP. Hưng Yên còn hạn chế do địa hình bằng phẳng, với thời tiết mưa thuận gió hòa nên vùng đất này chủ yếu làm nông nghiệp. Tuy nhiên không thể phủ nhận môt vài điểm nhấn về tự nhiên nơi đây như dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa cùng Đảo Cò nằm tại công viên Nam Hòa với vẻ đẹp tự nhiên, hấp dẫn mà thơ mộng.

1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí