tạp chí chuyên ngành về du lịch đảm nhận.
Đáng chú ý là một số tài liệu có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
- Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015” của Bộ VHTTDL ban hành năm 2012.
- Đề tài “Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa” của Sở VHTTDL Khánh Hòa thực hiện vào năm 2014.
- Năm 2010, Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam đã có công trình nghiên cứu về thị trường Nga với đề tài “Định hướng chiến lược marketing nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam”. Đây cũng là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ duy nhất tới nay.
Bên cạnh đó còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh, luận văn, khóa luận tốt nghiệp và các bài nghiên cứu, trao đổi tại các cuộc hội thảo du lịch về thị trường khách Nga đã được tổ chức trong những năm qua như:
- Luận văn “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam” của Đào Việt Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2011); Luận văn “Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Khánh Hòa” của Nguyễn Quốc Tiến, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (2015).
- Trần Thị Kim Thoa (2015) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách – trường hợp lựa chọn điểm đến Hội An của khách du lịch Tây Âu - Bắc Mỹ với mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố: Động cơ đi du lịch, thái độ, kinh nghiệm điểm đến, hình ảnh điểm đến, nhóm tham khảo, giá tour du lịch, truyền thông, đặc điểm chuyến đi.
Ở góc độ nghiên cứu, trao đổi, tác giả Hoàng Trọng Tuấn (2015) dựa trên đo lường chất lượng dịch vụ tổng thể (SERVQUAL) của Parasuraman, A. và cộng sự (1988) và một số tác giả khác đã đề xuất mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch, gồm: lòng mến khách, khả năng tiếp cận, sự sẵn sàng phục vụ, nội dung tham quan, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực tại điểm, sức chứa khách, tính an toàn. Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012), trên cơ sở sử dụng mô hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến được đề xuất bởi Hu
and Ritchie (1993) với việc bổ sung yếu tố “an toàn của điểm đến” – một trong những vấn đề nổi bật trong du lịch quốc tế hiện nay, đã thiết kế bảng hỏi gồm 17 thuộc tính để đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế hay Hồ Văn Hội (2011) với bài viết “Chính sách phát triển du lịch của Thái Lan: Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”…
Ngoài ra, trong các năm 2014-2015, Bộ VHTTDL cũng đã tổ chức nhiều Hội thảo về thu hút du khách Nga, làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm và thu hút khách Nga đến với Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng như Kiên Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa.
Nhìn chung, các tác giả đã có nhiều công trình liên quan đến việc thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam. Riêng đối với nội dung thu hút du khách Nga, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích, đánh giá việc thu hút khách Nga đến với các địa phương có thế mạnh lâu nay như Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu, thời điểm đánh giá, nghiên cứu được thực hiện kể từ năm 2015 trở về trước - khi nền kinh tế Nga chưa bị ảnh hưởng bởi các biến động chính trị, đồng Rub bị suy thoái khiến người dân Nga hạn chế đi du lịch nước ngoài.
Kế thừa các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, với mong muốn liên kết các tỉnh, thành phố trong khu vực có những điểm tương đồng về phong cảnh, tài nguyên thiên nhiên để từng bước mở rộng, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, nhất là nắm bắt thị hiếu, thói quen du lịch, tâm lý của du khách Nga để có những điều chỉnh cho phù hợp trong điều kiện biến động về địa chính trị ở Nga, từ đó thu hút du khách Nga một cách bền vững, hiệu quả. Luận văn “Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên” nhằm mong muốn đóng góp những giải pháp, định hướng để thu hút du khách Nga đến Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng mang tính lâu dài, phù hợp với những quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh Phú Yên.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Nga.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thu hút khách du lịch
- Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch Nga đến Phú Yên
- Chương 3: Các giải pháp chủ yếu thu hút khách du lịch Nga đến Phú Yên
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN; ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH NGA VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch
1.1.1. Khách du lịch và nhu cầu du lịch của con người
1.1.1.1 Khái niệm về khách du lịch
Theo UNWTO: “Khách du lịch là những người có các đặc trưng sau: Là người đi khỏi nơi cư trú của mình; không theo đuổi mục đích kinh tế; đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên; Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy quan niệm của từng nước”.
Tại mỗi nước đều có những định nghĩa riêng về khách du lịch. Ở Việt Nam, Luật Du lịch (2017) đã đưa ra định nghĩa về khách du lịch như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Hiện nay trong các thông kê và phân tích về khách du lịch, người ta thường phân ra 2 loại: Khách du lịch quốc tế và Khách du lịch nội địa.
- Theo Trần Thị Mai (2009), “Khách du lịch quốc tế (International tourist) là người thăm viếng một số nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm, trong thời gian ít nhất là 24 giờ”.
Năm 1989, tại hội nghị liên minh Quốc hội về du lịch được tổ chức ở Lahaye (Hà Lan) đã đưa ra tuyên bố Lahaye về du lịch trong đó có khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm một hoặc một số nước, khác với nước mà họ cư trú thường xuyên; Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi không quá thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được cấp phép gia hạn; Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại. Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham quan để về nước nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác” (Trần Thị Mai, 2009).
Theo Luật du lịch Việt Nam (2017) Việt Nam, khách du lịch quốc tế đến “là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch”.
Ngày 04/3/1993, Hội đồng Thống kê Liên hiệp quốc đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
- Khách du lịch quốc tế bao gồm:
+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): Là người nước ngoài vào một quốc gia khác du lịch.
+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): Là công dân của một quốc gia và người nước ngoài cư trú tại quốc gia đó qua một quốc gia khác du lịch.
- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước.
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia.
- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Theo Nguyễn Văn Đính và cộng sự (2004), khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở điểm, nơi đến của họ là chính quốc gia mà họ cư trú thường xuyên. Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006), còn có một số khái niệm về khách du lịch có liên quan như: Khách tham quan, khách du lịch quốc nội hay khách du lịch quốc gia.
- Khách tham quan (excuronist, same-day visitor): Là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu trú lại ở nơi đến không quá 24 giờ, không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm.
- Khách du lịch quốc nội (Internal tourist): Là tất cả những người đang đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia (bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đến).
- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Là tất cả công dân của một quốc gia nào đó đi du lịch (bao gồm cả đi du lịch trong nước và đi du lịch ra nước ngoài).
1.1.1.2. Nhu cầu du lịch của con người
Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943, được sắp xếp và chia thành 5 loại: Các nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu về sự hoàn thiện (Đào Phú Quý, 2010).
Theo Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2006), nhu cầu du lịch của khách có 3 nhóm cơ bản:
- Nhóm 1: Nhu cầu cơ bản (thiết yếu) gồm đi lại, lưu trú, ăn uống;
- Nhóm 2: Nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng thức cái đẹp…);
- Nhóm 3: Nhu cầu bổ sung (thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin…).
Từ 3 nhóm trên cho thấy, nhu cầu du lịch của con người là nhu cầu đặc biệt, thứ cấp và tổng hợp. Đặc biệt là vì khi đi du lịch khách mong muốn được hưởng những dịch vụ có chất lượng tốt, muốn được phục vụ… và thường chi tiêu nhiều hơn; thứ cấp là khi những nhu cầu cơ bản của con người được đáp ứng như: nhu cầu sinh lý, nhu cầu ăn mặc và nhu cầu về sinh hoạt tối thiểu được đáp ứng thì con người mới nghĩ đến du lịch; tổng hợp là vì trong một chuyến hành trình du lịch thường con người đòi hỏi phải thỏa mãn nhu cầu khác nhau, mà để thỏa mãn chúng cần dịch vụ của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa, 2006. Do vậy, để biến nhu cầu du lịch trở thành hiện thực thì cần phải có nhu cầu du lịch và có khả năng thanh toán, chi trả chi phí cho chuyến đi. Đây là điểm quan trọng để các nhà quản lý, công ty du lịch lữ hành xem xét, đưa ra những chính sách hợp lý để thu hút du khách đến với địa phương.
1.1.1.3. Hoạt động du lịch
Theo Nguyễn Bá Lâm (2007), ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. Các yếu tố cơ bản tham gia hoạt động du lịch bao gồm: Khách du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành tham gia hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra sức thu hút con người đến tham quan, du lịch. Các hoạt động du lịch gồm các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch. Chính quyền trung ương và sở tại coi sự phát triển du lịch là một trong những chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, xây dựng các cơ chế, chính sách ,luật pháp cho sự phát triển du lịch. Dân cư ở địa phương coi du lịch là cơ hội để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và giao lưu văn hoá.
Cũng theo Nguyễn Bá Lâm (2007), để phát triển ngành du lịch, cần phải có một số điều kiện sau:
- Hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ du lịch. Đó là các khu du lịch(resorts), các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, các điểm tham quan, các cơ sở giải trí, các phương tiện vận chuyền khách du lịch, các cơ sở thương mại..v.v. Đây là những cơ sở có tính quyết định đến việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch và khai thác các tài nguyên du lịch của địa phương và của đất nước.
- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Là điều kiện có tính chất quyết định đến việc phát triển hoạt động du lịch. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực du lịch bao gồm tất cả những người trực tiếp ( những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị sự nghiệp trong ngành du lịch) và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch (các cơ quan, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nơi khách du lịch đến thăm quan). Du lịch là ngành dịch vụ, dịch vụ trước hết phụ thuộc vào con người với trí tuệ cao, khả năng sáng tạo các ý tưởng mới lớn.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
Theo Thiều Thị Thúy (2009), các nghiên cứu về khái niệm “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” ít khi được thành lập một cách hoàn chỉnh mà được biểu hiện dưới dạng liệt kê các hoạt động nhằm mục đích thu hút khách du lịch quốc tế. Như vậy, “hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế” có thể hiểu là những việc làm khác nhau nhằm mục đích thu hút, kéo dồn sự chú ý của khách du lịch quốc tế. Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của một địa phương là tổng hợp các hoạt động nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch quốc tế từ nước ngoài đến du lịch tại địa phương mình.
Bảng 1.1: Tóm tắt hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
Tên hoạt động | Đặc điểm | |
1. | Số lượt khách du lịch quốc tế đến địa phương | Theo UNWTO, số lượt khách du lịch quốc tế đến một quốc gia được tính trên số lượt khách du lịch quốc tế nhập cảnh tại một cửa khẩu bất kì của nước đó. Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới còn thu thập số liệu lượt khách du lịch quốc tế bằng những cách khác nhau như số lượt khách du lịch quốc tế được phục vụ tại các khách sạn hay các cơ sở lưu trú du lịch |
2. | Doanh thu của ngành du lịch | Được hiểu là toàn bộ thu nhập mà ngành du lịch địa phương thu được khi khách quốc tế chi tiêu, mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại địa phương trong thời gian du lịch của mình. Doanh thu của ngành du lịch không chỉ phản ánh hiệu quả thu hút, dẫn dụ khách du lịch quốc tế chi tiêu vào các dịch vụ du lịch của địa phương mà còn phản ánh trình độ phát triển du lịch của địa phương đó. Du khách chỉ bỏ tiền ra cho các dịch vụ khi các dịch vụ ấy thỏa mãn được nhu cầu của họ, qua số tiền thu được từ du khách ta thấy được hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch nói riêng và hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch nói chung |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên - 1
- Giải pháp thu hút du khách Nga đến Phú Yên - 2
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế
- Tổng Hợp Các Yếu Tố Tác Động Đến Tâm Lý Du Khách
- Các Yếu Tố Tác Động Người Nga Đi Du Lịch Nước Ngoài
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.