Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Của Vinatex 2002-2006 [3]


tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị phần cứng để nối mạng, lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung là rất thấp.

Sử dụng thư điện tử và áp dụng thương mại điện tử: Hầu hết sử dụng thư điện tử trong giao dịch. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán qua mạng rất ít.

Áp dụng các phần mềm trong quản lý sản xuất kinh doanh: Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, tiền lương, thiết kế kỹ thuật, quản lý kho ở nhiều mức độ khác nhau. Chỉ có vài doanh nghiệp áp dụng phần mềm thiết kế tập trung GERBER chưa có doanh nghiệp nào áp dụng mạng lưới tích hợp ERP.

3.5. Thương hiệu

Đơn vị sử dụng nguồn lực xây dựng thương hiệu cao nhất chiếm tỷ trọng 4%/ doanh thu, còn lại hầu hết chỉ dành nguồn lực từ 0,1% -> 1%/ doanh thu hàng năm.(Theo kinh nghiệm đối với các ngành hàng tập trung trên thế giới, thông thường nguồn lực quảng bá xây dựng và phát triển thương hiệu chiếm ít nhất 10% doanh thu).

Rất ít doanh nghiệp được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên doanh nghiệp thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng thường xuyên, trong đó chỉ có một số rất ít doanh nghiệp được biết đến rộng rãi trong cộng đồng các nhà nhập khẩu lớn. Tên nhiều công ty liên doanh thuộc Vinatex được các nhà nhập khẩu biết đến thông qua mối quan hệ với công ty mẹ của họ tại nước ngoài. Đối với sản phẩm xuất khẩu, ngoại trừ một vài doanh nghiệp có xuất khẩu sản phẩm dưới tên thương hiệu riêng của mình như công ty May Phương Đông xuất khẩu dưới tên F HOUSE, FUX và FUX MEN…) còn lại, hầu hết xuất khẩu dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Có thể nói hoạt động quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài gần như chưa có. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các doanh


nghiệp không đủ năng lực tài chính để quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngoài, ngoài ra do họ chủ yếu làm hàng gia công nên họ không quan tâm xây dựng thương hiệu mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới khi xuất khẩu ra nước ngoài.

3.6. Hoạt động sản xuất-kinh doanh.

3.6.1. Giá trị sản xuất công nghiệp


Bảng 4: Giá trị sản xuất công nghiệp của Vinatex 2002-2006 [3]


Năm

Giá trị sản xuất công

nghiệp (tỷ đồng)

Tăng so với năm/ cùng

kỳ năm trước

2002

6623,25

-

2003

7988,22

20,6%

2004

9477,96

18,6%

2005

10710,1

13%

6 tháng đầu năm 2006

5547

19%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 3


Như vậy trong 5 năm trở lại đây giá trị sản xuất công nghiệp của Tập đoàn dệt- may Việt Nam không ngừng tăng, trong đó năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao nhất ( tăng 20,6% so với năm 2002). Tuy tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giảm dần (năm 2004 chỉ tăng 18,6% và năm 2005

- 13%) nhưng 6 tháng đầu năm 2006, mức tăng đạt 19% đã đánh dấu một bước thành công đáng kể đối với hoạt động sản xuất của Tập đoàn dệt – may Việt Nam.

3.6.2. Doanh thu


Bảng 5: Doanh thu của Vinatex giai đoạn 2002 – 2006 [3]


Năm

Doanh thu (tỷ đồng)

Tăng so với năm/ cùng

kỳ năm trước

2002

10543,2

-

2003

13298,15

26%

2004

16470,72

23,9%

2005

18282,5

11%

6 tháng đầu năm 2006

9641,7

22%


Tương xứng với giá trị sản xuất công nghiệp, trong 5 năm vừa qua, doanh thu của Tập đoàn dệt- may Việt Nam cũng không ngừng tăng mạnh. Nếu như trong 5 năm trở lại đây, năm 2003 đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất về giá trị sản xuất công nghiệp thì năm 2003 cũng chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất về doanh thu ( tăng 26% so với năm 2002), đạt 16470,72 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2006, doanh thu của Tập đoàn dệt- may Việt Nam đạt mức 9641,7 tỷ đồng, tức là tăng 22% so với cùng kỳ năm 2005. Đây là một mức tăng khá cao, khẳng định sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh của Vinatex.

3.6.3. Các sản phẩm chủ yếu

Bảng 6: Tình hình sản xuất các sản phẩm chủ yếu của Vinatex 2002-2006 [3]


tt


Đơn vị

2002

2003

2004

2005

6 t đầu 2006

1

Sợi toàn bộ

1000

tấn

93,67

99,23

104,42

108,6

55,7

2

Vải lụa thành phẩm

Triệu m2

129,44

141,05

146,37

149,3

89,9

3

Vải dệt kim

1000

tấn

7,55

9,58

10,9

11,45

5,1


4

Sản phẩm may dệt

kim

Triệu

sp

33,16

43,09

45,67

47,5

28,1

5

Sản phẩm may dệt thoi

Triệu sp

77,99

104,61

129,51

141,17

61,48


Từ bảng trên có thể nhận thấy, 5 sản phẩm chủ yếu của Vinatex là: sợi toàn bộ, vải lụa thành phẩm, vải dệt kim, sản phẩm may dệt kim và sản phẩm may dệt thoi. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong 5 năm vừa qua số lượng các sản phẩm chủ yếu của Vinatex đều tăng. Trong đó các sản phẩm may dệt kim và may dệt thoi luôn có mức tăng trưởng lớn hơn so với các sản phẩm còn lại. Điều này chứng tỏ trong hoạt động sản xuất của Vinatex, ngành may phát triển nhanh hơn ngành dệt.


3.6.4. Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu

Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Bảng 7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Vinatex từ 2002 – 2006 [4]

Đơn vị: triệu USD


TT


2002

2004

2005

6 t đầu 2006


Tổng kim ngạch NK

440,01

609,98

687,57

380,79

1

Châu Âu

EU

72.,79

42,79

35,90

26,28

28,35

22,52

19,06

18,27

2

Châu Mỹ

Mỹ

14,15

11,91

46,31

31,03

17,36

14,53

7,13

3,80

3

Châu á

Nhật Hàn Quốc Trung Quốc

344,85

30,57

74,76

43,69

501,11

38,07

107,98

100,96

618,76

54,12

93,73

176,86

330,41

31,29

55,24

101,56



Đài Loan Hồng Kông

ASEAN

103,42

35,75

44,54

124,74

50,94

68,10

144,96

58,55

79,44

67,41

27,31

37,34

4

Châu Phi

3,32

24,87

20,84

17,17

5

Châu úc

1,10

1,19

1,24

0,20

6

Khu chế xuất

3,79

0,59

1,02

6,82


Từ bảng trên có thể nhận thấy kim ngạch nhập khẩu của Vinatex không ngừng tăng trong những năm vừa qua, từ 440 triệu USD (năm 2002) lên 609,98 triệu USD (năm 2004), 687,57 triệu USD (năm 2005) và trong 6 tháng

đầu năm 2006 đã đạt 380,79 triệu USD.

Có thể dễ dàng nhận thấy trong những năm vừa qua, Vinatex nhập khẩu chủ yếu từ châu Á, tỷ trọng nhập khẩu từ cỏc nước chõu Á luụn chiếm phần lớn kim ngạch nhập khẩu của Vinatex ( 78,37% năm 2002, 82,15% năm 2004

, 90% năm 2005 ), trong đó các nước như Nhật, Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, ASEAN là những nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch nhập khẩu từ Châu Á của Vinatex. Tuy nhiên cơ cấu này có sự thay đổi qua các năm, ví dụ như năm 2002 Đài Loan chiếm vị trí đứng đầu trong kim ngạch nhập khẩu của Vinatex, đạt 103,4 triệu USD ( không chỉ đứng đầu ở khu vực Châu Á mà còn đứng đầu trong toàn bộ các nước xuất khẩu cho Vinatex), tiếp đó là Hàn Quốc với trị giá nhập khẩu đạt 74,7 triệu USD. Năm 2004, Đài Loan với trị giá nhập khẩu đạt 124,7 triệu USD vẫn chiếm vị trí đứng đầu trong kim ngạch nhập khẩu của Vinatex, tiếp đó vẫn là Hàn Quốc với 108 triệu USD xuất khẩu cho Vinatex. Tuy nhiên cần chú ý là năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt từ 43,7 triệu USD năm 2002 lên 101 triệu USD vào năm 2004. Đây là mức tăng đột biến, dự báo sự tiềm ngôi của Trung Quốc trong kim ngạch nhập khẩu của Vinatex. Năm 2005, Trung Quốc đã vươn lên chiếm vị trí số 1 trong kim ngạch nhập khẩu của


Vinatex, đạt 176,8 triệu USD về trị giá. Tiếp đó là Đài Loan với 145 triệu USD và Hàn Quốc với 93,7 triệu USD. Như vậy, Vinatex nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Á trong đó các nước xuất khẩu chủ yếu cho Vinatex vẫn là Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc và dự báo sẽ không thay đổi trong thời gian tới.

Năm 2002, Châu Âu chiếm vị trí thứ 2 trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Vinatex( đạt 72,8 triệu USD, chiếm 16,54% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Vinatex), tiếp đó là Châu Mỹ, khu chế xuất, châu Phi và cuối cùng là châu Úc. Tuy nhiên năm 2004, châu Mỹ đã vươn lên chiếm vị trí thứ 2 trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Vinatex, đạt 46,3 triệu USD so với 35,9 triệu USD kim ngạch nhập khẩu từ Châu Âu, tiếp đó là châu Phi với mức tăng đột biến lên 24,8 triệu USD ( tăng 794% so với năm 2002). Châu Úc và khu chế xuất chiếm vị trí khiêm tốn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Vinatex.

Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của Châu Âu, châu Mỹ và châu Phi đều giảm. Châu Âu lạ trở lại vị trí thứ 2, tiếp đó là châu Phi và châu Mỹ. Châu Úc và khu chế xuất đều tăng về giá trị nhưng vẫn chỉ ở mức rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Vinatex.

6 tháng đầu năm 2006, Châu Á vẫn khẳng định vị trí số 1 của mình, tiếp đó là châu Âu, châu Phi và châu Mỹ. Khu chế xuất có sự tăng đột biến về giá trị, đạt 6,8 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2006, cuối cùng là châu Úc với trị giá chỉ đạt 0,20 triệu USD.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu


Bảng 8: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Vinatex từ 2002 – 2006 [4]

Đơn vị: triệu USD


tt


2002

2004

2005

6t đầu 2006


Tổng kim ngạch NK

440,01

609,98

687,57

380,79

1

Bông xơ thiên nhiên

32,98

76,42

40,51

39,08

2

Xơ PE, Visco

41.80

57,22

54,20

23,07

3

Xơ, cúi Acrylic/ lông cừu

3,60

3,77

2,17

276,84

4

Sợi các loại

25,16

19,68

17,13

8,15

5

Hoá chất, thuốc nhuộm

9,78

8,36

7,64

4,19

6

Máy-thiết bị-phụ tùng

76,42

43,13

39,40

12,23

7

Nguyên phụ liệu may

245,79

395,28

518,18

289,17

8

Hàng khác

4,46

6,10

8,33

4,62


Từ bảng trên, có thể dễ dàng nhận thấy nguyên phụ liệu may luôn là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Vinatex. Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Vinatex (55,86% vào năm 2002; 64,8% năm 2004; 75,36% năm 2005 và 75,93% trong 6 tháng đầu năm 2006) và có xu hướng tăng dần về giá trị cũng như tỷ trọng trong những năm gần đây ( năm 2004 tăng 60,8% so với năm 2002, năm 2005 tăng 31% so với năm 2004). Mặt hàng này chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông và Thái Lan. Tiếp đó là 3 mặt hàng: Bông xơ thiên nhiên, Xơ PE, Visco và Máy-thiết bị-phụ tùng. Đây là 3 mặt hàng thay phiên nhau đứng vị trí thứ 2,3,4 trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Vinatex trong các năm 2002, 2004, 2005 và 6 tháng đầu năm 2006. Tiếp đó là sợi các loại, hoá chất-thuốc nhuộm, Xơ, cúi Acrylic/ lông cừu và hàng khác. Các mặt hàng này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu nhập khẩu của Vinatex.


4. Hoạt động xuất khẩu của Vinatex trong những năm vừa qua.

4.1. Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn dệt may Vinatex trong những năm trở lại đây ( 2002 đến nay) không ngừng tăng trưởng.

Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex từ năm 2002 đến nay [4]

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Kim ngạch xuất khẩu

2002

666,6

2003

866,6

2004

1035,9

2005

1077

6 tháng đầu năm 2006

554,99


Năm 2003, mặc dù Vinatex gặp nhiều khó khăn như: ảnh hưởng của chiến tranh Irắc và đại dịch SARS làm cho lượng khách đến giao dịch giảm. Thêm vào đó, Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch từ 01/05/2003 với số lượng không đáp ứng nhu cầu, việc phân giao hạn ngạch chưa kịp thời, rõ ràng, thống kê hạn ngạch giữa Hải quan Mỹ và Bộ thương mại không khớp nhau làm nhiều doanh nghiệp lúng túng, một số đơn hàng bị ách tắc tại cửa khẩu Việt Nam và tại Mỹ. Thị trường EU cấp phép tự động chậm (26/09/2003), còn thị trường Nhật chịu sức ép cạnh tranh rất lớn, nhất là của hàng dệt may Trung Quốc. Chi phí đầu vào tăng như xăng dầu, phí vận chuyển, đặc biệt giá nguyên liệu bông xơ tăng trong khi giá bán sản phẩm không tăng, có mặt hàng như may mặc, vải còn giảm. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vẫn tăng 200 triệu USD, đạt 130% so với năm 2002. Có sự tăng trưởng này là do Vinatex đã gặp một số thuận lợi cơ bản như: Tình hình chính trị-xã hội ổn định tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, Việt Nam tiếp tục được các nhà đầu tư đánh giá có môi trường đầu tư an toàn nhất khu vực đã tạo sự thu hút các nhà đầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2022