Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên - 2

quan tâm đến cuộc sống hiện tại của người dân tại địa phương và sự phát triển của quê hương mình trong tương lai. Tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình cho quê hương để tỏ lòng yêu mến, trân trọng mảnh đất đã nuôi dưỡng tôi.

Đó chính là những động lực thôi thúc tôi chọn đề tài: “Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

TP. Hưng Yên là một thành phố trẻ, năng động và là một thị trường tiềm năng. Việc nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch của TP là vấn đề không mới. Xưa nay nghiên cứu về Phố Hiến đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Trước hết là từ thế kỷ thứ XVII Phố Hiến đã được nhiều quốc gia biết tới khi nó trở thành một thương cảng quan trọng, dưới quyền kiểm soát của chúa Trịnh. Từ đó đến nay, Phố Hiến trở thành mục tiêu khảo sát và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các giáo sư, thương nhân, các nhà sử học, khảo cổ học trong và ngoài nước.

Một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu về TP. Hưng Yên có thể kể đến:

Nguyễn Phúc Lai (chủ biên), (2001), Hưng Yên – 170 năm và (2009), Hưng Yên phù sa văn hóađã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về Hưng Yên từ xưa đến nay, một TP. Hưng Yên lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống.

Bùi Việt Bắc (chủ biên), (2005), Những di tích thắng cảnh tiêu biểu Phố Hiến Hưng Yên đã giới thiệu khái quát nội dung, đặc điểm của một số di tích, thắng cảnh nổi tiếng ở Phố Hiến Hưng Yên như Văn Miếu Xích Đằng, Chùa Chuông, Đền Mẫu, đền thờ Thiên Hậu, chùa Phố, đình An Vũ…

Năm 2005, nhà xuất bản Văn hóa - thông tin đã xuất bản cuốn “Những di tích danh thắng tiêu biểu Phố Hiến Hưng Yên”. Cuốn sách ghi lại một cách

rất đầy đủ, cụ thể về các di tích của Phố Hiến xưa nhưng không nghiên cứu việc phát triển du lịch.

Nguyễn Đình Nhã (chủ biên), (2006), Phố Hiến, kỉ yếu hội thảo khoa học, đã tập hợp nhiều bài báo khoa học của nhiều học giả trong nước và quốc tế nghiên cứu dưới nhiều góc độ và về nhiều khía cạnh của Phố Hiến: lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, kinh tế xã hội…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Lê Minh Phụng, (2012), Phố Hiến hưng thịnh, suy tàn và suy nghĩ về phát huy nguồn lực con người, đã khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và suy tàn của Phố Hiến và vấn đề giữ gìn, phát huy những giá trị của Phố Hiến.

Năm 2012 sinh viên Đỗ Thị Thu Hằng – Trường Đại học Dân Lập hải Phòng đã làm khóa luận với đề tài “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên”. Tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá chung chứ chưa đưa ra các biện pháp cụ thể, các chương trình đặc thù cho TP. Hưng Yên.

Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên - 2

TS. Nguyễn Khắc Hào, TS Nguyễn Đình Nhã, (2012) xuất bản cuốn sách: Phố Hiến, giới thiệu khái quát về Phố Hiến, những giá trị văn hóa truyền thống của Phố Hiến và những thay đổi của Phố Hiến trên con đường phát triển.

Nguyễn Thị Loan, (2013), đã thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp với chủ đề: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hưng Yên cho giai đoạn 2009- 2015. Đề tài đã khảo sát, đánh giá cụ thể tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hưng Yên và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa của tỉnh.

Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên các trang web và báo điện tử Hưng Yên đã đề cập đến một số loại hình du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, thực trạng du lịch ở Hưng Yên: Du lịch cộng đồng ở vùng quê văn hiến Hưng Yên, (2012);Khách sạn ở Hưng Yên, (2015); Mai Nhung, (2013), Lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến: Khơi dậy niềm tự hào đất Nhãn; Ngô

Vấn, (2009), Đền Mẫu linh thiêng và hấp dẫn du khách; Phương Huyền, Bún thang thế kỷ - đậm đà hương vị quê hương; Thúy Hằng, (2012), Độc đáo Đảo cò ở HưngYên…

Tuy nhiên việc xây dựng các chương trình du lịch đặc thù ở TP. Hưng Yên lại chưa có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này hoặc nếu có thì chỉ nói một cách chung chung, chưa cụ thể.Vì vậy có thể nói đây là vấn đề không mới mẻ nhưng cũng không cũ đối với các nhà nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này trước tiên là giới thiệu một cách tổng quát về TP. Hưng Yên, từ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội. Thứ hai giới thiệu, mô tả vị trí, lịch sử, kiến trúc của Phố Hiến, các di tích lịch sử, các lễ hội văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống…Thứ ba, từ việc giới thiệu mô tả trên cho chúng ta thấy được thực trạng khai thác sử dụng nguồn tài nguyên du lịch đồng thời nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch nơi đây từ đó xây dựng các chương trình du lịch đặc thù nhằm phát triển tiềm năng du lịch ở TP. Hưng Yên.Vì vậy, bài nghiên cứu của tôi hy vọng có thể đóng góp vào sự phát triển du lịch, qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của TP để thay đổi bộ mặt của TP trẻ trong thời đại kinh tế tri thức.

4. Phương pháp nghiên cứu

Tôi sử dụng phương pháp lịch đại trong quá trình nghiên cứu các tài liệu văn bản. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các thông tin nguồn tài liệu từ đó tổng kết, đánh giá và vận dụng phương pháp nghiên cứu điền dã để có những tư liệu thực tế tại địa phương về kiến trúc, các loại hình văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống…Ngoài ra để xây dựng chương trình du lịch đặc thù nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nơi đây tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu. Trên cơ sở so sánh hiện trạng phát triển du lịch của TP. Hưng Yên trong các giai đoạn trước từ đó đưa ra các chương trình hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của vùng.

5. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Nghiên cứu tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch từ đó đưa ra chương trình du lịch đặc thù để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này.

Không gian: TP. Hưng Yên. Thời gian: giai đoạn 2015- 2018.

6. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Điều tra, đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch TP. Hưng

Yên Yên


Chương 3: Hoạch định các chương trình du lịch đặc thù ở TP. Hưng

NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về đề tài

1.1. Khái niệm du lịch và chương trình du lịch

1.1.1. Khái niệm du lịch

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, tuỳ vào góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau:

UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới): “Du lịch là khái niệm chỉ hoạt động của con người đi đến và ở những nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian lớn hơn một ngày và nhỏ hơn một năm với mục đích giải trí, công vụ và các mục đích khác mà không liên quan đến việc trả thù lao tại điểm đến thăm”.

Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Như vậy, du lịch thông thường để chỉ một hoạt động rời khỏi nơi ở của con người trong một không gian và thời gian nhất định nhằm thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác lạ về tự nhiên và văn hóa để làm phong phú hơn đời sống tâm hồn của mình, làm thỏa mãn trí tò mò của con người.

Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.1

Như vậy, chương trình du lịch có thể hiểu là lịch trình được định trước của chuyến đi do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định được thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lưu trú, vận chuyển các dịch vụ khác và có giá bán của chương trình.

1.1.2. Các yếu tố tạo thành một chương trình du lịch


1Điều 4 – luật du lịch

Chương trình du lịch đóng vai trò quan trọng đối với các địa điểm du lịch và du khách. Đối với địa điểm du lịch, chương trình du lịch tạo những cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên ngành, tức là lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, khuyến khích việc bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước và địa phương. Đối với du khách, chương trình du lịch mang đến cho du khách những sự lựa chọn thông qua sự kết hợp chính xác của các tour du lịch địa phương và tour du lịch trọn gói, tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi về văn hóa, di sản, lịch sử, các di tích, thắng cảnh…

Để tạo thành một chương trình du lịch phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình du lịch. Để đạt được những yêu cầu đó, các chương trình du lịch được xây dựng theo công đoạn chặt chẽ với các bước cơ bản sau đây:

Nghiên cứu nhu cầu thị trường (thị trường khách du lịch, đặc điểm tâm lý khách du lịch, thị trường sản phẩm…)

Nghiên cứu khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên du lịch, các nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường…

Xác định khả năng và vị trí của công ty, doanh nghiệp lữ hành.

Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch.

Xác định mức độ giới hạn cũng như quĩ thời gian và mức giá của chương trình du lịch.

Xây dựng lộ trình tuyến tham quan với những điểm du lịch chủ yếu và bắt buộc của chương trình.

Lên kế hoạch về phương tiện vận chuyển phù hợp với từng lộ trình tham quan cũng như phương án lưu trú, ăn uống.

Chi tiết hóa chương trình với những nội dung, hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm… trên toàn tuyến, hành trình.

Xác định giá thành và giá bán của chương trình du lịch.

Xây dựng những qui định bắt buộc và cần có của chương trình.

Nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành khi xây dựng một chương trình du lịch trọn gói có thể bỏ qua một số bước trong số những bước nêu trên. Tuy nhiên, khi xây dựng tour, các nhà làm tour chuyên nghiệp thường thu thập đầy đủ những thông tin cơ bản về cung – cầu du lịch, am hiểu về nhu cầu, thị hiếu, sở thích của từng nhóm thị trường khách, bên cạnh đó có khả năng phát hiện ra những liên kết mới để tạo ra những chương trình du lịch độc đáo trên cơ sở những hiểu biết về tài nguyên du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch. Một chương trình du lịch trọn gói có giá trị phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện về tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch tại điểm đến đó.

Ý tưởng của một chương trình du lịch là sự kết hợp cao nhất giữa nhu cầu của khách du lịch và tài nguyên du lịch. Một ý tưởng hay không chỉ tạo ra một chương trình lôi cuốn mà còn góp phần tạo nên một tên gọi dễ nhớ và gắn bó với chương trình đồng thời chính là phương hướng để có được những hình thức du lịch mới, độc đáo.

1.1.3. Phân loại chương trình du lịch

Người ta có thể phân loại chương trình du lịch theo một số tiêu chí sau

đây:


1.1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh

- Các chương trình du lịch chủ động: Doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu

thị trường để xây dựng chương trình ấn định ngày thực hiện, tổ chức quảng cáo và bán – thực hiện. Khách gặp chương trình qua quảng cáo và mua chương trình.

- Các chương trình du lịch bị động: Doanh nghiệp lữ hành tiếp nhận yêu cầu của khách – xây dựng chương trình du lịch – khách thỏa thuận lại và chương trình được thực hiện.

- Chương trình du lịch kết hợp: doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị trường xây dựng chương trình nhưng không ấn định ngày thực hiện – khách đến thỏa thuận và chương trình được thực hiện.

1.1.3.2. Căn cứ vào mức giá

- Chương trình du lịch trọn gói: được chào bán với mức giá gộp, tổng hợp toàn bộ dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong chuyến đi – là loại chương trình du lịch chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành.

- Chương trình du lịch với các mức giá cơ bản: Có giá của một số dịch vụ cơ bản: giá vận chuyển, lưư trú …

- Chương trình du lịch với mức giá tự chọn: dành cho khách lựa chọn các dịch vụ với các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau ở các mức giá khác nhau .

1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi không gian lãnh thổ

- Chương trình du lịch nội địa (DIT) với đối tượng là khách nội địa, khách quốc tế do hãng lữ hành gửi đến, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Chương trình du lịch quốc tế (FIT)

- Chương trình du lịch quốc tế gửi khách (out bound tour)

- Chương trình du lịch quốc tế dành cho khách đi theo đoàn

1.1.3.4. Căn cứ vào mục đích chuyến đi

- Chương trình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan

- Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hoá, lịch sử . . .

- Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng

- Chương trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm …

1.1.3.5. Căn cứ vào một số tiêu thức khác

Ngoài những loại hình kể trên thì chương trình du lịch còn được chia thành những tiêu thức và thể loại như:

- Chương trình du lịch cá nhân và chương trình du lịch theo đoàn.

- Chương trình du lịch dài ngày và chương trình du lịch ngắn ngày.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí